(HBĐT) - Vào mùa mưa, ốc núi chính là một đặc sản được nhiều người dân trong tỉnh bỏ công sức leo lên các dãy núi cao để tìm kiếm. Công việc thời vụ này đem lại thu nhập thêm cho nhiều hộ gia đình nhưng đầy vất vả và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.


Vào mùa mưa, ốc núi là đặc sản được nhiều người dân trong tỉnh ưa chuộng. Ảnh chụp tại xóm Rên, xã Gia Mô (Tân Lạc). 

Trước đây, người dân đi bắt ốc núi về chỉ để chế biến món ăn, cải thiện bữa ăn của gia đình. Hơn 10 năm trở lại đây, với hương vị thơm ngon đặc trung, ốc núi trở thành đặc sản được tư thương tìm mua khắp các bản làng. Các xã vùng sâu, vùng cao nằm dọc dãy núi Trường Sơn thuộc các huyện Tân Lạc, Lạc Sơn là những nơi có nhiều ốc núi. Theo chia sẻ của bà con nơi đây, mùa đi "săn” ốc núi là khoảng từ tháng 4 - 10 hằng năm. Những tháng còn lại khi thời tiết trở lạnh, mưa ít thì ốc núi đi ngủ đông, để bắt được loài ốc này rất khó, bởi chúng vùi mình sâu dưới đất và các thảm lá cây mục. Sau thời gian ngủ đông, vào khoảng đầu tháng 4, khi có sấm báo hiệu mùa mưa, loài ốc này bắt đầu thức dậy. Khi đó, nhiều bà con lại luồn sâu vào những cánh rừng để bắt ốc. Bà Bùi Thị Khuy, xóm Rên, xã Gia Mô (Tân Lạc) năm nay gần 50 tuổi nhưng đã có đến gần 30 năm đi bắt ốc núi. Theo bà Khuy chia sẻ, khi còn nhỏ, bà thường đi theo mẹ vào rừng bắt ốc núi. Sau những đợt nắng nóng kéo dài, khi có mưa xuống là thời điểm đi bắt ốc lý tưởng nhất, bởi ốc sẽ bò lên mặt đất để kiếm ăn. 

Hơn chục năm trở lại đây, ốc núi được lùng mua, cung không đủ cầu nên bà Khuy và nhiều người dân trong xóm cũng như các xã lân cận đã coi việc đi bắt ốc là công việc giúp họ cải thiện thu nhập. Bà Khuy cho biết, trước đây, giá ốc chỉ từ 20 - 30 nghìn đồng/kg. Mấy năm trở lại đây, giá tư thương mua cao hơn nhiều. Năm nay, đầu vụ lên tới 80 - 90 nghìn đồng/kg, hiện ở mức 60 - 70 nghìn đồng/kg. Thay vì đi bắt ốc núi vào ban ngày, bà con chuyển sang đi soi ốc vào ban đêm. Để đến được những khu rừng có nhiều ốc, họ phải cuốc bộ vài giờ đồng hồ. Công việc vất vả, nguy hiểm, nhưng hôm nào may mắn có thể bắt được 5 - 7 kg ốc. Tính ra lúc được giá cao, thu nhập ngót nửa triệu đồng mỗi đêm, cả vụ ốc có những người thu nhập được cả chục triệu đồng. Nhưng cũng nhiều hôm họ về tay trắng.

Anh Bùi Văn Tuấn (Lạc Sơn) là người có nhiều năm đi thu mua ốc núi giao cho các khu du lịch. Theo anh Tuấn chia sẻ, do bà con chủ yếu đi bắt ốc vào ban đêm nên nhiều hôm, anh và các khách mua đóng "chốt” ở cửa rừng để thu mua ốc của bà con đi soi về. Thông qua facebook, từ đầu vụ năm nay, anh Tuấn đã đăng bài thu mua ốc núi, cua núi ở khắp các hội, nhóm trên mạng xã hội. "Mấy năm trở lại đây, nhu cầu thu mua ốc núi cao, bà con bắt được bao nhiêu cũng được thu mua hết. Ốc núi được chúng tôi giao cho các khu du lịch, như huyện Mai Châu và một số tỉnh lân cận. Ốc núi ở Hòa Bình được đánh giá có chất lượng thơm ngon hơn so với một số tỉnh khác” - anh Tuấn cho hay.

Không khó để tìm thấy sự có mặt của món ốc núi ở trong thực đơn của các nhà hàng hay khu du lịch trên địa bàn tỉnh. Như ở bản Lác, xã Chiềng Châu (Mai Châu), ốc núi được chế biến thành nhiều món ăn ngon và là một trong những đặc sản được nhiều thực khách ưa chuộng. Anh Hà Công Quyết, hộ làm dịch vụ du lịch tại bản Lác chia sẻ: Với bà con dân tộc Thái, từ xa xưa, ốc núi đã là một món ăn ngon với hương vị đặc biệt. Vào mùa mưa, bà con cũng lên rừng bắt ốc để cải thiện bữa ăn gia đình. Những năm qua, khi du lịch phát triển, nhu cầu thu mua ốc núi để phục vụ du khách ngày càng cao. Do đó, các hộ làm du lịch ngoài thu mua ốc của người dân địa phương còn nhập ốc nơi khác về. Ngoài chế biến theo cách truyền thống, người dân bản Lác còn sáng tạo ra nhiều món ngon độc đáo từ ốc núi. Như ốc núi nộm với củ kiệu, xào sả ớt, hấp sả, được du khách đánh giá cao.

Cung không đủ cầu, giá thu mua ở mức cao nên ốc núi vẫn được nhiều người dân lên núi đi "săn” sau mỗi cơn mưa. Đây là công việc giúp họ có thêm thu nhập để trang trải cuộc sống. Tuy nhiên, công việc này tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, thực tế đã có những người đi bắt ốc bị tai nạn, thậm chí đã có người tử vong khi đi soi ốc núi (1 trường hợp tại xã Lỗ Sơn (Tân Lạc). Hay gần đây nhất, vào giữa tháng 5 vừa qua, báo chí đưa tin về trường hợp 2 người phụ nữ thuộc xã Yên Đồng, huyện Yên Mô (Ninh Bình) bị lạc nhiều ngày trong rừng khi đi bắt ốc núi.


 Viết Đào

Các tin khác


Người chiến sỹ quân y và khúc hát bi tráng giữa khói lửa Điện Biên Phủ

Sinh năm 1932, năm nay cựu chiến binh (CCB) Vũ Trọng Thuận ở tổ 3, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) đã ngoài 90 tuổi, nhưng khi kể về một thời binh lửa nơi chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa, giọng ông vẫn sang sảng. Thời điểm đó ông tham gia với vai trò là chiến sỹ quân y của trạm thu dung điều trị thương binh dưới tán rừng Mường Phăng. 70 năm đã trôi qua, ký ức thời thanh niên của người cựu binh như ùa về khi hoa ban nở trắng những cánh rừng Tây Bắc.

Vẹn nguyên ký ức về trận chiến Đồi A1

Sinh năm 1934, năm nay dù đã 90 tuổi nhưng khi kể lại những ngày cùng đồng đội tấn công Đồi A1 ở chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây tròn 70 năm, đôi mắt của cựu chiến binh (CCB) Mai Đại Xá ở tổ 7, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) như có lửa, giọng nói trở lên mạnh mẽ như thuở 20 tay cầm súng, bật dậy từ chiến hào hô xung phong...

Hồi ức về trận chiến đồi Độc Lập tại Điện Biên Phủ

LTS: Thiếu tướng Bùi Đức Tùng, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là Trung đội trưởng thuộc Đại đội 924, Tiểu đoàn 542, Trung đoàn 165, Đại đoàn 312. Thiếu tướng Bùi Đức Tùng đã kể lại những kỷ niệm tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trong cuốn sách "Chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh” do Ban liên lạc chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh biên soạn. Báo Quân đội nhân dân Điện tử trích gửi đến bạn đọc.

Chuyện về người phụ nữ sống một mình không điện trong rừng

Cách đường tỉnh 435 gần 3km ở xóm Lòn, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong là một căn nhà sàn cũ. Đó là căn nhà của bà Đinh Thị Thảo năm nay 63 tuổi, bà ở một mình. Nhiều năm nay bà Thảo sống trong cảnh không có điện, không ti vi với niềm đam mê trồng rừng và giữ rừng.

Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo

Những năm qua, cùng với triển khai các giải pháp nhằm tạo sinh kế cho người nghèo vươn lên, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo cũng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện. Ngoài đề án, chương trình hỗ trợ nhà ở, các cấp, ngành đã tăng cường huy động nguồn lực để hỗ trợ sửa chữa, xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, tạo động lực để các hộ vươn lên thoát nghèo.

Người "hóa rồng" cho tre Hòa Bình

Từ một cây tre ngà bình thường, ông Nguyễn Văn Nam ở xã Yên Trị, huyện Yên Thủy đã biến thành "rồng tre”, thể hiện tinh thần đoàn kết với mong muốn Việt Nam muốn làm bạn với các nước trên thế giới. Những tác phẩm của ông đã được nhiều nước biết đến.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục