Những ngày tháng 5 lịch sử, trong không khí hào hùng kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống bộ đội Trường Sơn mở đường (19/5/1959 - 19/5/2024), Trung tá Nguyễn Tài Ba, Chủ tịch Hội truyền thống Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh tỉnh Hòa Bình lại cùng đồng đội ôn lại quãng thời gian được cống hiến, hy sinh, những ngày hành quân mở đường, giữ đường, đánh địch, bảo vệ huyết mạch giao thông để bộ đội ta chi viện cho tiền tuyến, giải phóng miền Nam.


Trung tá Nguyễn Tài Ba, Chủ tịch Hội truyền thống Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh tỉnh Hòa Bình nhớ lại kỷ niệm những năm tháng chiến đấu bảo vệ tuyến đường Trường Sơn.

Năm 1962, theo tiếng gọi của Đảng, Bác Hồ, ông Ba xung phong lên đường nhập ngũ khi mới 18 tuổi. Sau 3 tháng huấn luyện tại tỉnh Bắc Ninh, ông và đồng đội hành quân lên đường vào Nam. Ông kể, để đáp ứng yêu cầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, ngày 19/5/1959, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định mở tuyến vận tải chi viện chiến lược Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh. Sau 2 năm với lực lượng ban đầu gồm 500 cán bộ, chiến sỹ, ngày 23/10/1961, Đoàn 559 đã trở thành đơn vị tương đương cấp sư đoàn thực hiện công cuộc mở đường khởi đầu cho một trận đồ bát quái giữa đại ngàn Trường Sơn.

Đối với ông, trong suốt 10 năm làm nhiệm vụ giữ đường Trường Sơn lịch sử là quãng thời gian đầy gian khó nhưng rất đỗi vinh quang, hào hùng. Thời điểm chiến tranh ác liệt nhất từ năm 1967 - 1972, Mỹ tập trung tổng lực dội bom, hủy diệt đường Trường Sơn. Ngày nào bom cũng cày xới đất đá, cây rừng, cứ 15 phút bom Mỹ lại dội một trận. Chất độc của Mỹ rải trắng rừng, các loại bom bi, bom từ trường thường trực đe dọa mạng sống bộ đội và thanh niên xung phong. Cuộc sống chỉ tính bằng giờ. Tinh thần, ý chí bộ đội, thanh niên xung phong rất cao, biết gỡ bom, phá bom là hy sinh, nhưng ai cũng xung phong làm nhiệm vụ. Cũng trong gian khó có rất nhiều cách làm sáng tạo của bộ đội xử lý thông đường. Bộ đội ta vừa chiến đấu đánh trả máy bay của địch và lấy bom địch để phá đá, mở đường cho xe ta đi. Chiến tranh ác liệt, thiếu thốn cùng cực, song tinh thần bộ đội, thanh niên rất lạc quan, coi cái chết nhẹ nhàng, tất cả vì mục tiêu giữ đường, mở đường cho những đoàn xe đi, vì ngày giải phóng, thống nhất đất nước. Bộ đội và thanh niên xung phong Trường Sơn đã không tiếc tuổi xuân, không tiếc máu xương, vì sự sống của con đường đã nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, bền bỉ, kiên cường bám trụ trận địa, bám trụ mặt đường, giữ vững mạch máu giao thông, đập tan mọi âm mưu và hành động đánh phá ngăn chặn của quân thù.

Đường Trường Sơn - Hồ Chí Minh - một kỳ tích của Quân đội nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước; một "con đường của ý chí quyết chiến quyết thắng và lòng dũng cảm, của khí phách một dân tộc anh hùng”. Đường Trường Sơn không chỉ là tuyến chi viện chiến lược quy mô lớn mà còn là chiến trường có không gian rộng lớn, trải dài trên 11 tỉnh của Việt Nam, 7 tỉnh Nam Lào và 4 tỉnh Đông Bắc Campuchia với tổng chiều dài đường vận tải bộ và hành quân cơ giới gần 17.000km, gồm nhiều trục dọc, trục ngang ở cả Đông và Tây Trường Sơn. Đường giao liên bộ dài hơn 3.000km, xuất phát từ Bãi Hà (Quảng Trị) đến Đông Nam Bộ…

Đế quốc Mỹ đã biến tuyến đường Trường Sơn - Hồ Chí Minh thành chiến trường thử nghiệm hàng loạt chủ trương chiến lược và thủ đoạn chiến thuật, đồng thời cũng là chiến trường thử nghiệm các loại vũ khí, phương tiện kỹ thuật hiện đại. Mỹ đã thực hiện hơn 150.000 trận đánh phá bằng không quân, trong đó sử dụng hàng vạn lần máy bay B52, ném xuống tuyến đường hơn 4 triệu tấn bom đạn trong tổng số hơn 7 triệu tấn sử dụng trên toàn chiến trường Việt Nam, tiến hành trên 120 cuộc hành quân đánh phá, 1.235 vụ biệt kích. 

Quân và dân ta cùng đồng bào các dân tộc và nhân dân nước bạn đã vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ ác liệt đánh bại mọi thủ đoạn chiến tranh ngăn chặn của địch, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ vận chuyển sức người, sức của từ hậu phương lớn cho tiền tuyến lớn, góp phần rất quan trọng vào thắng lợi chung của cuộc kháng chiến. Hơn 2 vạn cán bộ, chiến sỹ Trường Sơn anh dũng đã vĩnh viễn nằm lại nơi chiến trường, 3 vạn người bị thương; 14.500 xe máy các loại, 400 khẩu pháo, 9 vạn tấn hàng bị phá hỏng và phá hủy. Đường Trường Sơn được nhận định là trận đồ bát quái trong rừng rậm, không thể hủy diệt. Nhà báo Pháp Van Giê nhận xét: "Đường mòn Hồ Chí Minh không chỉ là con đường tiếp tế mà còn là biểu tượng của cuộc chiến tranh  Việt Nam…”. Tờ Lơ Phi-ga-rô (Pháp), số ra ngày 8/3/1972 đã bình luận: Quân đội mạnh nhất thế giới đã không làm gì được con đường này. 


Lê Chung

Các tin khác


Kiên cường lính nhà giàn DK1

Bất cứ ai có mặt trên sân thượng nhà giàn DK1/10 ở bãi cạn Cà Mau sáng đó chắc không thể nào quên: những gương mặt cương nghị, rắn rỏi đượm vị mặn mòi biển cả và những lời thề của cán bộ, chiến sĩ (CB,CS) nhà giàn trong buổi chào cờ. Gió lồng lộng thổi, nắng vàng rực rỡ. Dưới chân nhà giàn, những con sóng vẫn trào dâng như hòa điệu vào bài Quốc ca và lời tuyên thệ đanh thép của chỉ huy trưởng nhà giàn Nguyễn Đình Đức: "Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Xin thề...”.

Về “ Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc"

Những ngày tháng Tư lịch sử, đoàn cán bộ, hội viên Hội Nhà báo tỉnh Hoà Bình và 2 tỉnh Hưng Yên, Thái Nguyên có dịp về thăm "Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc” - An toàn khu (ATK) Định Hóa (Thái Nguyên). Chuyến đi mang nhiều ý nghĩa, giúp cán bộ, phóng viên, hội viên Hội Nhà báo các tỉnh được hiểu sâu hơn về lịch sử ATK Định Hóa nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung.

Sài Gòn tháng Tư - Những sắc màu rực rỡ

Như một cơ duyên, cả 2 lần đến với Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) đều vào tháng Tư. Sài Gòn hoa lệ vào những ngày này được trang trí thêm cờ hoa, khẩu hiệu, tổ chức thêm nhiều sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5)… Bởi thế, lòng người cũng hân hoan, hứng khởi. Muốn đi thật nhiều, cảm nhận thật nhiều về một thành phố giàu lịch sử và văn hóa, một đô thị sôi động và luôn rực rỡ sắc màu.

Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Khởi sắc vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà

Phương châm "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ” được nhắc đi nhắc lại trong suốt hành trình triển khai Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà. Cùng với những chính sách thiết thực, hiệu quả, những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, đời sống nhân dân vùng tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện từng bước ổn định.

“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục