Đối với những du học sinh dù học tập tại đất nước nào thì mỗi khi đến Tết cổ truyền của dân tộc đều hướng về quê hương, mong trở về nhà đoàn tụ cùng gia đình.



Anh Trần Anh Tuấn dành thời gian đi sắm Tết, cảm nhận không khí Tết ở Việt Nam sau nhiều năm xa quê.

Trở về sau 5 năm xa quê để thực hiện ước mơ du học, Trần Anh Tuấn, 25 tuổi, ở phường Phương Lâm, từng là du học sinh ngành Luật tại Liên bang Nga hạnh phúc khi được đón Tết cùng gia đình. Anh Tuấn chia sẻ: Tết năm nay rất đặc biệt vì được bên gia đình trong không khí đầm ấm, quây quần ở quê hương. Hồi ở nước Nga, cứ đến những ngày cuối năm, tôi cùng nhóm bạn du học sinh tập trung lại để cùng nấu bữa cơm tất niên với các món ăn cổ truyền như xôi, giò, nhất là bánh chưng, rồi cùng nhau đón giao thừa. Mặc dù cùng bạn bè đón khoảnh khắc, chuyển giao giữa năm cũ và năm mới nhưng chúng tôi luôn nhớ quê hương.

"Trước khi đi du học, Tết đến là mình thường phụ giúp bố, mẹ dọn dẹp nhà cửa, đi mua cành đào, chậu quất hoặc phụ giúp nấu ăn, gói bánh chưng, làm các món đặc trưng mâm cỗ truyền thống. Lâu lắm mới được làm lại những công việc này, cảm giác rất háo hức. Quê hương Hòa Bình sau 5 năm trở lại thay đổi, phát triển hơn nhiều”. - Anh Tuấn bộc bạch.

Anh Tuấn dự định trong dịp Tết này sẽ dành nhiều thời gian hơn cho gia đình, người thân, đi thăm, chúc Tết họ hàng và gặp những bạn cũ, cùng ôn lại những kỷ niệm thời học sinh.

Sinh sống và học tập tại Hàn Quốc hơn 5 năm, Phạm Xuân Quyên ở phường Thịnh Lang (TP Hòa Bình) năm nay quyết định về quê ăn Tết, dù thời điểm gần Tết giá vé máy bay khá cao. Xuân Quyên kể: Những năm trước, mỗi dịp Tết thấy bạn bè chia sẻ những khoảnh khắc, bức ảnh sắm sửa, sum vầy cùng gia đình, tôi thấy tủi thân. Khi đó, tôi chỉ có thể gọi điện qua mạng về cho bố mẹ để xem không khí Tết, nhưng càng những lúc như vậy càng nhớ nhà hơn. Vì vậy, năm nay tôi quyết tâm trở về đón Tết cùng gia đình.
Đối với Quyên, được cùng gia đình sắm sửa chuẩn bị Tết là những điều bình dị nhưng thật vui. Những công việc chuẩn bị gói bánh chưng, dọn dẹp nhà cửa, đi chợ hoa... dù năm nào cũng làm nhưng luôn thấy háo hức.

"Vào mỗi dịp Tết, cộng đồng du học sinh ở Hàn Quốc thường tập trung để cùng nhau chuẩn bị các món ăn cổ truyền hay đến các địa điểm đẹp, nổi tiếng để vui chơi, ngắm cảnh. Song dù tham gia hoạt động nào thì vẫn không thể so sánh với niềm vui, hạnh phúc khi được đoàn tụ cùng gia đình đón chờ khoảnh khắc năm mới" - Xuân Quyên tâm sự.

Đối với những bạn không có điều kiện trở về sum họp cùng gia đình, cảm giác chạnh lòng và nhớ quê hương da diết. Trần Công Đô - du học sinh chuyên ngành tiếng Trung và kinh doanh tại Đại học Thượng Hải, thành phố Tokyo (Nhật Bản) đến nay đã gần 6 năm. Công Đô chia sẻ: Tết Nguyên đán ở Việt Nam nhưng bên Nhật Bản vẫn là ngày đi làm bình thường. Cảm xúc trong những ngày đó thật trống trải, nhớ nhung. Gia đình tôi ở phường Đồng Tiến. Mặc dù cả nhà thường xuyên gọi điện hỏi thăm, chia sẻ nhưng trong tôi không thể vơi đi nỗi nhớ nhà và mong được hòa mình vào không khí đón Tết ở quê hương. Nhiều lúc ngay sau khi màn hình điện thoại tắt thì nước mắt đã trực trào ra.

Công việc làm thêm ngoài giờ học đủ để Công Đô trang trải cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, vừa học vừa làm cũng vất vả. Hằng ngày, dậy từ 7 giờ và chỉ về đến nhà nghỉ ngơi khi đồng hồ điểm 23 hay 24 giờ. Để vơi nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương vào những ngày Tết, Đô thường vùi mình vào công việc hoặc thi thoảng gặp gỡ bạn bè. Một trong những rào cản lớn nhất là vé máy bay về nhà vào dịp Tết rất cao, khoảng 20 - 25 triệu đồng. Nhật Bản cũng không nghỉ Tết âm lịch như ở Việt Nam nên không được nghỉ học để về quê.

Tết đến, Xuân sang, trong lòng những du học sinh luôn dâng trào cảm xúc bồi hồi. Dù sinh sống và học tập ở đâu, Tết vẫn là khoảng thời gian tuyệt vời để những người con xa quê luôn mong mỏi và hướng về Việt Nam, nơi đó có những người thân yêu và ấp ủ nỗi nhớ, niềm tự hào dân tộc.

Hoàng Dương

Các tin khác


Hải trình nhà giàn DK1 - Bài ca không quên nơi trùng khơi: Bài 3 - Tiểu đoàn DK1 - Vững vàng nơi biển khơi

Nhà giàn DK1, Tiểu đoàn DK1… từ lâu là cụm từ quen thuộc, thân thương, một "địa chỉ đỏ”, chiếm được sự quan tâm, cảm phục của bao tấm lòng đối với chủ quyền biển đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc. Qua hành trình hàng nghìn km trên biển, điều đọng lại trong lòng các thành viên đoàn công tác về các chiến sĩ Tiểu đoàn DK1 là sự lạc quan, trách nhiệm, ý chí kiên cường trước mọi thử thách, sóng gió, dù là khốc liệt nhất. Hơn 34 năm qua, Tiểu đoàn DK1 luôn vững vàng giữa sóng gió biển khơi…

Hải trình nhà giàn DK1 - Bài ca không quên nơi trùng khơi: Bài 2 - Lắng đọng và thiêng liêng Lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ nhà giàn DK1

Chuyến hải trình tới nhà giàn DK1 có biết bao điều để nhớ, để trân trọng, yêu thương và cảm phục… Tại nhà giàn DK1/15 ở bãi Phúc Nguyên, đoàn đã có lễ tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh trên vùng biển thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc…

Hải trình nhà giàn DK1- Bài ca không quên nơi trùng khơi: Bài 1 - Nhà giàn DK1... chúc tết bằng loa, chuyển quà qua dây

Cuối năm, trong khi ở các vùng miền đất nước, người dân náo nức, rộn ràng mua sắm, chuẩn bị đón Tết, chào xuân Giáp Thìn 2024 thì trên 2 con tàu Trường Sa 04 và Trường Sa 16, chúng tôi cùng đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân (Quân chủng Hải quân) đến với vùng biển phía Nam, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc. Nơi đó, những cán bộ, chiến sĩ nhà giàn DK1, tàu trực đang kiên cường làm tốt nhiệm vụ được giao, giữ vững sự yên bình biển đảo quê hương…

Hối hả trên công trường Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng

Đến thời điểm này, các hạng mục dự án Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng (NMTĐHBMR) đang được các đơn vị tập trung thi công với quyết tâm cao nhất, bảo đảm tiến độ, chất lượng dự án.

Mường Thàng hôm nay

Chúng tôi trở lại Mường Thàng - Cao Phong những ngày cuối năm. Thời điểm này, cam - sản phẩm chủ lực của Cao Phong căng tròn, mọng nước. Sản phẩm cam tiếp tục khẳng định thương hiệu không chỉ với thị trường trong nước mà đã được xuất khẩu sang Vương quốc Anh. Sự kiện đánh dấu sau hơn 40 năm (kể từ năm 1980), cam Cao Phong vươn ra thị trường thế giới. Việc tái canh cây cam, vùng cam được chú trọng, người nông dân dần thích ứng với chu kỳ sản xuất cam bền vững.

Ngày mới ở Mường Động

"Yêu nhau cho thịt cho xôi/ Ghét nhau đưa đến Kim Bôi, Hạ Bì” - đó đã là câu chuyện của ngày xa xưa. Kim Bôi hôm nay có thể vẫn chưa thực sự phát triển mạnh, nhưng ôm trong lòng "lộc của trời”, ôm cả những bình yên của một vùng đất du lịch nghỉ dưỡng. Cùng với mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, huyện đang có những chiến lược cụ thể hướng đến mục tiêu đưa Mường Động "cất cánh”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục