Người dân thành phố Hoà Bình lên thắp hương trên tượng đài Hồ Chí Minh bên công trình thuỷ điện Hoà Bình
(HBĐT) - Từng bước, từng bước - 79 bậc thang, tựa như 79 mùa xuân cuộc đời Bác vẫn còn nguyên đó. Cả khung trời rộng mở - nơi tượng đài Bác Hồ tráng lệ sừng sững và muôn năm, nghiêng mình soi bóng xuống dòng sông Đà hùng vĩ. Dưới chân Bác là cả một thành phố trẻ tràn đầy nhựa sống đang ngày đêm trở mình vươn lên cùng những dòng điện toả sắng khắp muôn nơi.
Như thường lệ, trong thời khắc thiêng liêng của đêm 30 cuối năm, trên địa bàn thành phố Hòa Bình, cháu con dù ở đâu cũng vậy, từ trên các ngả đường hay chen chân chật kín mặt cầu Hoà Bình lại hướng về Tượng Bác kính yêu. Nhìn từ trên tượng đài Bác Hồ, cả thành phố Hoà Bình như một con tàu vũ trụ khổng lồ lừng lững trong không gian mịt mùng của vũ trụ bao la. Đúng giao thừa, những chùm pháo hoa rực rỡ sắc màu vút lên trên cây cầu Hòa Bình. Cả thành phố oà lên đón chào một năm mới. Những tiếng lốp đốp trong se lạnh của pháo hoa báo hiệu một mùa xuân nữa lại về.
Thành tâm lên tượng đài Bác Hồ dâng hương từ lâu đã trở thành thông lệ tuyền thống, là nét đẹp của người dân thành phố Hoà Bình. Lên với Bác để cho tâm hồn thanh thản hơn, để xét lại chính bản thân mình, để báo công với Bác những gì đã làm được trong năm qua, để ngắm nhìn mây trời hùng vĩ, để soi mình sống dòng sông Đà trong xanh và mong Bác phù hộ cho những dự định trong tương lai và để cảm nhận về một thành phố trẻ đang sôi động đang từng ngày, từng giờ chuyển mình vươn lên. Trong đó, mỗi gia đình, mỗi con người đang ngày đêm lao động, cống hiến tạo dựng cuộc sống tươi đẹp hơn, cho thành phố ngày một thêm tráng lệ.
Sáng mồng một Tết năm nào cũng vậy, sau khi cúng ông, bà, tổ tiên, chị Huệ, phường Phương Lâm cùng cả gia đình lên tượng đài Bác hồ dâng hương trên tượng đài Bác cùng những bó hoa đẹp nhất được mua từ chiều hôm trước. Đứa con trai bé nhỏ năm nào cũng cùng chị lên thắp hương dâng Bác hiện đang du học nước ngoài. Tết năm nay cháu cũng về và cùng cả gia đình lại lên với Bác. Khi được hỏi về nét đẹp này, chị Huệ tâm sự: Cảm nhận về những phút giây đầu xuân lên Tượng Bác dâng hương thiêng liêng lắm. Ngay cả con cái cũng vì đó mà noi gương Bác, giữ gìn đạo đức, học hành tiến bộ thêm.
Thật ra, nét đẹp hay gọi là truyền thống lên Tượng Bác dâng hương không riêng gì một gia đình nào ở thành phố. Từ nhiều năm nay, cứ đến những ngày lễ, ngày tết hay mồng một hàng tháng, hàng ngàn gia đình trên địa bàn thành phố, các cơ quan đóng trên địa bàn cũng đều lên Tượng đài Bác bên công trình thủy điện Hòa Bình dâng hoa, thắp hương, báo công và cầu mong Bác phù hộ sức khoẻ, hạnh phúc, cho công việc được suông xẻ, cho con cháu được học hành tấn tới.
Chị Nguyễn Thị Sáu ở phân xưởng dịch vụ tham quan của Công ty Thuỷ điện Hoà Bình là một trong hai người từ hơn chục năm nay năm nào cũng có mặt trên tượng đài Bác từ tờ mờ sớm từ mồng một Tết. Chị Sáu cho biết, vì nhiệm vụ mà hàng chục Tết qua, chưa năm nào chị ăn Tết cùng với gia đình ngày mồng một. Nhiệm vụ của chị ngoài quét dọn pháo hoa, tưới cây các chị còn chuẩn bị các đồ lễ tạo điều kiện để người dân lên thắp hương sớm cho Bác.
Chị Sáu tâm sự, ngay cả những ngày thường, cứ mỗi lần đi thi, vì không lên với Bác được, cậu con trai của chị hiện đang học cấp III đều gọi điện cho chị nhờ mẹ thắp hương cho Bác để Bác phù hộ. Thấy cháu nhà mình học cũng giỏi, lại thành tâm với Bác như vậy, chị Sáu cũng rất mừng.
Việc thắp hương báo công trên tượng đài Bác còn được các cấp chính quyền trong tỉnh đặc biệt quan tâm. Mỗi khi có sự kiện trọng đại của tỉnh, thành phố hay các ngành diễn ra, từ sáng sớm, các đại biểu đều lên tượng Bác dâng hương cũng đã trở thành thông lệ. Hằng ngày, dưới chân tượng Bác từng đoàn khách tham quan kính cẩn dâng hương, các cháu thiếu niên nhi đồng, các đoàn đại biểu trong và ngoài nước vẫn về đây báo công lên Bác
Tựơng đài bác Hồ được khởi công xây dựng vào ngày 8/ 01/ 1996. Sau hơn một năm thực hiện, công trình đã được chính thức khánh thành vào ngày 01/ 02/ 1997. Tượng Bác Hồ cao 18m, nặng hơn 400 tấn, làm bằng chất liệu bê-tông gra-nít, cao hơn 180m so với mực nước biển, được đặt tại đồi Ông Tượng tại vị trí cao, đẹp nhất của công trình thủy điện Hòa Bình.
Tượng Bác Hồ được sáng tác theo ý tưởng khi Bác Hồ về thăm Hòa Bình năm 1962 có chỉ tay xuống dòng sông Ðà hung dữ và nói: Phải biến thủy tặc thành thủy lợi. Mục đích cuối cùng phải chinh phục dòng sông có lợi ích lâu dài cho toàn dân. Dưới chân Bác được khắc ghi câu thơ của Người:
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Ðào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên.
Theo anh Trần Văn Tuấn, Quản đốc phân xưởng dịch vụ tham quan của Công ty Thuỷ điện Hoà Bình, những ngày mồng một hàng tháng, số lượng người dân Thành phố lên thắp hương cho Bác có khi đến hàng trăm gia đình. Còn trong những ngày tết, số lượng người dân thành phố Hoà Bình lên đến cả ngàn gia đình.
Thống kê của Công ty Thuỷ điện Hoà Bình, bình quân mỗi năm, có khoảng 85.000 lượt người ngoài tỉnh, trong đó có hàng ngàn lượt khách quốc tế đến thăm Thuỷ điện Hoà Bình và lên viếng tượng đài Bác Hồ.
Do số lượng người đến dâng hương tượng Bác năm một tăng. Vì vậy, bắt đầu từ tết Canh Dần năm nay, Công ty Thuỷ điện Hoà Bình đã có chủ trương di dời bãi gửi xe lên khu vực mới, gần với chân tượng đài Bác, giúp cho người dân lên dâng hương đỡ vất và hơn.
Hồng Trung
(HBĐT) - Cầm trên tay bộ quần áo vừa được Thiếu tướng Bùi Đình Phái, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh trao, ông Đinh Công Nhung, 78 tuổi ở xóm Khạng, xã Địch Giáo (Tân Lạc) xúc động: Cái này quý lắm. Nó là tình cảm của các anh bộ đội dành cho dân nghèo. Tôi sẽ giữ gìn cẩn thận và mặc nó cho đến khi nào không còn mặc được nữa thì cũng vẫn giữ lại làm kỷ niệm.
(HBĐT) - “Một năm khởi đầu từ mùa xuân/ Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ”. Ghi sâu lời dạy của Bác, trên khắp các địa phương trong tỉnh đã xuất hiện không ít những tấm gương biết vượt qua khó khăn, làm giàu chính đáng bằng bàn tay lao động và ở đó cũng luôn có những đảng viên trẻ khu vực nông thôn phát huy vai trò đầu tầu gương mẫu trong đạo đức lối sống, phát triển kinh tế để mang về những mùa xuân cho cuộc đời.
(HBĐT) - Nằm giữa những dãy núi đá vôi, Cao Răm là một thung lũng cổ, chỉ rộng chừng 3km2, nhưng nơi đây hiện đang có tới 4 trên tổng số 37 di tích cấp Quốc gia. Đến với Cao Răm, sau giây phút trang nghiêm cùng di tích lịch sử hang Đền; miệt mài với di tích khảo cổ hang Chổ, hang Núi Sáng thì du khách sẽ được phiêu du thưởng ngoạn những kiệt tác của tạo hoá trong động Mãn Nguyện, hang Khụ Thượng...
(HBĐT) - Đem chuyện về chuyến xuống hầm khai thác than ở khu vực xóm Đồi xã Lỗ Sơn kể cho ông Lương Văn Chiến, Giám đốc Chi nhánh Công ty TNHH Anh Vũ tại Hoà Bình. Là một người có kinh nghiệm trong lĩnh vực khai thác hầm mỏ, nghe xong, người đàn ông thẳng tính này nói như mắng: Chú mày liều quá! Vào hầm lò khai thác than không phải là chuyện đơn giản và cũng không phải là những chuyến dạo chơi đơn thuần
(HBĐT) - Thu xếp mãi tôi mới có dịp trở lại khu vực mỏ khai thác than xóm Đồi, xã Lỗ Sơn, huyện Tân Lạc. Vẫn con đường đất thịt dẻo quánh bị hàng trăm, hàng nghìn lượt lốp xe tải chở than băm nát, sền sệt bùn sau ngày mưa phùn lây rây. Cả khu mỏ hầu như chẳng có thay đổi gì nhiều so với thời điểm cách đây hơn 1 năm khi chúng tôi đặt chân đến. Vẫn ngổn ngang, lỏng chỏng đất đá; bụi than vẫn bám đen kịt khuôn mặt người.
(HBĐT) - Nằm ngay gần công trình thuỷ điện lớn nhất Đông Nam Á, thế nhưng mấy chục năm nay, 69 hộ dân ở đây không biết đến “mùi” điện. Đêm đêm nhìn thủy điện Hòa Bình bừng sáng ngay trước mắt, họ lại càng thêm khát khao ánh sáng điện được thắp lên trong mỗi ngôi nhà.