(HBĐT) - Hiện nay, tình trạng người dân lấn chiếm hành lang an toàn bảo vệ các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh diễn ra khá phổ biến, thậm chí ngang nhiên. Việc này không chỉ vi phạm Luật Thuỷ lợi, mà còn ảnh hưởng đến an toàn, hiệu quả công trình, gây khó khăn cho đơn vị quản lý vận hành, cung cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và phòng, chống thiên tai.



Tại hồ Đầm Bài, xã Thịnh Minh (TP Hoà Bình), một hộ dân tự ý di rời mốc toạ độ đã dược xác định nhằm lấn chiếm đất ven hồ nhưng đã bị chính quyền xử lý.

Thời gian qua, theo xu thế tăng giá của bất động sản, nhất là những khu vực tiếp giáp hồ thuỷ lợi có không gian đẹp trên địa bàn tỉnh được khá nhiều người dân trong và ngoài tỉnh tìm kiếm. Giá đất tại các khu vực này cũng tăng chóng mặt. Từ thực tế đó, một số hộ dân đã tranh thủ đổ đất, lấn chiếm hành lang bảo vệ hồ, dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý, vận hành của đơn vị chức năng.

Tại hồ Đầm Bài, xã Thịnh Minh (TP Hoà Bình), đầu năm 2022 đã xảy ra tình trạng một gia đình có đất cạnh hồ đã ngang nhiên thuê người xây tường rào, đổ đất san lấp về phía lòng hồ với diện tích khoảng hơn 400m2, khối lượng ước tính hơn 1.000m3. Nghiêm trọng hơn, có hộ còn liều lĩnh di rời cả cột mốc bảo vệ hồ đã được đơn vị chức năng xác định cắm mốc toạ độ để xây móng tường bao nhằm lấn chiếm đất.

Sau khi phát hiện vụ việc, Công ty TNHH MTV Thủy lợi Hòa Bình đã đề nghị UBND xã Thịnh Minh tiến hành xử phạt theo đúng quy định, yêu cầu hộ vi phạm dừng ngay các hoạt động xây dựng, trả lại hiện trạng ban đầu của hồ và khôi phục lại các mốc giới hành lang đã cắm theo đúng tọa độ, cao độ được UBND tỉnh phê duyệt.

Tại hồ Đồng Chanh, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) có hiện tượng người dân đổ đất lấn chiến hành lang bảo vệ, thậm chí còn kè cả vào lòng hồ và đang được xử lý.

Toàn tỉnh hiện mới có 3 hồ thuỷ lợi được cắm mốc lộ giới xác định toạ độ hành lang bảo vệ như hồ Đầm Bài (TP Hoà Bình), hồ Đồng Chanh (Lương Sơn)… thuận lợi cho chính quyền địa phương, đơn vị quản lý xử lý và yêu cầu khôi phục hiện trạng khi phát hiện vi phạm. Tuy nhiên, tại một số nơi do chưa được cắm mốc lộ giới nên người dân và ngay cả chính quyền cũng không thể xác định được đâu là ranh giới của hồ.

Điển hình như tại huyện Đà Bắc, tại hồ Cót, xã Tú Lý, tình trạng người dân đổ đất làm đường, cắm cọc rào san cả vào khu vực hồ thuỷ lợi do Công ty TNHH MTV Thủy lợi Hòa Bình quản lý nhưng chưa được cắm mốc lộ giới khiến cho công tác quản lý gặp khó khăn. Ngoài ra, trên địa bàn huyện Lạc Sơn, Kim Bôi… một số hồ cũng đang có dấu hiệu một số hộ tự ý lấn chiếm vị trí đẹp khiến cho diện tích ngày một thu hẹp.

Công ty TNHH MTV Thủy lợi Hòa Bình hiện đang quản lý khoảng 200 hồ, đập lớn trên bàn tỉnh có dung tích từ 500.000m3 trở lên. Tuy nhiên, qua tìm hiểu, thời gian qua, công ty thường xuyên phát hiện dấu hiệu vi phạm hành lang bảo vệ hồ thuộc đơn vị quản lý trên toàn địa bàn tỉnh. Ngay khi phát hiện các vụ việc, công ty đã chỉ đạo cán bộ phối hợp với chính quyền địa phương kịp thời ngăn chặn nhưng thực tế lực lượng mỏng, mốc lộ giới bảo vệ hồ chưa được cắm nên rất khó khăn cho cả chính quyền địa phương lẫn đơn vị quản lý.

Theo thống kê của Sở NN&PTNT, toàn tỉnh có 544 hồ chứa thủy lợi các loại, trong đó 474 hồ chứa thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 114/2018/NĐ-CP, ngày 4/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, gồm 49 hồ lớn, 151 hồ đập loại vừa, 274 hồ, đập loại nhỏ.

Theo đồng chí Nguyễn Huy Nhuận, Giám đốc Sở NN&PTNT, năm 2021, có 8 vụ vi phạm liên quan đến công trình hồ chứa, chủ yếu vi phạm hành lang bảo vệ hồ với 24 vụ, với các hình thức vi phạm như lấn chiếm đất, xây dựng nhà ở, ki ốt, nhà tạm, lều lán, chuồng trại chăn thả gia súc, đổ đất vào công trình. Đối tượng chủ yếu là người dân sống gần phạm vi công trình.

Các vi phạm hành lang bảo vệ công trình hồ chứa tập trung vào 2 loại: Vi phạm mới với những hành vi vi phạm mới và phần lớn đã được cơ quan chức năng xử lý, được tổ chức, cá nhân vi phạm hoàn trả lại hiện trạng ban đầu. Đơn cử như Sở NN&PTNT đã chỉ đạo xử dứt điểm vi phạm đổ đất vào công trình hồ Bi, xã Cư Yên (Lương Sơn). Vi phạm do lịch sử để lại là các hộ dân đã được cấp đất, có sổ đỏ nằm trong phạm vi công trình; loại vi phạm này thường khó xử lý dứt điểm. Việc xử lý tính lịch sử này cần có sự phối hợp của nhiều cấp, ngành và lộ trình thực hiện.

Theo đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, để đảm bảo hành lang bảo vệ các công trình đập, hồ chứa thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh, hạn chế tối đa hành vi vi phạm, thời gian tới, cần đẩy mạnh tuyên truyền đến tất cả các tổ chức, cá nhân trong khu vực lân cận các hồ chứa. Thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về bảo vệ công trình thủy lợi (Luật Thủy lợi, Nghị định số 114/2018/NĐ-CP về quản lý an toàn đập). Kịp thời phát hiện và vận động các tổ chức, cá nhân tuân thủ các quy định pháp luật về đảm hành lang bảo vệ công trình. Dành kinh phí đẩy nhanh tiến độ thực hiện cắm mốc phạm vi bảo vệ công trình hồ thuỷ lợi. Yêu cầu các đơn vị quản lý hồ đập khẩn trương lập kế hoạch, bố trí kinh phí thực hiện việc cắm mốc. Huy động các nguồn kinh phí hợp pháp khác để xã hội hoá thực hiện công việc cắm mốc.

Đối với các dự án sửa chữa, nâng cấp hạng mục đầu mối đập, hồ chứa khi thực hiện đầu tư công trình phải cắm mốc bảo vệ hành lang. Việc này phải được xem là một hạng mục cần có trong thiết kế và dự toán yêu cầu chủ đầu tư phải thực hiện. Tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo, đôn đốc các cấp chính quyền và đơn vị quản lý công trình thường xuyên kiểm tra, phối hợp với người dân địa phương để kịp thời phát hiện và xử lý vi phạm.


Hồng Trung

Các tin khác


Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo

Những năm qua, cùng với triển khai các giải pháp nhằm tạo sinh kế cho người nghèo vươn lên, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo cũng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện. Ngoài đề án, chương trình hỗ trợ nhà ở, các cấp, ngành đã tăng cường huy động nguồn lực để hỗ trợ sửa chữa, xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, tạo động lực để các hộ vươn lên thoát nghèo.

Người "hóa rồng" cho tre Hòa Bình

Từ một cây tre ngà bình thường, ông Nguyễn Văn Nam ở xã Yên Trị, huyện Yên Thủy đã biến thành "rồng tre”, thể hiện tinh thần đoàn kết với mong muốn Việt Nam muốn làm bạn với các nước trên thế giới. Những tác phẩm của ông đã được nhiều nước biết đến.

Lắng đọng, thiêng liêng ở Nghĩa trang Hàng Dương

Nghĩa trang Hàng Dương, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gắn với Khu di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Côn Đảo trong những ngày Xuân đón du khách ở mọi miền đất nước đến thăm viếng. Từ sáng sớm đến 24h, những nén hương, những bông hoa thơm ngát, tinh khôi được thắp, dâng trang trọng trên những phần mộ đem đến cho ta những cảm xúc trào dâng. Trong khuôn viên rất nhiều loài hoa khoe sắc như muốn chia sẻ, tri ân những người con đã nằm lại nơi đây.

Lừa đảo xuất khẩu lao động - cạm bẫy “việc nhẹ, lương cao”

Lợi dụng việc một bộ phận người dân có nhu cầu tham gia xuất khẩu lao động (XKLĐ), thời gian qua, trên địa bàn tỉnh xuất hiện các chiêu lừa XKLĐ khiến không ít người lâm vào cảnh éo le. Thậm chí nhiều trường hợp đứng trước "nanh vuốt” của bọn tội phạm mua bán người...

Sáng mãi màu áo xanh tình nguyện

"Năm 2024, Ban Chấp hành Trung ương Đoàn thống nhất lựa chọn chủ đề công tác là "Năm Thanh niên tình nguyện”. Đây là năm đánh dấu nhiều sự kiện đặc biệt có ý nghĩa trong phong trào thanh niên tình nguyện, như: kỷ niệm 60 năm phong trào "Ba sẵn sàng”, 10 năm "Năm Thanh niên tình nguyện”, 25 năm Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè. Vì vậy, tổ chức Đoàn các cấp cần phải xem đây là một năm sôi động các hoạt động thanh niên tình nguyện trên toàn quốc với sự tham gia đông đảo của các tầng lớp thanh niên Việt Nam" - đồng chí Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn nhấn mạnh tại hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đoàn lần thứ tư, khoá XII (tháng 1/2024).

Xung quanh việc xây dựng trụ sở và công trình văn hóa tâm linh tại thành phố Hòa Bình: Bài 2 - Công trình không phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, vi phạm trật tự xây dựng?

Liên quan đến việc xây dựng chùa Hòa Bình và các công trình phụ trợ, thời gian qua, một số cơ quan thông tin, báo chí đưa tin cho rằng: công trình này không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; vi phạm các quy định của pháp luật về thủ tục đầu tư; còn để xảy ra nhiều sai phạm liên quan đến trật tự xây dựng. Trước những vấn đề được dư luận xã hội và người dân quan tâm, các cơ quan chức năng của tỉnh và UBND thành phố Hòa Bình (TPHB) đã có thông tin phản hồi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục