Bên các anh vẫn luôn ấm hơi người.
(HBĐT) - Giữa sự ồn ào, sôi động của thành phố trẻ Đồng Hới, cô bạn phóng viên của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Quảng Bình, Nguyễn Lệ Thủy đã kể cho tôi nghe về sự ác liệt và sự hy sinh dũng cảm, can trường của những chàng trai, cô gái mới vừa tuổi đôi mươi trong chiến tranh trên dải đất quê hương em. Trong tiếng gió biển mặn mòi và sóng biển thì thầm với cát mênh mông, tôi chợt nghĩ, ở Trường Sơn có sự hy sinh nào mà không là một huyền thoại?!
Bài I: Trường Sơn - huyền thoại một con đường
Những cái chết hồn còn trong như suối
Miền Trung những ngày cuối năm vẫn còn quặn thắt trong nắng lửa. Trong cái nắng bỏng rát ấy, chúng tôi lại một lần nữa đi về với vùng “đất lửa” vốn vẫn mang trong mình nhiều vết thương chiến tranh. Ở dải đất là “điểm tì vai” cho 2 đầu Nam - Bắc trong những năm tháng “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” là nơi hứng chịu nhiều đau thương, mất mát. Nhưng cũng chính trong đau thương, mất mát, những chàng trai cô gái tuổi mười chín, đôi mươi khi hồn vẫn trong như suối đã viết nên những huyền thoại. Dù đã hơn 3 năm chưa quay lại trái tim Ngã ba Đồng Lộc, Can Lộc (Hà Tĩnh), nhưng tôi vẫn còn nhớ như in khuôn mặt giọng nói của anh hướng dẫn viên BQL khu di tích nơi ngã ba huyền thoại. Cái chất giọng trúc trắc của con người miền gió lào, cát trắng cuốn chúng tôi trở về với những năm tháng bom đạn chiến tranh ác liệt để cảm nhận rõ cái gianh giới sống - chết mong manh ở nơi ngã ba anh hùng.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Ngã ba Đồng Lộc là một trong những điểm bắn phá ác liệt nhất của địch nhằm cắt đứt tuyến giao thông huyết mạch vận chuyển lương thực, vũ khí từ hậu phương lớn miền Bắc cho chiến trường miền Nam. Do vậy, đây cũng là một trong những chiến trường ác liệt giữa ta và địch; chiến trường của những chàng trai, cô gái tuổi mười chín đôi mươi, của lòng quả cảm và khát khao chiến thắng. Ngã ba Đồng Lộc có vị trí rất quan trọng trong mạng lưới giao thông chiến lược Bắc - Nam qua địa bàn Hà Tĩnh. Nhận rõ tầm quan trọng đó, địch đã tập trung đánh phá ác liệt khu vực này. Suốt ngày đêm không lúc nào nơi đây ngớt tiếng bom đạn. Không chỗ nào đất không bị cày xới… Dẫu vậy, những chàng trai cô gái là bộ đội, TNXP vẫn luôn nở nụ cười. Quyết giữ cầu, bám đường để giữ vững mạch máu giao thông. Nhiều chiến công, nhiều con người đã trở thành huyền thoại ở “tọa độ chết” này. Như chiến công của người con gái có “đôi mắt trong như ngọc” La Thị Tám trong suốt 200 ngày đêm đã đếm và cắm tiêu được 1.205 quả bom nổ chậm. Hay như những chiến công của vua phá bom Vương Đình Nhỏ. Và còn có những con người không ngại hy sinh biến mình thành “cọc tiêu sống” dẫn xe qua ngầm, qua suối, vượt qua tọa độ chết vào Trường Sơn. Và ở Ngã ba Đồng Lộc này vẫn còn một huyền thoại về “10 đóa hoa bất tử”. Đã 35 năm qua, huyền thoại về sự hy sinh của 10 cô gái TNXP ở Ngã ba Đồng Lộc vẫn còn mới như hôm nào. Nơi đây vẫn còn hố bom đã cướp đi cuộc sống của 10 cô gái TNXP gan dạ và kiên cường ngày 24/7/1968. Trên ngọn đồi Trọ Voi, “10 nấm mộ, 10 phím đàn dưới cỏ” đã hòa cùng với trời xanh, mây trắng, với thông xanh vi vút và với màu tím hoa sim. Khi các chị ra đi, có người còn chưa vướng một chút tơ lòng. “10 phím đàn dưới cỏ”, hồn vẫn trong như suối.
Tuổi 20 hóa đất, hóa hồn
Nếu sự hy sinh anh dũng của 10 cô gái TNXP ở Ngã ba Đồng Lộc là một dấu lặng thì sự hy sinh của 8 cô gái TNXP trên tuyến đường 20 quyết thắng thì lại là một sự xót xa đến bất lực. Đến giờ, khi kể lại sự hy sinh của những chàng trai cô gái trên đường 20 quyết thắng, nhiều người nước mắt còn rơi. Bởi “câu chuyện về “Hang 8 cô” còn đau thương hơn sự hy sinh của 10 cô TNXP ở Ngã ba Đồng Lộc”, cô phóng viên Nguyễn Lệ Thuỷ xúc động.
Cái chất giọng dịu dàng và ấm áp pha trộn giữa vùng đất mặn mòi nắng lửa, gió lào, cát trắng với cái nhẹ nhàng đài các của xứ Huế, như một chất men, Lệ Thuỷ đã cuốn chúng tôi vào câu chuyện về những năm tháng chiến tranh ác liệt trên quê hương cô. Dù chiến tranh đã trôi qua đã rất lâu, từ khi tôi và cô còn chưa được sinh ra nhưng nó vẫn còn hiện hữu rõ ràng ở mảnh đất này. Cách nơi chúng tôi ngồi không bao xa, ngay bên bờ biển đẹp thơ mộng vẫn còn nguyên chứng tích chiến tranh ghi lại tội ác của kẻ địch dùng không quân đánh phá, gây tội ác. Nhà thờ Tam Tòa đã trở thành chứng tích tội ác, ở đây vẫn còn nguyên sự đổ nát, còn nguyên những vết thương bom đạn. Nhưng đó không phải là chứng tích duy nhất. Cô bảo: Ở Quảng Bình, nơi đâu cũng nhìn thấy chứng tích chiến tranh. Nó còn tồn tại ngay trong ký ức của những người sinh ra sau chiến tranh như em. Quảng Bình là vùng đất, điểm đầu cả nước vào
Đường 20 Quyết thắng là con đường nối giữa Đông và Tây Trường Sơn dài 125km. Con đường này là tuyến giao thông huyết mạch chi viện cho chiến trường miền Nam và cũng đã trở thành một huyền thoại trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Trên tuyến đường này có những trọng điểm đánh phá, “toạ độ lửa” mà chỉ nghe đến nhiều người cũng cảm thấy rùng mình. Có những trọng điểm, tính bình quân mỗi chiến sỹ phải “gánh” 1.000 quả bom các loại. Nhưng, những con người ngày đêm có mặt tại tuyến lửa, cung đường, trọng điểm đánh phá ác liệt vẫn luôn nở nụ cười. Vượt lên trên cái chết, mở đường, bảo vệ đường, bảo vệ các đoàn quân và xe ra tiền tuyến đem lại sự sống cho chiến trường.
Câu chuyện về sự hy sinh của 8 cô TNXP mà Lệ Thuỷ kể cho tôi nghe có lẽ đó chính là một huyền thoại bất tử. Trở lại câu chuyện về sự hy sinh của các cô TNXP trên “cửa khẩu” huyết tử với chất giọng ấm nhẹ của đặc trưng của vùng đất Quảng Bình, cô kể: Đó là vào một buổi chiều u ám tĩnh mịch, tại km 16 cung đường 20, khi mọi người chưa kịp nghe tiếng máy bay thì tiếng rơi xé mây của bom đã ập đến. Từng loạt bom B52 vãi như sấm, không gian như bị xé vụn từng mảnh. Sau 3 loạt bom, cung đường tại km16 bị quật nát, cắt đoạn, núi rừng chao đảo. Cả một vùng rộng lớn nơi các cô TNXP thuộc đội 163, Ban 67 đang làm nhiệm vụ rùng mình trong cơn địa chấn. Và một khối đá lớn đã đổ ụp từ đỉnh núi xuống bít kín miệng hang nơi 8 cô gái trú bom. Sau trận bom, những người bên ngoài đã tìm thấy cửa hang, nhưng lại bất lực trong việc giải cứu. Bởi khối đá đó quá lớn và với phương tiện hiện có lúc đó thì không thể làm gì hơn. Trong nỗi tuyệt vọng, họ chỉ biết dùng một cây tre dài thông qua một kẽ hở để đưa nước và lương khô vào cho những người trong hang. Mỗi lần xe qua, người ta lại tìm cách mở cửa hang, kể cả việc dùng mìn phá đá nhưng vô vọng. Sau 9 ngày đêm, tiếng khóc trong hang tắt lịm... Nơi này từ đó được gọi là “hang tám cô”. Dù sự thật trong số 8 người bị mắc kẹt trong hang chỉ có 4 cô. Nhưng cái tên “Hang 8 cô” vẫn được chấp nhận có ý thức, thoả mãn cho một địa danh, một địa chỉ đỏ trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại. Sau khi đất nước thống nhất, điều kiện còn nhiều khó khăn, phải đợi mãi đến năm 1996 việc khai quật hang đá mới thực hiện được. Khối đá nặng hơn 1.000 tấn được gỡ bỏ. Lệ Thuỷ bảo: Trong số 8 bộ hài cốt thì chỉ có duy nhất một người được xác định danh tính. 7 người còn lại họ đã nằm bên nhau xương cốt trộn lại làm một. Sau số hài cốt đó được chia đều thành 7 phần và tên của các anh, chị được khắc chung trên một tấm bia tập thể. Đó là điều day dứt lớn nhất. Nhưng chính điều đó như lại càng thể hiện rõ hơn tình cảm đồng đội gắn bó và sống chết bên nhau. Chiến tranh là vậy!
Ngày nay, Hang 8 cô trên đường 20 quyết thắng đã trở thành một địa chỉ đỏ thiêng liêng của những người đang sống. Tỉnh Quảng Bình đã đầu tư, xây dựng nhà bia tưởng niệm, tôn tạo khu di tích này trở thành nơi giáo dục truyền thống chiến đấu và hy sinh anh dũng của lớp lớp cha anh cho các thế hệ trẻ. “Từ khi khu di tích được hoàn thành, không ai có thể lý giải tại sao lại có rất nhiều bươm bướm bay về trên các lèn đá. Điều mà trước đây chưa từng thấy”, với chất giọng trong như gió, nồng nàn như sóng biển, cô em gái nhỏ cứ băn khoăn như đi tìm một câu trả lời. Còn tôi chỉ nghĩ, có lẽ tuổi 20 đã hoá đất, hoá hồn?!
Bài III: Những linh hồn bất tử
Mạnh Hùng
(HBĐT) - Từng bước, từng bước - 79 bậc thang, tựa như 79 mùa xuân cuộc đời Bác vẫn còn nguyên đó. Cả khung trời rộng mở - nơi tượng đài Bác Hồ tráng lệ sừng sững và muôn năm, nghiêng mình soi bóng xuống dòng sông Đà hùng vĩ. Dưới chân Bác là cả một thành phố trẻ tràn đầy nhựa sống đang ngày đêm trở mình vươn lên cùng những dòng điện toả sắng khắp muôn nơi.
(HBĐT) - Là một trong 4 xã của huyện Lương Sơn (Hòa Bình) được cắt về Hà Nội, trong những ngày này, người dân xã Yên Trung đang chuẩn bị đón cái Tết thứ 2 sau khi sáp nhập về thủ đô. Cuộc sống lam lũ, nghèo khó với ruộng, nương nhưng người dân nghèo ở Yên Trung vẫn háo hức đón xuân về.
(HBĐT) - Chúng tôi đến Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh vào một ngày giáp Tết Nguyên đán Canh Dần khi những nụ đào, mận đang e ấp trên triền núi. Cái lạnh se sắt của mùa đông còn sót lại cũng không lấn át được tình người ấm áp nơi đây...
(HBĐT) - Ngày xuân bên cạnh đào, mai cùng trăm hoa khoe sắc thì cây cảnh nghệ thuật chiếm một vị trí không nhỏ trong việc mang sắc xuân đến với mọi nhà. Hòa Bình có rất nhiều lợi thế về loại hình nghệ thuật này, đủ sơn thủy hữu tình, mỗi thắng cảnh, di tích có một vẻ đẹp riêng không trùng lặp tạo điều kiện và cơ hội cho những người yêu thiên nhiên, yêu cây cảnh sáng tạo ra những tác phẩm non bộ hay cây cảnh nghệ thuật của riêng mình và họ đã góp một phần tô điểm cho cảnh sắc mùa xuân thêm phong phú.
(HBĐT) - Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam và chào đón năm mới Canh Dần 2010 cũng là dịp cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh hân hoan nhìn lại 3 năm CVĐ “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đi vào cuộc sống để được đón nhận một vườn hoa việc tốt đã nở rộ ở khắp các địa phương trong tỉnh.
(HBĐT) - Cầm trên tay bộ quần áo vừa được Thiếu tướng Bùi Đình Phái, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh trao, ông Đinh Công Nhung, 78 tuổi ở xóm Khạng, xã Địch Giáo (Tân Lạc) xúc động: Cái này quý lắm. Nó là tình cảm của các anh bộ đội dành cho dân nghèo. Tôi sẽ giữ gìn cẩn thận và mặc nó cho đến khi nào không còn mặc được nữa thì cũng vẫn giữ lại làm kỷ niệm.