Chúng tôi trở lại Mường Thàng - Cao Phong những ngày cuối năm. Thời điểm này, cam - sản phẩm chủ lực của Cao Phong căng tròn, mọng nước. Sản phẩm cam tiếp tục khẳng định thương hiệu không chỉ với thị trường trong nước mà đã được xuất khẩu sang Vương quốc Anh. Sự kiện đánh dấu sau hơn 40 năm (kể từ năm 1980), cam Cao Phong vươn ra thị trường thế giới. Việc tái canh cây cam, vùng cam được chú trọng, người nông dân dần thích ứng với chu kỳ sản xuất cam bền vững.



Hệ thống hạ tầng KT-XH xã Tây Phong (Cao Phong) được đầu tư tạo diện mạo mới cho địa phương.

Vùng đất Mường Thàng có nhiều lợi thế về cảnh quan, môi trường, sản phẩm nông nghiệp đang chuyển mình mạnh mẽ. Con đường 435 lên hồ Hoà Bình được đưa vào khai thác mấy năm nay phát huy hiệu quả, mở ra cơ hội lớn để khai thác tiềm năng du lịch vùng hồ. Kết cấu hạ tầng nội huyện, các đường trục dọc, trục ngang khu vực trung tâm huyện đang được quy hoạch và đầu tư mang lại diện mạo mới cho đô thị. Hệ thống đường liên xã kết nối từng bước được đầu tư theo hướng đồng bộ liên hoàn đã thúc đẩy giao thương và cải thiện dân sinh.

Dũng Phong - xã nông thôn mới (NTM) đầu tiên của tỉnh đang nỗ lực xây dựng NTM ở tiêu chuẩn cao hơn, hướng tới cải thiện bền vững cuộc sống người dân. Đồng chí Bùi Văn Liển, Chủ tịch UBND xã Dũng Phong tâm sự: Cán bộ và nhân dân trong xã đang tranh thủ các nguồn lực giúp đỡ, phát huy nội lực đầu tư kết cấu hạ tầng, chuyển đổi sản xuất, khai thác hạ tầng chợ trung tâm, phát triển thương mại, dịch vụ, xây dựng NTM kiểu mẫu. Người dân được tiếp cận các dịch vụ xã hội tiện ích, hộ nghèo giảm còn khoảng 6%.

Không chỉ ở Dũng Phong, cán bộ, nhân dân các xã: Hợp Phong, Bắc Phong, Bình Thanh, Thung Nai... cũng có sự đổi thay trong tư duy, cách làm, góp phần thay đổi diện mạo các vùng quê nông thôn miền núi. Năm 2023 là năm thứ ba thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm (2021 - 2025), trong bối cảnh khó khăn chung, với quyết tâm chính trị cao, Đảng bộ và nhân dân huyện Cao Phong tiếp tục đổi mới, tạo sự thống nhất cao, huy động các nguồn lực, tái cơ cấu các ngành, lĩnh vực, khai thác lợi thế, xây dựng vùng sản xuất hàng hóa, phát triển dịch vụ và đạt được những kết quả khả quan.

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Bí thư TT Huyện ủy Cao Phong cho biết: Cùng với phát huy vai trò của cán bộ, đảng viên, thời gian qua, huyện đã tập trung chỉ đạo công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tăng thu ngân sách nhà nước; tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp và 3 đột phá chiến lược gồm: phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, phát triển nguồn nhân lực, cải thiện môi trường kinh doanh. Huyện định hình quy hoạch, kết cấu hạ tầng, sản xuất được đầu tư, du lịch bước đầu có những sản phẩm mới dựa trên cảnh quan, môi trường văn hóa, diện mạo nông thôn, chất lượng cuộc sống người dân chuyển biến sâu sắc. Việc tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng NTM, phát triển du lịch, dịch vụ đạt được kết quả tích cực. Đã hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp với những sản phẩm chủ lực như cam, quýt, bưởi. Phát triển nuôi trồng thủy sản tại các xã vùng hồ Bình Thanh, Thung Nai; chăn nuôi nông hộ theo hình thức gia trại, trang trại góp phần cải thiện, nâng cao đời sống người dân. Đến nay, huyện có 7/9 xã về đích NTM và đang tập trung nguồn lực cho xã Thạch Yên, Thung Nai phấn đấu đạt chuẩn NTM. Tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt đối với các xã về đích; phấn đấu đến hết nhiệm kỳ có 2 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Đồng thời quyết liệt chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chí huyện NTM. Huyện đã có những sản phẩm du lịch mới trên cơ sở khai thác tiềm năng, lợi thế, giá trị đặc sắc của văn hóa Mường Thàng như: Công viên di sản các nhà khoa học Việt Nam tại xóm Tiềng, xã Bắc Phong; khu du lịch văn hóa, tâm linh tại quần thể hang động núi Đầu Rồng, khu 3, thị trấn Cao Phong…

Năm 2023, huyện Cao Phong dự kiến có 17/19 chỉ tiêu đạt và vượt nghị quyết. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Các cây trồng chính cơ bản đạt năng suất và sản lượng. Toàn huyện có trên 1.740 ha cây ăn quả có múi, sản lượng niên vụ 2023 - 2024 ước đạt 20.000 tấn. Chỉ số cải cách hành chính, năng lực cạnh tranh cấp huyện cơ bản được cải thiện. Lượng khách và doanh thu du lịch, tỷ lệ đô thị hoá… vượt chỉ tiêu đề ra. Tính đến hết năm 2023, thu nhập bình quân đầu người ước đạt 59 triệu đồng, hộ nghèo giảm còn 4,96%, hộ cận nghèo còn 5,58%... Đó là những minh chứng sống động về nhịp sống mới trên quê hương Mường Thàng hôm nay.


Hương Lan

Các tin khác


Nhịp sống mới ở khu tái định cư Tuổng Đồi

Sau nhiều cố gắng, nỗ lực của cấp ủy, chính quyền địa phương, khu tái định cư (TĐC) Tuổng Đồi, xã Mường Chiềng (Đà Bắc) đã hoàn thành hệ thống hạ tầng điện, đường, trường học... để bàn giao mặt bằng cho các hộ dân chuyển về sinh sống. Từ đây, nhịp sống mới bắt đầu tại khu TĐC này...

Thu hút nhân tài - làm sao để “tuyển đúng, dùng hay”? Bài 3 - Hạt giống tốt phải được gieo trên đất tốt

Người tài vốn như hạt giống tốt, hạt giống tốt gieo trên đất tốt mới đơm hoa, kết trái, nếu gieo trên đất đá sỏi, khô cằn thì sẽ khó phát triển được. Môi trường làm việc chính là "mảnh đất” để người tài "dụng võ”. Tuyển dụng được cán bộ chất lượng cao rồi thì yêu cầu tiên quyết đặt ra là làm sao để người cán bộ đó phát huy được kiến thức, năng lực, sở trường tốt nhất.

Thu hút nhân tài - làm sao để “tuyển đúng, dùng hay”? Bài 2 - Ngành Y tế “khát” nhân lực chất lượng cao

Tỉnh Hòa Bình có gần 90 vạn dân, số bác sỹ/1 vạn dân đạt 9,47 bác sỹ. Tuy nhiên, tỉnh chưa có bác sỹ nội trú (BSNT) nào - thực tế này ảnh hưởng không nhỏ đến nâng cao chất lượng khám, điều trị cũng như củng cố niềm tin của nhân dân đối với các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh. Trước đòi hỏi bức thiết đó, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh đã mạnh dạn thực hiện hỗ trợ ban đầu 150 triệu đồng cho BSNT về công tác tại bệnh viện. Chính sách ưu đãi đặc biệt này đã giúp BVĐK tỉnh và cũng là ngành Y tế tỉnh tuyển dụng được BSNT đầu tiên về công tác. Khát nhân lực chất lượng cao đang là vấn đề nóng đối với ngành Y tế tỉnh nhà mà nguyên nhân chính là do chưa có cơ chế, chính sách thu hút, ưu đãi, sử dụng phù hợp.

Thu hút nhân tài - làm sao để “tuyển đúng, dùng hay”? Bài 1 - Nhiều khó khăn trong thu hút nhân tài về tỉnh

Ngày 14/11/1945, hơn 2 tháng sau ngày đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, trong bài viết "Nhân tài và kiến quốc” đăng trên Báo Cứu Quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: "Kiến quốc có chắc thành công thì kháng chiến mới mau thắng lợi. Kiến thiết thì phải có nhân tài”. Nhân tài nước ta dù chưa có nhiều lắm, nhưng theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, nếu chúng ta khéo lựa chọn, khéo phân phối, khéo dùng thì nhân tài ngày càng phát triển, càng thêm nhiều. Tiếp đó, ngày 20/11/1946, trên Báo Cứu Quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã công bố văn bản "Tìm người tài đức”. Muốn "trọng dụng những kẻ hiền năng”, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu các địa phương phải lập tức điều tra "người tài đức”, làm được những việc ích nước lợi dân. Hạn trong 1 tháng "phải báo cáo ngay cho Chính phủ biết”.

Xung quanh dự án xây dựng trụ sở và các công trình văn hóa tâm linh bị “treo” nhiều năm


Bài 3 - Lời giải nào cho chính quyền và nhà đầu tư? 
Những vướng mắc liên quan đến dự án "xây dựng các công trình văn hóa tâm linh” tại tổ 8, phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình) không được giải quyết triệt để sẽ trở thành vấn đề phức tạp, điểm "nóng” về khiếu kiện kéo dài. Vậy đâu là lời giải "bài toán” này cho chính quyền và nhà đầu tư?

Xung quanh dự án xây dựng trụ sở và các công trình văn hóa tâm linh bị “treo” nhiều năm

 Bài 2 - Vướng mắc liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng 

Dự án xây dựng các công trình văn hóa tâm linh do có nhiều vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) khiến cho dự án này bị "treo” nhiều năm, gây bức xúc trong nhân dân, dẫn đến đơn thư kiến nghị kéo dài...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục