Cách đường tỉnh 435 gần 3km ở xóm Lòn, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong là một căn nhà sàn cũ. Đó là căn nhà của bà Đinh Thị Thảo năm nay 63 tuổi, bà ở một mình. Nhiều năm nay bà Thảo sống trong cảnh không có điện, không ti vi với niềm đam mê trồng rừng và giữ rừng.


Bà Đinh Thị Thảo, xóm Lòn, xã Bình Thanh (Cao Phong) sống một mình để trồng rừng và nuôi trâu.

Men theo con đường 435 cũ đã bị cắt cua, bỏ hoang bởi vực sâu, chúng tôi đến nhà bà Thảo. Theo người dân nơi đây, trên đoạn đường 4km chỉ còn 2 gia đình ở lại. Riêng bà Thảo ở một mình nhiều năm nay. Đường vắng, rừng vắng, chỉ nghe tiếng mõ trâu vọng lại. Ngôi nhà sàn nhỏ nằm bên rìa đồi. Chiều tối từ trong thung sâu tiếng mõ trâu ngày càng gần. Đàn trâu của bà Thảo đen bóng và béo. Đi sau cùng là bà Thảo. Người phụ nữ mái tóc đã điểm bạc, khỏe khoắn, nhanh nhẹn. Khuôn mặt an nhiên tự tại của một người ít lo toan, vướng bận. Không phải đuổi, đàn trâu tự về chuồng. Bà Thảo kiểm đếm lại rồi mới ra mời chúng tôi vào nhà. Ngôi nhà nhỏ chỉ có một người ở nên mọi đồ đạc sinh hoạt đều giản tiện. Chỗ ở kèm luôn bếp đun. Bà cho biết: Ngày nào tôi cũng đi trâu từ sáng đến tối mới về. Cả ngày chạy theo chúng vòng đi vòng lại hết mấy quả đồi. Sáng tôi nấu cơm mang đi, trưa ăn luôn ở rừng. Đàn trâu nghỉ ngơi, tôi tranh thủ tìm ít rau tầm bóp, lá đu đủ về lo bữa tối. 

Vốn đã quen một thân một mình nên bà tự sắp xếp mọi việc. Mời khách ngồi chơi nói chuyện, bà tranh thủ nấu cơm. Bà bảo mấy hôm nay trời không nắng nên tấm pin năng lượng mặt trời có ít điện, chỉ chập tối một tí là hết điện. Vừa làm bếp bà vừa tranh thủ dọn dẹp nhà cửa. Vốn là người nhanh nhẹn, chịu khó nên chỉ thoáng chốc ngôi nhà đã gọn gàng, ngăn nắp. Khi sắp xếp xong việc nhà, bà Thảo ngồi tâm tình với chúng tôi. Bà có 2 người con trai đã trưởng thành, đang sống ở xóm cách gần 4km. Cách đây hơn chục năm chồng bà mất, bà chuyển vào ở hẳn trong rừng. Con cái không muốn bà vất vả giữ mẹ ở lại, nhưng bà không thích cuộc sống chật chội, đông người mà không được chăn nuôi. Mặt khác bà muốn ở đây trồng rừng, thích không gian yên tĩnh. Sống mãi thành quen, chỉ những khi hết mắm, muối bà mới về xóm, không thì bảo các con, cháu mang lên. Ở rừng đã được chục năm nhưng bà chưa một lần bị ốm đau.

Bà Thảo vốn sinh ra và lớn lên trên lòng hồ Hòa Bình. Cả cuộc đời bà gắn bó với rừng, với núi. Khi thủy điện Hòa Bình được xây dựng thì gia đình bà "vén” lên xóm Lòn, xã Bình Thanh. Bà ở rừng từ bé, lớn lên nhìn những cánh rừng bị phá nên xót xa. Khi lập gia đình, mong muốn của vợ chồng bà là trồng rừng để chăn nuôi gia súc. Các con dần trưởng thành thì chồng bà bị bạo bệnh rồi mất. Sau khi các con yên bề gia thất bà mới có thời gian thực hiện mong ước của mình. Bà rời xóm lên núi làm tạm cái lều. Ngày ngày bà lên khu đất được Nhà nước giao trồng rừng. Sau bao năm miệt mài khó nhọc, những mảnh đồi trọc bà được giao dần phủ bóng cây. Mồ hôi, công sức của bà đã được đền đáp bởi những rừng lát, rừng xoan, dổi xanh tốt. Hàng năm bà mở rộng diện tích trồng rừng. Những cánh rừng trên chục năm tuổi bà dày công gây dựng dần khép tán. Ai đi qua khu vực này cũng phải thán phục, mê mẩn trước rừng cây của bà. 

Khi rừng cây khép tán, bà Thảo vẫn gắn bó với rừng không về xóm. Thương bà các con muốn đón về xóm ở nhưng bà vẫn nhất quyết ở lại nơi này. Cây lớn bà quay sang chăn nuôi gia súc và đàn gà cải thiện bữa ăn. Từ một vài con ban đầu đến nay đàn trâu đã có trên chục con. 

Trời tối dần, mưa lất phất, trước lúc ra về, bà Thảo nhất nhất dúi vào tay chúng tôi ít rau rừng bà lấy khi đi chăn trâu. Bà bảo rau này ngon và sạch lắm, nhiều khi không kiếm được đâu. Ở rừng vui nhất là được nhìn thấy rừng cây của mình lớn từng ngày, được ăn rau rừng, gà thả rông…, đó là niềm hạnh phúc.


Việt Lâm

Các tin khác


Sáng mãi màu áo xanh tình nguyện

"Năm 2024, Ban Chấp hành Trung ương Đoàn thống nhất lựa chọn chủ đề công tác là "Năm Thanh niên tình nguyện”. Đây là năm đánh dấu nhiều sự kiện đặc biệt có ý nghĩa trong phong trào thanh niên tình nguyện, như: kỷ niệm 60 năm phong trào "Ba sẵn sàng”, 10 năm "Năm Thanh niên tình nguyện”, 25 năm Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè. Vì vậy, tổ chức Đoàn các cấp cần phải xem đây là một năm sôi động các hoạt động thanh niên tình nguyện trên toàn quốc với sự tham gia đông đảo của các tầng lớp thanh niên Việt Nam" - đồng chí Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn nhấn mạnh tại hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đoàn lần thứ tư, khoá XII (tháng 1/2024).

Xung quanh việc xây dựng trụ sở và công trình văn hóa tâm linh tại thành phố Hòa Bình: Bài 2 - Công trình không phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, vi phạm trật tự xây dựng?

Liên quan đến việc xây dựng chùa Hòa Bình và các công trình phụ trợ, thời gian qua, một số cơ quan thông tin, báo chí đưa tin cho rằng: công trình này không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; vi phạm các quy định của pháp luật về thủ tục đầu tư; còn để xảy ra nhiều sai phạm liên quan đến trật tự xây dựng. Trước những vấn đề được dư luận xã hội và người dân quan tâm, các cơ quan chức năng của tỉnh và UBND thành phố Hòa Bình (TPHB) đã có thông tin phản hồi.

Xung quanh việc xây dựng trụ sở và công trình văn hóa tâm linh tại thành phố Hòa Bình: Bài 1 - Các cơ quan chức năng đề nghị điều chỉnh quy mô xây dựng chùa Hòa Bình

Thực hiện chỉ đạo của đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh về việc xem xét, kiểm tra, rà soát các nội dung liên quan đến công tác quy hoạch, thu hồi đất để thực hiện xây dựng trụ sở và công trình văn hóa tâm linh chùa Hòa Bình tại đồi Ba Vành, thuộc tổ 8, phường Tân Thịnh, thành phố Hòa Bình (TPHB), ngày 19/1/2024, Sở Xây dựng (SXD) đã tổ chức họp với các sở, ngành, UBND TPHB và Ban trị sự Giáo hội Phật giáo (GHPG) tỉnh. Sau cuộc họp, các sở, ngành, UBND TPHB đã đưa ra những kiến nghị với UBND tỉnh về việc điều chỉnh quy mô xây dựng chùa Hòa Bình.

Thiêng liêng ngày hội tòng quân

Không phải tiếng trống giục giã, cũng không phải ngọn đuốc thắp lên bằng ngọn lửa truyền thống, mà chính nhiệt huyết của tuổi trẻ mới là thứ làm bùng lên không khí thiêng liêng trong ngày hội tòng quân năm 2024. Đây chính là ngày hội của tuổi trẻ, của thanh niên ưu tú - những người đã biết đặt Tổ quốc ở trong tim...

Chuyện về nhạc phẩm “Lá thư DK” trên biển

Trong một đêm cuối năm Quý Mão 2023, con tàu Trường Sa 04 bền bỉ đè sóng tiến về phía bãi cạn Cà Mau, nơi có nhà giàn DK1/10… Bỗng trong tiếng sóng biển ầm ào và gió thổi ràn rạt dọc các boong tàu, vẳng tiếng đàn ghi ta và tiếng hát của một vài chiến sĩ hải quân. Tiếng đàn thánh thót và da diết của Trung tá Trịnh Văn Nghị, Chính trị viên phó Tiểu đoàn DK1 hòa vào giọng hát khá tình cảm của nhóm cán bộ, chiến sĩ trên tầng 3 con tàu: "Anh kể lại nơi anh những lúc biển cuồng phong/ Biển giận dữ hung tàn quá đỗi/ Nhà giàn kiên trung giữ vững thềm lục địa/ Như tình anh yêu em, tình yêu bất tận…”. Các anh đang tập bài hát mới "Lá thư DK” của ca sĩ, nhạc sĩ, Phó đoàn Nghệ thuật Bông Sen (TP Hồ Chí Minh), thành viên của đoàn sáng tác trong chuyến hải trình DK1…

Huyện Lạc Thủy: Ước vọng đầu Xuân mới

Mùa Xuân đến mang theo hơi ấm của đất trời, đem đến sức sống mới cho vạn vật. Đó cũng là thời điểm cảm xúc của mỗi người lại trào dâng với niềm tự hào, tin tưởng, đoàn kết một lòng đi theo con đường mà Đảng và Bác Hồ đã chọn. Xuân mới, niềm tin khát vọng mới, bao dự định được gửi gắm, thôi thúc mỗi chúng ta cố gắng phấn đấu vươn lên, xây dựng quê hương Lạc Thủy giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục