Nhà giàn DK1, Tiểu đoàn DK1… từ lâu là cụm từ quen thuộc, thân thương, một "địa chỉ đỏ”, chiếm được sự quan tâm, cảm phục của bao tấm lòng đối với chủ quyền biển đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc. Qua hành trình hàng nghìn km trên biển, điều đọng lại trong lòng các thành viên đoàn công tác về các chiến sĩ Tiểu đoàn DK1 là sự lạc quan, trách nhiệm, ý chí kiên cường trước mọi thử thách, sóng gió, dù là khốc liệt nhất. Hơn 34 năm qua, Tiểu đoàn DK1 luôn vững vàng giữa sóng gió biển khơi…
Một buổi sinh hoạt, giáo dục truyền thống Tiểu đoàn DK1 của cán bộ, chiến sĩ nhà giàn DK1/10.
Thực hiện Chỉ thị của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc xây dựng cụm Kinh tế - Khoa học - Dịch vụ, Ban chỉ đạo xây dựng nhà giàn được thành lập, gọi tắt là Ban DK1 trực thuộc Chính phủ. Đồng thời Quân chủng Hải quân quyết định thành lập khung quản lý DK1 (nay là Tiểu đoàn DK1) quản lý, chốt giữ, bảo vệ trên 3 nhà giàn đầu tiên được xây dựng trong năm 1989. Ngày 19/3/2009, Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 761/QĐ-BQP về việc thành lập Vùng 2 Hải quân. Tiểu đoàn DKI từ trực thuộc Lữ đoàn 171 được điều chuyển về trực thuộc Vùng 2. Tiểu đoàn DKI hiện quản lý 15 nhà giàn…Tiểu đoàn DK1 có nhiệm vụ đặc biệt quan trọng là chốt giữ các nhà giàn, bảo vệ chủ quyền vùng biển, thềm lục địa phía Đông và Tây Nam của Tổ quốc. Đây là khu vực hoạt động nhạy cảm và hết sức phức tạp, nước ngoài thường xuyên đưa tàu thăm dò, nghiên cứu, khảo sát, quấy rối, vi phạm chủ quyền vùng biển của ta. Trong khi đó, điều kiện thời tiết, khí hậu, thuỷ văn rất khắc nghiệt, là trung tâm hình thành những cơn áp thấp nhiệt đới và bão. Thực tế đã có những cơn sóng cao từ 13 - 15m, sức tàn phá khủng khiếp, đã đánh đổ, nhấn chìm 5 nhà giàn, 1 tàu trực và nhiều cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp đã anh dũng hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ, nhiều người phải lênh đênh trôi dạt trên biển hàng chục giờ trong cái nắng cháy da, cái đói, cái rét thấu xương.
Nhưng với nhận thức sâu sắc, ý nghĩa, niềm vinh dự lớn lao của nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền vùng biển, thềm lục địa của Tổ quốc, kế thừa truyền thống anh hùng, Tiểu đoàn DK1 luôn khẳng định được mình. Đó là thể hiện rõ bản lĩnh chính trị vững vàng, không ngại khó khăn, gian khổ, không sợ hy sinh, luôn kiên cường bám trụ, chốt giữ, bảo vệ vững chắc cột mốc, chủ quyền tiền tiêu của Tổ quốc.
Trong suốt hơn 34 năm qua, toàn đơn vị đã phát hiện được hơn 60.000 lượt tàu thuyền nước ngoài các loại qua lại khu vực; kịp thời phối hợp cứu vớt 9 tàu đánh cá Việt Nam bị nạn, cấp cứu điều trị bệnh cho 111 ngư dân Việt Nam; giúp đỡ nước ngọt, nhiên liệu, lương thực, cấp phát thuốc cho 432 lượt tàu đánh cá Việt Nam; đón hơn 500 lượt đoàn dân chính đảng đến thăm.
Lần thứ 2, chiến sĩ Phan Xuân Định (nhà giàn DK1/14) thể hiện sự quyết tâm, nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao nơi khơi xa.
Với những thành tích xuất sắc trong công tác, Tiểu đoàn DK1 đã được nhận nhiều phần thưởng cao quý như: 2 Huân chương Chiến công hạng nhì, hạng ba; danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (ngày 21/12/2005); 1 Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng nhì và nhiều bằng khen, danh hiệu thi đua khác. Về cá nhân, có 132 đồng chí được tặng Huân chương Chiến công hạng nhất, nhì, ba. 712 lượt cán bộ, chiến sĩ được tặng Huy chương Chiến sỹ vẻ vang các hạng nhất, nhì, ba. 8 đồng chí được truy tặng bằng Tổ quốc ghi công vì đã anh dũng hy sinh trong khi làm nhiệm vụ tại nhà giàn DK1.
Phát huy truyền thống Tiểu đoàn DK1 anh hùng, cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị luôn tâm nguyện tinh thần: "Kiên cường, dũng cảm, vượt mọi khó khăn, đoàn kết, kỷ luật, giữ vững chủ quyền biển đảo” và luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Thiếu tá Trịnh Văn Nghị, Chính trị viên phó Tiểu đoàn DK1 cho biết: "Hiện nay, ở mỗi vị trí công tác, cán bộ, chiến sĩ trong tiểu đoàn luôn nỗ lực để xứng đáng với truyền thống anh hùng của đơn vị, nhất là các đồng chí đang chốt trực tại 15 nhà giàn nơi biển đảo, thềm lục địa của Tổ quốc. Mỗi thời điểm khác nhau đều có những cá nhân tạo được niềm tin yêu của đồng đội, hết lòng vì việc chung "còn người, còn nhà giàn”… Trong rất nhiều điển hình của tiểu đoàn có biết bao tấm gương thể hiện được năng lực qua công việc hằng ngày. Tiêu biểu như Trung tá, y sĩ Phạm Văn Hướng từng có trên 32 năm gắn bó với các nhà giàn, trực tiếp cấp cứu, cứu chữa kịp thời cho nhiều chiến sĩ và ngư dân; Thiếu tá, quân nhân chuyên nghiệp Trần Văn Toản (nhân viên cơ điện nhà giàn DK1/11) không ngại khó, ngại khổ, luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; Chỉ huy trưởng năng động, quyết đoán, Đại úy Võ Ngọc Sơn (nhà giàn DK1/17) tạo được niềm tin yêu của đồng đội. Gặp chiến sĩ Phan Việt Đức (nhà giàn DK1/10) ở bãi cạn Cà Mau thấy được nhiệt huyết, quyết tâm cũng như sự lạc quan, sức trẻ trong anh. Anh chia sẻ: "Chúng tôi luôn có tình đồng đội, tình anh em một nhà nên có thêm sức mạnh để vượt qua nỗi nhớ đất liền, nỗi nhớ nhà, cùng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao”…
Còn Thiếu tá Phạm Văn Sinh, Chính trị viên nhà giàn DK1/10, từng có 2 lần công tác tại 2 nhà giàn khác nhau chia sẻ: "Truyền thống Tiểu đoàn DK1 luôn được chúng tôi quán triệt đến chiến sĩ trẻ lần đầu làm nhiệm vụ trên nhà giàn. Chúng tôi xác định, đã nhận nhiệm vụ cấp trên giao, đó là niềm vinh dự và tự hào của mỗi người nên luôn sẵn sàng cho điều thiêng liêng: bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo, chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc”.
Chia tay các chiến sĩ Tiểu đoàn DK1 đang đóng giữ tại các nhà giàn, thật đáng nhớ và ấn tượng bởi khí phách và ý chí, sự lạc quan, niềm tin lớn lao về chủ quyền biển đảo, thềm lục địa của các cán bộ, chiến sĩ. Nét rắn rỏi, cương nghị của chiến sĩ Phan Xuân Định (nhà giàn DK1/14) với quyết tâm: "Tôi đã từng làm nhiệm vụ trên nhà giàn nên lần này tâm trạng, tư tưởng ổn định hơn. Nhất là được sự động viên của cán bộ, chiến sĩ, tôi thấy mình đã sẵn sàng thực hiện mọi nhiệm vụ mà chỉ huy nhà giàn giao”. Những cái tên của cán bộ, chiến sĩ như: Nguyễn Đình Dức, Nguyễn Công Hiệu, Tấn Giàu (nhà giàn DK1/10), Đoàn Thanh Liêm (nhà giàn DK1/12)… và những chiến sĩ đang làm nhiệm vụ ngoài thềm lục địa đã "neo” vào lòng mỗi thành viên đoàn công tác tình yêu thương, cảm phục và niềm tin lớn lao. Họ là điểm tựa của đất liền, của Tổ quốc thân yêu…
(Còn nữa)
Bùi Huy
"Yêu nhau cho thịt cho xôi/ Ghét nhau đưa đến Kim Bôi, Hạ Bì” - đó đã là câu chuyện của ngày xa xưa. Kim Bôi hôm nay có thể vẫn chưa thực sự phát triển mạnh, nhưng ôm trong lòng "lộc của trời”, ôm cả những bình yên của một vùng đất du lịch nghỉ dưỡng. Cùng với mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, huyện đang có những chiến lược cụ thể hướng đến mục tiêu đưa Mường Động "cất cánh”.
Khắp công xưởng, nhà máy tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh sôi nổi không khí thi đua lao động sản xuất những ngày cuối năm. Nhiều sáng kiến hữu ích được ứng dụng vào sản xuất góp phần nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp (DN). Phong trào thi đua (PTTĐ) "Lao động giỏi - lao động sáng tạo” đã lan tỏa rộng rãi trong công nhân lao động (CNLĐ). Qua đó xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu, đóng góp tích cực cho DN.
Sông Đà được khắc họa đậm nét trong tùy bút "Người lái đò sông Đà” của nhà văn Nguyễn Tuân. Dòng sông lúc hiền hòa, dịu êm, lúc gắt gỏng thác lũ, lạnh lùng với những vách núi đá sừng sững. Ấy vậy mà có những con người bất chấp nguy hiểm, sẵn sàng chinh phục dòng nước, đó là những "người nhái” sông Đà, những người "lính” thủy điện can trường.
Không chỉ tuyên truyền, vận động, khuyến khích người dân thực hiện tốt các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước mà những già làng, trưởng bản, người có uy tín (NCUT) trong cộng đồng dân cư vốn được coi là những "cây đại thụ” còn tích cực tham gia đóng góp hiệu quả vào công tác đảm bảo an ninh trật tự (ANTT) ngay từ cơ sở.
Sau nhiều cố gắng, nỗ lực của cấp ủy, chính quyền địa phương, khu tái định cư (TĐC) Tuổng Đồi, xã Mường Chiềng (Đà Bắc) đã hoàn thành hệ thống hạ tầng điện, đường, trường học... để bàn giao mặt bằng cho các hộ dân chuyển về sinh sống. Từ đây, nhịp sống mới bắt đầu tại khu TĐC này...
Người tài vốn như hạt giống tốt, hạt giống tốt gieo trên đất tốt mới đơm hoa, kết trái, nếu gieo trên đất đá sỏi, khô cằn thì sẽ khó phát triển được. Môi trường làm việc chính là "mảnh đất” để người tài "dụng võ”. Tuyển dụng được cán bộ chất lượng cao rồi thì yêu cầu tiên quyết đặt ra là làm sao để người cán bộ đó phát huy được kiến thức, năng lực, sở trường tốt nhất.