Không phải tiếng trống giục giã, cũng không phải ngọn đuốc thắp lên bằng ngọn lửa truyền thống, mà chính nhiệt huyết của tuổi trẻ mới là thứ làm bùng lên không khí thiêng liêng trong ngày hội tòng quân năm 2024. Đây chính là ngày hội của tuổi trẻ, của thanh niên ưu tú - những người đã biết đặt Tổ quốc ở trong tim...




Người dân thành phố Hòa Bình đưa tiễn các thanh niên ưu tú lên đường thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng bảo vệ Tổ quốc.

Những người trẻ đặt Tổ quốc ở trong tim

Tính ra, phải đến tháng 4 này Bùi Văn Dương ở xóm Xào Vót, xã Lạc Sỹ (Yên Thủy) mới bước sang tuổi 19. Song ý thức rõ trách nhiệm, nghĩa vụ thiêng liêng của tuổi trẻ, Dương đã tự nguyện viết đơn xin nhập ngũ. Cùng với Dương, xã Lạc Sỹ có 4 người cùng nhập ngũ, trong đó có 3 người viết đơn tình nguyện nhập ngũ.

Cũng như Bùi Văn Dương, ngay khi vừa đủ 18 tuổi, Nguyễn Văn Dũng ở tổ 19, phường Tân Thịnh (TP Hoà Bình) đã không ngần ngại viết đơn tình nguyện xin nhập ngũ. Bởi "Em luôn tâm niệm môi trường quân đội là một môi trường tốt nhất để rèn luyện cho em trưởng thành. Hơn nữa, tham gia nhập ngũ là em được thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ thiêng liêng, cao cả là bảo vệ đất nước”, nhìn về lá cờ Tổ quốc bay phất phới trong gió, Dũng dưng dưng xúc động chia sẻ. 

Trong ngày hội tòng quân năm nay, tại sân vận động huyện Kim Bôi, 232 tân binh đội ngũ chỉnh tề có mặt từ 7 giờ sáng. Khu vực tổ chức Lễ giao nhận quân được trang hoàng rực rỡ. Chiếc cầu vinh quang được dựng ở vị trí trang trọng như khơi dậy niềm tự hào về truyền thống của tuổi trẻ vùng đất "chén vàng". Trong số hàng trăm tân binh, chúng tôi gặp lại 2 anh em Quách Xuân Bắc và Quách Chí Bảo ở xã Kim Bôi đang được bố mẹ căn dặn những lời cuối trước khi lên đường thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Quách Xuân Bắc và Quách Chí Bảo là 2 anh em sinh đôi. Do hoàn cảnh gia đình còn nhiều khó khăn nên sau khi học xong lớp 12, cả Bắc và Bảo cùng đi làm công nhân tại Hà Nam để giúp đỡ bố mẹ. Mặc dù công việc ổn định, thu nhập tốt, nhưng khi nhận được giấy báo khám tuyển nghĩa vụ quân sự (NVQS), cả Bắc và Bảo đều rất hào hứng và xin nghỉ việc để về khám. Kết quả cả 2 anh em đều trúng tuyển. Khi được thông báo, theo luật thì một trong hai anh em được hoãn thực hiện NVQS. Tuy nhiên, cả 2 đã động viên nhau cùng viết đơn tình nguyện nhập ngũ. Giữa rừng cờ đỏ phơi phới bay trong gió sớm, chia sẻ về quyết định này, cả Quách Xuân Bắc và Quách Chí Bảo cùng đặt tay lên ngực trái: Chúng em đặt Tổ quốc ở trong tim mình. Khi Tổ quốc gọi, chúng em lên đường.

Vâng! khi Tổ quốc đã ở trong tim thì chẳng ai còn đắn đo, suy nghĩ thiệt hơn. Đó cũng là cách nghĩ, cái tâm thế của những người trẻ đã trưởng thành. Họ luôn đặt Tổ quốc lên trên hết. Chính vì lẽ đó, việc một gia đình có 2 anh em cùng viết đơn tình nguyện nhập ngũ không còn là chuyện hiếm ở tỉnh Hoà Bình trong những năm qua. 

Khi Tổ quốc gọi, chúng tôi lên đường

Qua hàng chục mùa tuyển quân, nhưng chúng tôi vẫn luôn xúc động khi ở đâu, năm nào cũng được nghe những chia sẻ thật xúc động của những chàng trai tuổi 18 đôi mươi chững chạc trong bộ quân phục mới sẻ chia suy nghĩ thật thiêng liêng và đầy tự hào: Khi Tổ quốc gọi, chúng tôi sẽ lên đường! Điều này giống như ngọn lửa được tiếp nối nhân lên từ truyền thống ngàn năm của dân tộc; từ sự trao truyền của các thế hệ cha anh.  



Ngay từ sáng sớm ngày 25/2, 2 anh em sinh đôi Quách Xuân Bắc và Quách Chí Bảo ở xã Kim Bôi (Kim Bôi) đã chuẩn bị sẵn sàng lên đường nhập ngũ.

Chính tâm thế lên đường khi Tổ quốc gọi tên đã có nhiều thanh niên trong tỉnh sẵn sàng gác lại tình riêng để lên đường thực hiện nghĩa vụ công dân, trách nhiệm của tuổi trẻ. Như tân binh Sùng A Chiến ở xóm Pà Cò Lớn, xã Pà Cò (Mai Châu) dù mới cưới vợ chưa lâu, nhưng khi trúng tuyển NVQS đã gác lại tình riêng, tiếp bước cha anh lên đường. Ở Pà Cò, không chỉ có Sùng A Chiến mà Sùng A Thành, cậu trai trẻ người Mông trong bộ quân phục mới mà tôi gặp trong Lễ giao nhận quân năm 2024 tại sân vận động huyện Mai Châu cũng là một nhân tố truyền "lửa” cho thế hệ thanh niên trong vùng đồng bào dân tộc Mông hôm nay. Bởi sau khi biết Sùng A Thành viết đơn tình nguyện nhập ngũ, nhiều người trẻ ở Hang Kia, Pà Cò đều có tâm nguyện khi đủ tuổi sẽ viết đơn tình nguyện nhập ngũ như thế hệ các anh đi trước. Chia sẻ với chúng tôi trước giờ lên đường về đơn vị, Sùng A Thành cho biết: Là thế hệ thanh niên sinh ra và lớn lên trong điều kiện đất nước đã được hòa bình. Chúng em không quên công ơn của các thế hệ ông cha đi trước đã chiến đấu, hy sinh giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc. Được vinh dự trở thành người chiến sỹ quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, chúng em sẽ nỗ lực phấn đấu, rèn luyện, vượt qua khó khăn để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Lên đường bảo vệ Tổ quốc cũng chỉ cần thế thôi, nhiều người trẻ luôn trong tâm thế sẵn sàng. Như trường hợp của tân binh Quách Ngọc Pháp ở xóm Vỏ, xã Xuất Hóa (Lạc Sơn). Nhà có 2 anh em trai, cuối năm 2023, anh trai của Pháp hoàn thành NVQS trở về địa phương. Nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, Pháp viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ trong đợt tuyển quân năm 2024.

Theo chỉ tiêu, năm nay tỉnh Hòa Bình có tổng số 1.863 thanh niên nhập ngũ. Trong đó, có 1.600 thanh niên lên đường thực hiện NVQS, 263 thanh niên thực hiện nghĩa vụ công an nhân dân. Trong số đó, nhiều người còn rất trẻ, chỉ mới bước sang tuổi 18, cùng hàng chục người có trình độ cao đẳng, đại học... Theo Đại tá Đinh Đình Trường, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng NVQS tỉnh, để đạt được kết quả trên là do những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo Hội đồng NVQS các cấp làm tốt công tác đăng ký, quản lý công dân trong độ tuổi sẵn sàng nhập ngũ; tổ chức sơ tuyển, khám tuyển chặt chẽ, đúng quy trình, quy định. Tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho các tầng lớp nhân dân trong thực hiện Luật NVQS. 

Tiếng trống tòng quân giục giã. Khi Tổ quốc gọi tên, tạm biệt gia đình, bè bạn, quê hương, những chàng "sơn tinh” của xứ Mường tiếp bước cha anh lên đường bảo vệ Tổ quốc... Các anh đi, hậu phương luôn sẵn sàng để chờ đón một lớp thanh niên được rèn giũa, được "thử lửa” qua gian khó; lứa thanh niên "chân đồng, vai sắt” trở về chung sức xây dựng quê hương ngày càng mạnh giàu.

Mạnh Hùng

Các tin khác


Tết cổ truyền trong lòng du học sinh

Đối với những du học sinh dù học tập tại đất nước nào thì mỗi khi đến Tết cổ truyền của dân tộc đều hướng về quê hương, mong trở về nhà đoàn tụ cùng gia đình.

Tết đến , Xuân về trên nhà giàn DK1

Sau 9 ngày vượt sóng to, gió lớn với hàng trăm hải lý ngoài trùng khơi, sự cố gắng, mong chờ của đoàn công tác đã được thỏa nguyện: Lên nhà giàn DK1/10 (Vùng 2 Hải quân) ở bãi cạn Cà Mau. Quên hết những mệt mỏi, say sóng cùng một số tiếc nuối của các cuộc "đổ bộ” bất thành nhiều lần trước, chúng tôi đã có được hạnh phúc với những cuộc gặp gỡ bất ngờ: gặp gỡ mùa Xuân trên nhà giàn DK1…

Lặng thầm những dấu chân trên đá

Vốn là người có thâm niên công tác trên vùng đất Mai Châu. Anh đã cùng đồng đội đến những nơi mà không mấy người đến. Ở đâu cũng vậy, anh được coi như người thân ruột thịt. Kể cả khi được điều động về làm Trưởng Công an xã ở nơi "vùng đất khó" Hang Kia (Mai Châu), Trung tá Triệu Văn Thắng vẫn là một "người con của bản Mông”...

Hải trình nhà giàn DK1- Bài ca không quên nơi trùng khơi: Bài 5 - Nhà giàn DK1... không bao giờ là chia tay

Trên hải trình đến nhà giàn DK1, với 15 ngày, vượt qua 2.000 km trên biển cả nơi thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc, biết bao trạng thái cảm xúc đan xen, dâng trào... Dù mệt, dù say sóng, nhưng mỗi khi nghe tin "nhà giàn kia rồi”, tất cả các thành viên đều vùng dậy với tâm trạng háo hức, chờ đợi xuống xuồng, lên giàn. Để mỗi lần đến các nhà giàn, câu chuyện về các chiến sĩ hải quân Vùng 2 nói chung và chiến sĩ nhà giàn DK1 cứ nối dài mãi...

 

Hải trình nhà giàn DK1 - Bài ca không quên nơi trùng khơi: Bài 4 - Ấm nồng phía sau người lính nhà giàn DK1

Quân cảng 129, TP Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu) ngày cuối năm nắng ấm, tràn ngập hoa, ánh mắt và nụ cười của người đi về phía biển và người đưa tiễn. Có nhiều niềm vui và cũng có cả những bịn rịn, bùi ngùi… Cuối năm, khi mọi gia đình đều hướng về ngày Tết Nguyên đán sum vầy, đoàn tụ thì cán bộ, chiến sĩ nhà giàn DK1 phải tạm gác lại nhịp sống thân thương đó để đi làm nhiệm vụ ngoài biển đảo, thềm lục địa của Tổ quốc. Thời bình rồi đấy, gió đã thôi mang mùi đạn bom nhưng vẫn còn những nhiệm vụ quan trọng khác vì chủ quyền biển đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc. Vì thế, cần những cán bộ, chiến sĩ mạnh mẽ, kiên cường đến khơi xa sóng gió. Phía sau họ có bao tâm tư, tình cảm nhưng cũng biết bao ấm nồng tình yêu của đất liền, của hậu phương…    

Hải trình nhà giàn DK1 - Bài ca không quên nơi trùng khơi: Bài 3 - Tiểu đoàn DK1 - Vững vàng nơi biển khơi

Nhà giàn DK1, Tiểu đoàn DK1… từ lâu là cụm từ quen thuộc, thân thương, một "địa chỉ đỏ”, chiếm được sự quan tâm, cảm phục của bao tấm lòng đối với chủ quyền biển đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc. Qua hành trình hàng nghìn km trên biển, điều đọng lại trong lòng các thành viên đoàn công tác về các chiến sĩ Tiểu đoàn DK1 là sự lạc quan, trách nhiệm, ý chí kiên cường trước mọi thử thách, sóng gió, dù là khốc liệt nhất. Hơn 34 năm qua, Tiểu đoàn DK1 luôn vững vàng giữa sóng gió biển khơi…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục