(HBĐT) - Thời buổi "tấc đất tấc vàng”, nhà nào cũng muốn lấn ra thêm một chút để cái sân rộng hơn, mảnh vườn được thêm luống rau. Và khi cổng, tường bao đã được xây dựng kiên cố thì việc giải tỏa, mở rộng đường làng ngõ xóm sẽ rất khó khăn.


Xóm Bán Trong, xã Định Cư (Lạc Sơn) tiến hành cắm mốc xác định ranh giới để ngăn chặn việc lấn chiếm đường giao thông nông thôn.

Trước thực tế đó, để sẵn sàng tinh thần cho việc mở rộng và bê tông hóa đường giao thông nông thôn (GTNT), xây dựng nông thôn mới, xóm Bán Trong, xã Định Cư (Lạc Sơn) đã "đi trước một bước”, đó là cắm mốc giới, ngăn chặn việc lấn chiếm đường giao thông trên địa bàn xóm.

Trung tuần tháng 8, chúng tôi có dịp về thăm Định Cư. Tuy một số tuyến đường trên địa bàn xóm Bán Trong chưa được bê tông hóa, vẫn còn là nền đất nhưng đường đều khá rộng. Bà con vừa lao động tập trung nên cây cối hai bên được phát đổ rạp, gọn gàng, quang đãng.

Đồng chí Bùi Văn Cúp, Trưởng xóm Bán Trong cho biết: Xóm có 110 hộ. Lâu nay trên địa bàn vẫn xảy ra hiện tượng "nhà nọ nhìn nhà kia” rồi so bì về việc nhà này lấn ra đường một chút, nhà kia lấn ra đường một chút. Vậy nên tiếp thu ý kiến của người dân, Chi ủy chi bộ xóm đã họp, thống nhất, đồng thuận đi đến quyết định sẽ tiến hành cắm mốc các tuyến đường trên địa bàn xóm. Trong quá trình cắm mốc, chúng tôi đã mời địa chính xã về làm việc để cắm mốc diễn ra công bằng, khách quan, chính xác. Chúng tôi tiến hành cắm mốc để đường nội xóm rộng 8m. Mốc được cắm ở 2 đầu đất, các điểm cua. Các hộ dân đều đồng thuận, cam kết sẽ không được xây dựng, làm gì đến phần đất bên ngoài mốc đã cắm. Với những hộ gia đình đã trót lấn chiếm làm bờ rào, tường bao, hiện nay mốc đang cắm bên trong tường bao đều nhất trí cam kết sẽ không làm gì thêm và bao giờ tiến hành mở rộng được thì sẽ chấp hành tháo giỡ, giải tỏa mà không được nhận bất cứ chi phí đền bù nào. Đến nay, xóm đã hoàn thành cắm mốc tuyến đường đi qua địa bàn xóm dài 2km với tổng chi phí hơn 9 triệu đồng. Chi phí này do người dân đồng thuận đóng góp.

Việc cắm mốc đường GTNT của Bán Trong cho thấy đây là một mô hình nhỏ nhưng mang lại ý nghĩa to lớn, sẽ góp phần giải quyết được vấn đề mà các địa phương đang "đau đầu” hiện nay đó là mở đường, làm đường GTNT xây dựng nông thôn mới và hướng tới là nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.

Cũng trên địa bàn xã Định Cư, chúng tôi đã được các đồng chí cán bộ xã đưa đến thăm mô hình "Lò đốt rác gia đình” của xóm Bai Khưa. 76 hộ ở xóm Bai Khưa sống rải rác và dọc theo con dốc cao ngược từ Định Cư lên các xã vùng cao Ngọc Sơn, Tự Do của huyện Lạc Sơn. Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Bùi Văn Khoắc, Trưởng xóm Bai Khưa cho biết: Các hộ trong xóm sống rải rác, lại cách xa trung tâm huyện nên việc thu gom tập trung để xử lý rác thải là rất khó khăn. Do từ trước đến nay chưa thực hiện việc thu gom nên mỗi nhà xử lý một kiểu, rác thải vứt lung tung vừa ảnh hưởng cảnh quan vừa ô nhiễm môi trường. Trước thực tế đó, chúng tôi đã triển khai mô hình "Lò đốt rác gia đình”. Mỗi hộ sẽ có một lò đốt rác là ống cống tròn, được xây chân kê cao lên. Rác sẽ được tập trung vào đó và khi nào nhiều sẽ đốt.

Theo quan sát, dọc theo tuyến đường đi qua xóm Bai Khưa, mỗi hộ gia đình đã tự xây dựng một lò đốt rác nho nhỏ như vậy. Rác thải được gom vào trong lò để xử lý, tình trạng vứt rác gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn xóm đã chấm dứt.

Đây chỉ là 2 trong số nhiều mô hình nhỏ nhưng đều được đánh giá là có ý nghĩa lớn, dễ làm, mang lại hiệu quả thiết thực. Những mô hình này đã thể hiện sự sáng tạo, tinh thần dám nghĩ, dám làm ngay từ cấp xóm. Tất cả đều hướng đến mục tiêu xây dựng khu dân cư văn hóa, ngõ xóm khang trang xanh - sạch - đẹp, cải thiện bộ mặt, hạ tầng, nâng cao chất lượng đời sống cho chính người dân.


Dương Liễu


Các tin khác


Thăm chiến khu Mường Khói

(HBĐT) - Vùng đất chiến khu Mường Khói, xã Ân Nghĩa - chiến khu cách mạng đầu tiên của đất Mường Hoà Bình còn ghi đậm dấu ấn lịch sử về mùa thu cách mạng. Nơi đây là một trong những cái nôi của phong trào cách mạng tỉnh Hoà Bình, nơi các lực lư­ợng cách mạng và quần chúng nhân dân huyện Lạc Sơn tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền thành công đầu tiên ở tỉnh Hoà Bình.

Mây trắng vẫn bay trên bầu trời Đồng Lộc

(HBĐT) - "Đất đá bị cày đi xới lại, mặt đất bị biến dạng bởi chi chít hố bom, nhưng mạch máu giao thông vẫn được nối dài, ý chí con người vẫn rực sáng giữa "tọa độ lửa” ngã ba Đồng Lộc” - Với chất giọng truyền cảm đặc trưng của người Hà Tĩnh gốc, hướng dẫn viên Đào Anh Tuân khiến người nghe vô cùng xúc động khi kể những câu chuyện đã trở thành huyền thoại, những con người trở thành bất tử nơi ngã ba Đồng Lộc…

Tạo bước đột phá trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh: Bài 2 - Tạo lập môi trường đầu tư thuận lợi thúc đẩy doanh nghiệp phát triển

(HBĐT) - Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh kịp thời ban hành các nghị quyết, chương trình, kế hoạch thực hiện; đồng thời cụ thể hoá các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết trong chương trình làm việc toàn khoá, hàng năm, hàng tháng, tạo điều kiện thuận lợi cho triển khai thực hiện ở cơ sở. 

Tạo bước đột phá trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh: Bài 1 - Nỗ lực cải thiện thực chất môi trường đầu tư kinh doanh

(HBĐT) - Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh (MTĐTKD) nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư là 1 trong 4 đột phá chiến lược nhằm phát triển KT-XH của tỉnh. Trong đó đề ra mục tiêu cụ thể: Phấn đấu đến năm 2025, có khoảng 5.000 doanh nghiệp (DN), HTX hoạt động kinh doanh có hiệu quả; khoảng 22.300 hộ cá thể tham gia HTX, tổ hợp tác. Phấn đấu trong 5 năm thu hút các dự án trong nước với tổng số vốn đăng ký đầu tư khoảng 80.000 tỷ đồng và khoảng 1 tỷ USD vốn FDI. Qua nửa nhiệm kỳ thực hiện NQĐH, các cấp uỷ Đảng, chính quyền đã chú trọng phát huy tiềm năng, lợi thế, khơi dậy nguồn lực triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp phấn đấu thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu Nghị quyết đề ra. Cải tiến quy trình, rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính

Cấp thiết ngăn chặn nạn kích giun đất: Bài 3 - Vào cuộc cứu giun, cứu đất, cứu cây

(HBĐT) - Để cứu giun, cứu cây và tránh các hệ lụy khác, anh Bùi Quang Toản ở thị trấn Cao Phong cùng nhóm chủ vườn cam ở Cao Phong cùng ký vào đơn đề nghị giải quyết nạn kích giun, mong có những biện pháp quyết liệt, khẩn trương của các cấp. Cấp xã, huyện, tỉnh đã phúc đáp và chỉ đạo các biện pháp ngăn chặn.

Cấp thiết ngăn chặn nạn kích giun đất: Bài 2 - Khi các lò sấy giun chờ đỏ lửa

(HBĐT) - Mặc dù biết tác hại của việc kích giun đất nhưng vì lợi nhuận cao nên "giun tặc” vẫn phóng điện xuống đất và các lò sấy giun vẫn đỏ lửa để sấy bán cho các đầu nậu ở tỉnh khác.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục