(HBĐT) - Liên tiếp trong 2 năm 2021, 2022, huyện Yên Thủy được đánh giá dẫn đầu toàn tỉnh về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành và các huyện, thành phố (DDCI). Năm 2022, Yên Thuỷ là địa phương duy nhất được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá thuộc nhóm tốt với thang điểm 85,54/100 điểm. Yên Thủy cũng là huyện đầu tiên trong tỉnh triển khai thực hiện phòng họp không giấy tờ nhằm đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC), hướng đến xây dựng chính quyền điện tử, góp phần đồng hành, hỗ trợ tốt hơn cho doanh nghiệp, người dân. Đây cũng là một trong những đột phá quan trọng của huyện trong hoàn thiện thể chế, trọng tâm là CCHC trong nửa đầu nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng.





Phòng họp không giấy tờ được huyện Yên Thủy triển khai từ tháng 3/2023 góp phần hiện đại hóa nền hành chính. 

Tập trung hoàn thiện thể chế, trọng tâm là cải cách hành chính

Với quyết tâm hoàn thiện thể chế, trọng tâm là CCHC, Huyện ủy Yên Thủy đã chỉ đạo HĐND, UBND huyện ban hành các văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo chặt chẽ, đúng trình tự, phù hợp tình hình thực tế của địa phương. Công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) tiếp tục được quan tâm, chỉ đạo quyết liệt. Tất cả các TTHC ở cấp huyện và xã đều được UBND huyện chỉ đạo rà soát, đơn giản hóa, công khai, rút ngắn thời gian giải quyết, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tìm hiểu, thực hiện.

Từ năm 2020 - 2023, UBND huyện tổ chức 3 cuộc kiểm tra công tác CCHC, công chức, công vụ đối với các phòng, ban chuyên môn. Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện, cấp xã kịp thời khắc phục những tồn tại, hạn chế, hiệu quả công việc được nâng lên. Tiếp tục duy trì thực hiện tốt công tác cải cách tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; công tác cải cách tài chính công và xây dựng chính quyền điện tử.

Tiếp tục triển khai Đề án mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện, cấp xã, hoàn thiện hệ thống một cửa hiện đại đối với các xã, thị trấn. Tỷ lệ giải quyết TTHC mức độ 3, 4 năm 2022 của UBND huyện đạt 98,9%, vượt 43,9% kế hoạch tỉnh giao (tỉnh giao 55%). Tỷ lệ số hóa TTHC UBND huyện thực hiện đạt 40,1%, vượt 12,1% kế hoạch tỉnh giao (tỉnh giao 28%). Về cải cách tài chính công, cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp tiếp tục được thực hiện có hiệu quả. Việc quản lý, điều hành, phân bổ ngân sách đảm bảo theo đúng quy định, công khai, dân chủ, tăng trách nhiệm, tạo sự chủ động trong thực hiện nhiệm vụ và quản lý, sử dụng kinh phí của các cơ quan, đơn vị.

Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo UBND huyện và sự theo dõi, bám sát của cơ quan tham mưu, chỉ số CCHC của huyện Yên Thủy liên tục được cải thiện. Năm 2021, chỉ số CCHC của huyện xếp thứ 6 (tăng 4 bậc so với năm 2020), năm 2022 xếp thứ 5 (tăng 1 bậc so với năm 2021). Chỉ số DDCI của huyện liên tục trong 2 năm 2021, 2022 dẫn đầu toàn tỉnh.

Quyết tâm hiện đại hóa nền hành chính

Tháng 3/2023, Yên Thủy là huyện đầu tiên hoàn thành, đưa vào thực hiện phòng họp không giấy tờ, góp phần thực hiện tốt việc xây dựng chính quyền số, chính quyền điện tử. Đồng chí Bùi Văn Hồng, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Với quyết tâm hiện đại hóa nền hành chính công, huyện đã đồng bộ triển khai nhiều giải pháp, nổi bật là triển khai phòng họp không giấy tờ. Công tác chuẩn bị được thực hiện từ cuối năm 2022 và tháng 3/2023 chính thức đi vào hoạt động. Huyện đã đầu tư 1,8 tỷ đồng để trang bị cho mỗi đồng chí Ủy viên Ủy ban, Ủy viên BCH Đảng bộ huyện, đại biểu HĐND huyện 1 chiếc máy tính xách tay. Đầu tư hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin đồng bộ phục vụ cho việc triển khai phòng họp không giấy tờ, góp phần giảm văn bản giấy, tiết kiệm chi phí văn phòng phẩm, rút ngắn thời gian chuẩn bị họp và họp, giúp lãnh đạo đưa ra các quyết định kịp thời, nhanh chóng, chính xác. Toàn bộ quy trình của "Phòng họp không giấy” được thực hiện thông qua hệ thống văn bản điện tử; trước mỗi cuộc họp, nội dung chương trình và tài liệu được chuẩn bị, xem xét, phê duyệt, cập nhật lên hệ thống để các thành viên tham dự họp nghiên cứu trước. Thành viên dự họp có thể truy cập tức thời nhiều tài liệu liên quan đến nội dung họp qua thiết bị thông minh như: máy tính, ipad, smartphone... Bên cạnh đó, mô hình còn tăng cường các tiện ích điều hành cuộc họp, như: sơ đồ phòng họp, đăng ký phát biểu, quản lý thành phần tham dự, biểu quyết kết hợp ký số... Qua đó giúp người chủ trì điều hành cuộc họp hiệu quả, nhanh chóng.

Hiện, huyện Yên Thủy áp dụng cơ chế một cửa, một cửa liên thông góp phần thay đổi phương thức giải quyết công việc của các cơ quan, đơn vị, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân khi đến giao dịch. Các hồ sơ được giải quyết cơ bản đảm bảo thời gian quy định, được các tổ chức, cá nhân đánh giá cao về kết quả thực hiện.

UBND huyện tiếp tục thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước. Đến nay, 100% cơ quan, đơn vị nối mạng internet, xử lý văn bản qua phần mềm quản lý văn bản phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ. Việc triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 tiếp tục được thực hiện có hiệu quả. Trách nhiệm, quy trình giải quyết hồ sơ công việc được quy định chặt chẽ, rõ ràng cho từng tổ chức, cá nhân trong từng cơ quan, đơn vị.

UBND huyện, các phòng, ban, đơn vị, UBND các xã, thị trấn sử dụng chữ ký số cá nhân, chữ ký số chuyên dùng của tổ chức để trao đổi văn bản điện tử trên môi trường mạng đạt 100%. Trong đó, 12/12 phòng chuyên môn, 11/11 UBND xã, thị trấn thực hiện ký số văn bản đi. Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến đạt 99,35%; tỷ lệ TTHC sử dụng thanh toán trực tuyến đạt 42,64%. Triển khai tạo lập 2.897 hồ sơ công việc; triển khai số hóa kết quả giải quyết TTHC còn hiệu lực thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện đạt 40,1%. Trang thông tin điện tử huyện có đủ 12/12 tiêu chí về danh mục thông tin phải có; đăng tải đầy đủ thông tin chỉ đạo, điều hành của huyện. Huyện quan tâm mở các chuyên trang, chuyên mục về CCHC, cập nhật đầy đủ, thường xuyên TTHC, các văn bản quy phạm pháp luật; 11/11 xã, thị trấn triển khai hội nghị trực tuyến đồng bộ cho toàn huyện nhằm tăng cường sự chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đảm bảo thông tin nhanh chóng, chính xác, kịp thời, tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại, góp phần CCHC, từng bước xây dựng chính quyền điện tử và nền hành chính hiện đại.

Dương Liễu


Các tin khác


Chuyện giữ rừng ở Kim Bôi

(HBĐT) - Nhà có nhiều hay ít cũng đều phải có trách nhiệm giữ rừng như nhau; bất kỳ ai có hành vi xâm hại rừng đều phải chịu phạt. Điều này được 100% người dân xóm Bưa Cầu, xã Hùng Sơn (Kim Bôi) nhất trí đưa vào hương ước của xóm để bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR). Chỉ tay về phía con suối Trầm, anh Bùi Văn Thí, Phó trưởng xóm Bưa Cầu cho hay, chẳng phải tự nhiên mà con suối này chảy quanh năm chưa bao giờ cạn nước, dù là giữa mùa khô.

Người duyên nợ với Hòa Bình

(HBĐT) - Bấy lâu nay, khách du lịch đến với lòng hồ Hòa Bình là được thưởng ngoạn "Vịnh Hạ Long” trên cạn với những danh thắng, những món ăn đặc sản, thỏa chí chèo thuyền, đắm mình trong khung cảnh hùng vĩ. Nhưng với ông Nguyễn Xuân Thắng nó còn đem lại giá trị hơn nhiều, đó là sức khỏe.k

Gỡ nút thắt phát triển hạ tầng công nghiệp: Bài 3 - Quyết liệt chỉ đạo chuẩn bị quỹ đất sạch thu hút đầu tư

(HBĐT) - Thời gian qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo các giải pháp tháo gỡ khó khăn, phát triển hạ tầng công nghiệp, chuẩn bị quỹ đất sạch để thu hút đầu tư.

Tìm hướng đi bền vững cho nông sản chủ lực “xuất ngoại”: Bài 2 - Gỡ "nút thắt”, tạo đà cho xuất khẩu nông sản

(HBĐT) - Tính đến hết năm 2022, giá trị sản phẩm trung bình trên đơn vị diện tích đất canh tác trồng trọt đạt từ 160-165 triệu đồng/ha. Trong 2 năm 2021-2022, tốc độ tăng trưởng GRDP toàn tỉnh đạt 6,2%, trong đó, ngành NN&PTNT đã đóng góp 4,69%. 6 tháng đầu năm 2023, ước tốc độ tăng trưởng GRDP toàn tỉnh chỉ đạt 0,39% nhưng riêng ngành NN&PTNT chiếm tới 3,45%, điều này khẳng định vai trò trụ đỡ quan trọng của ngành đối với nền kinh tế. Dù vậy, nền nông nghiệp vẫn được đánh giá là phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh và xuất khẩu nông sản chiếm tỉ trọng nhỏ.

Tìm hướng đi bền vững cho nông sản chủ lực “xuất ngoại”: Bài 1- Nỗ lực để có được "visa” ra thế giới

 
(HBĐT) - Nhiều năm qua, nông nghiệp luôn là lĩnh vực nhận được sự quan tâm, đầu tư phát triển và đã chứng minh vai trò quan trọng trong tăng trưởng, phát triển kinh tế. Ngành nông nghiệp tỉnh đã tập trung xây dựng nguồn nguyên liệu chất lượng cao phục vụ cho việc đưa nông sản thế mạnh, đặc trưng của tỉnh lần lượt "xuất ngoại”.
 

Thành phố Hòa Bình vươn tầm đô thị loại II: Bài 2 - Kỳ vọng “về đích” đúng hẹn

(HBĐT) - Bên cạnh những thành tựu có ý nghĩa quan trọng trong nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ thành phố Hòa Bình (TPHB) lần thứ II, thành phố vẫn gặp không ít khó khăn, thách thức trong hoàn thiện các tiêu chí, tiêu chuẩn để trở thành đô thị loại II trước năm 2025. Song, TPHB quyết tâm hoàn thành mục tiêu nghị quyết đã đề ra, "về đích” đúng hẹn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục