Bài 2 - Quyết định sau "đè” quyết định trước, dân ấm ức kêu oan 

 Sau khi UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1175/QĐ-UBND, ngày 18/5/2007 thu hồi và hủy Quyết định số 2192/QĐ-UBND, ngày 3/12/2003. Cho rằng Quyết định số 1175/QĐ-UBND giải quyết không đúng bản chất vấn đề; các nội dung trong báo cáo của Ban quản lý (BQL) xóm Thịnh Vượng, xã Lạc Thịnh (Yên Thủy) tại cuộc họp ngày 22/2/2006 không đúng sự thật dẫn đến việc oan sai, suốt 17 năm qua, ông Đinh Văn Miễn đã gửi đơn kêu oan đi khắp nơi mong cầu được làm rõ tận gốc rễ vấn đề.




Hàng trăm trang tài liệu phóng viên thu thập được hé lộ nhiều vấn đề về nội dung báo cáo sai sự thật
từ Ban quản lý xóm Thịnh Vượng, xã Lạc Thịnh (Yên Thủy).

Có hay không việc Ban quản lý xóm báo cáo sai sự thật?

Quá trình phóng viên Báo Hòa Bình tìm hiểu đã hé lộ nhiều vấn đề có liên quan đến vụ việc công dân nêu xảy ra cách đây hàng chục năm. Chúng tôi được một số người từng trực tiếp xác minh giải quyết vụ việc theo đơn thư của công dân (xin được giấu tên) chia sẻ: Nếu vụ việc được giải quyết theo Quyết định số 1175/QĐ-UBND, ngày 18/5/2007 của UBND tỉnh thì vẫn còn có dấu hiệu oan ức cho công dân.
Để làm rõ, chúng tôi bắt đầu từ báo cáo của BQL xóm Thịnh Vượng tại cuộc họp ngày 22/2/2006. Tại đơn đề nghị gửi UBND xã Lạc Thịnh, UBND huyện Yên Thủy, UBND tỉnh và Tổng Thanh tra Chính phủ ngày 25/11/2008 của ông Nguyễn Văn Bá, thành viên BQL Hợp tác xã (HTX) Thịnh Vượng từ năm 1966 - 1990, là người trực tiếp cấp đất cho ông Miễn năm 1972 (hiện 85 tuổi, đang sống ở xóm Thịnh Vượng, xã Lạc Thịnh) xác nhận: "Vụ tranh chấp đất giữa ông Phẩm và ông Miễn đã được cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Trong đó, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2192/QĐ-UBND, ngày 3/12/2003 (quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng), được hội nghị ngày 19/7/2004 của UBND xã công nhận là chính đáng, thực tế. Nhưng sau đó, do một số đối tượng không nắm vững nguồn gốc, lịch sử đã tạo dựng ra một số giấy tờ, văn bản thiếu sự trung thực đã tác động đến bộ phận BQL xóm, lập ra một số nội dung trong báo cáo ngày 22/2/2006 và đề nghị ngày 27/3/2006, cũng như ý kiến phản ánh tại hội nghị của huyện ngày 21/1/2006 là hoàn toàn không đúng sự thật. Do văn bản báo cáo sai sự thật của BQL xóm được cơ quan có thẩm quyền lấy đó làm căn cứ, hậu quả dẫn đến nội dung kết luận của Thanh tra Chính phủ và Quyết định số 1175/QĐ-UBND của UBND tỉnh không đúng sự thật. Chúng tôi đã góp ý nhiều lần nhưng không được tiếp thu. Năm 1972, tôi là người trực tiếp cấp đất cho ông Miễn, năm 1974 cấp cho ông Châu. Tôi đã tham gia BQL HTX từ năm 1966 - 1990. Chính vì vậy, tôi không đồng ý với những việc làm của cán bộ BQL xóm với những nội dung không đúng sự thật, làm ảnh hưởng đến an ninh thôn xóm”.

"Nguyên nhân chính gây ra việc này là vào năm 1989, do ông Trịnh Anh Tài, khi đó làm Phó Chủ nhiệm HTX Thịnh Vượng (hiện vẫn sống ở xóm Thịnh Vượng) chỉ đạo việc đo đạc và sắp đặt nhờ ông Quách Đức Việt ở xóm Trác 2, xã Lạc Thịnh (thời điểm trước năm 1989 ông Việt là cán bộ quản lý ruộng đất xã (nay là địa chính xã), đến năm 1989 thì nghỉ việc) làm giấy xác nhận giả mạo”, ông Nguyễn Văn Bá cho biết thêm. Điều này, khi còn sống, ngày 1/8/2013, ông Quách Đức Việt đã viết cam kết và thừa nhận những điều ông Nguyễn Văn Bá nêu trong đơn là đúng sự thật.

Ngoài ra, ngày 16/4/2008, ông Quách Đức Việt cũng có báo cáo gửi UBND xã Lạc Thịnh và các ban, ngành, có liên quan. Trong đó xác nhận, năm 2003, ông Trịnh Anh Tài nhờ ông viết một giấy xác nhận về đất ở có liên quan đến hộ ông Đinh Văn Miễn và ông Nguyễn Minh Châu ở xóm Thịnh Vượng, nội dung viết theo ý ông Tài. Mặc dù biết là nội dung không đúng sự thật, nhưng do quá nể nên ông Việt đã chấp nhận làm theo, nhận thức đó là sai lầm nên ông Việt đã viết báo cáo gửi lãnh đạo xã Lạc Thịnh. Tại "bản tự nguyện khai báo” do ông Quách Đức Việt viết tay ngày 29/5/2014, được trưởng xóm Lạc Thịnh khi đó là ông Quách Văn Xếp và ông Dương Văn Biên, Phó Chủ tịch UBND xã Lạc Thịnh xác nhận một lần nữa khẳng định "việc làm sai trái trên đã tác động, làm sai lệch hồ sơ giải quyết vụ việc tranh chấp đất đai giữa ông Đinh Văn Miễn và Nguyễn Văn Phẩm”.

Nhiều người dân cho rằng mình bị giả mạo chữ ký

Ngoài báo cáo của BQL xóm Thịnh Vượng tại cuộc họp ngày 22/2/2006, trong hồ sơ, tài liệu chúng tôi thu thập được còn có đơn đề nghị của ông Nguyễn Văn Phẩm đề ngày 2/10/2003, gửi chính quyền xóm Thịnh Vượng và người dân trong xóm xác nhận thửa đất số 43 của gia đình ông, "giấy đổi thổ cư” giữa ông Nguyễn Minh Châu và ông Nguyễn Văn Phẩm với sự chứng kiến của các thành viên là anh chị em trong gia đình. Trong đơn ông Phẩm nêu: "Năm 1988 - 1989, HTX Thịnh Vượng cấp ô đất quán sửa xe của ông Miễn cho ông Châu vì ông Miễn đã được cấp đổi thổ mới. Ngày 24/8/1991, ông Châu đòi lại đất do có nghị quyết của hội nghị xã viên. Ông Châu đổi thổ cho tôi năm 1990, năm 1993 tôi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ngày 30/9/2003, trong khi giải quyết tranh chấp, Đoàn thanh tra tỉnh, Ban ruộng đất huyện, xã đã đo cả đường đi của 2 hộ dân liền kề. Tôi cùng 2 hộ đề nghị đoàn đo cho đúng mô mốc hiện trạng nhưng đoàn không nghe. Tôi làm đơn đề nghị chính quyền xóm và bà con trong xóm xác nhận tình trạng thực tế và nguồn gốc đất thổ của tôi”.

Theo đó, có 65/70 hộ dân trong xóm xác nhận vào đơn của ông Phẩm. Đáng nói, theo một số người dân thì số người biết và nắm rõ nguồn gốc đất, tranh chấp đất giữa hộ ông Phẩm và ông Miễn rất ít. Đáng nói hơn, sau khi danh sách các hộ ký xác nhận đơn cho ông Phẩm được đưa ra, nhiều người giật mình khi thấy tên và chữ ký của mình trong phần xác nhận. Một số người cho rằng danh sách, chữ ký xác nhận của mình là giả mạo, bởi họ không biết đến đơn đề nghị của ông Phẩm và chưa từng ký xác nhận vào lá đơn này, như các ông, bà: Nguyễn Văn Lại, Bùi Văn Quynh, Đinh Thị Nhâm, Trần Thị Đưa. Còn đối với "giấy đổi thổ cư” thì ngay đến ông Nguyễn Văn Thơ, anh trai ông Nguyễn Văn Phẩm cũng có giấy xác nhận và khẳng định bản thân ông không được tham gia, không được họp, không được ký vào giấy tờ nào gọi là "giấy đổi thổ cư”...

(Còn nữa)

NHÓM PHÓNG VIÊN BÁO HÒA BÌNH


Các tin khác


Dấu ấn Công an chính quy về xã:


Bài 2 - Tiếp tục "Vì nhân dân dân phục vụ”

Từ năm 2019 đến nay, lực lượng Công an chính quy về xã đã nỗ lực khắc phục mọi khó khăn, bám sát địa bàn, gần dân, trọng dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, dựa vào dân, phát huy tốt vai trò là chỗ dựa cho nhân dân, triển khai nhiều biện pháp đảm bảo và giữ vững an ninh trật tự (ANTT), góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Dấu ấn Công an chính quy về xã: Bài 1 - Hiệu quả từ chủ trương đúng, hợp lòng dân

Hơn 4 năm qua, với chủ trương đưa Công an chính quy về xã của Bộ Công an, lực lượng Công an chính quy trên địa bàn tỉnh đã nỗ lực bám địa bàn, phát huy tốt vai trò là chỗ dựa tin cậy của quần chúng nhân dân, giữ vững ổn định tình hình an ninh trật tự (ANTT); đồng thời triệt phá nhiều vụ việc, cảm hóa nhiều đối tượng lầm lỡ nhằm từng bước chuyển hóa địa bàn trọng điểm và khẳng định được hiệu quả mô hình Công an xã chính quy, tạo dấu ấn tốt đẹp trong lòng nhân dân.

Mo Mường trên hành trình trở thành di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại:

Bài 3 - Động lực cho Mo Mường "cất cánh"

Nhằm lưu giữ, phát triển những giá trị văn hoá đặc sắc của Mo Mường, tỉnh Hoà Bình xác định Mo Mường là di sản văn hoá (DSVH) cần bảo tồn và phát huy (BT&PH) trong đời sống cộng đồng và đưa vào từ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015 - 2020. Trong đó, nêu rõ nhiệm vụ: ... Xây dựng lộ trình lập hồ sơ khoa học trình Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận Mo Mường là DSVH phi vật thể của nhân loại. Để thực hiện mục tiêu đề ra, vượt qua nhiều khó khăn, tỉnh Hòa Bình phối hợp với các tỉnh bạn đã hoàn thành có chất lượng bộ hồ sơ di sản Mo Mường trình UNESCO.

Mo Mường trên hành trình trở thành di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại:

Bài 2 - Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Mo Mường

Trước thực tế Mo có nguy cơ mai một, các nghệ nhân ngày càng lớn tuổi, không gian diễn xướng dần thu hẹp, tỉnh Hòa Bình đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để bảo tồn và phát huy (BT&PH) giá trị di sản văn hóa (DSVH) Mo Mường. Ở từng địa phương, tùy theo điều kiện đã có những việc làm cụ thể để "giải cứu” những áng Mo Mường.

Mo Mường trên hành trình trở thành di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại: Bài 1 - Giá trị trường tồn của Mo trong đời sống người Mường xưa và nay

Hòa Bình là vùng đất có cư dân bản địa dân tộc Mường chiếm trên 63% dân số. Theo dòng chảy thời gian, dân tộc Mường đã sáng tạo và lưu giữ được nền văn hóa phong phú, đa dạng. Trong nền văn hóa đó có một loại hình nổi bật, độc đáo, có giá trị nhân văn sâu sắc đó là Mo Mường. Những năm qua, tỉnh đã có nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực nhằm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Mo Mường. Hiện nay, Chính phủ đã gửi hồ sơ Mo Mường để trình, xét ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO cần bảo vệ khẩn cấp. Đưa di sản Mo Mường vươn tầm thế giới. 

Đường Hồ Chí Minh từ kỳ tích đến mạch máu đất nước - Bài cuối: Đi tới tương lai thịnh vượng

Đất nước thống nhất, sứ mệnh của đường mòn Trường Sơn đã hoàn thành. Nhưng một ước muốn lại cháy bỏng, đó là phát huy giá trị của tuyến đường lịch sử này trong phát triển kinh tế - xã hội hôm nay. Ước vọng đó thành hiện thực khi ngày 5/4/2000, tại bến phà Xuân Sơn, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, Thủ tướng Chính phủ đã phát lệnh khởi công xây dựng công trình đường Hồ Chí Minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục