Em Hà Thị Thắm (áo hồng) - một tấm gương sáng về tinh thần vượt khó.

Em Hà Thị Thắm (áo hồng) - một tấm gương sáng về tinh thần vượt khó.

(HBĐT) - “Nếu đặt mình vào chỗ của Hà Thị Thắm thì chưa chắc tôi đã có đủ bản lĩnh, nghị lực để vươn lên theo đuổi ước mơ con chữ như em”, cô giáo Lưu Thị Thu Hương, Chủ nhiệm lớp 10A1 trường PTTH Đà Bắc, huyện Đà Bắc đã không ít lần đã dành thái độ cảm phục, trìu mến cho cô học trò nhỏ có khuôn mặt sáng với đôi mắt trong veo đang ngồi ở phía đối diện...

 

“Cũng chỉ vì nhà nghèo, vì không có tiền để đi học nên em chỉ có một ước mơ đó là được đi học”. Đó câu nói đầu tiên mà Hà Thị Thắm đã nói với chúng tôi. Cái ước mơ, nói đúng hơn là cái khát khao con chữ đã thôi thúc Thắm học. “Dù nhà nghèo nhưng cháu sẽ quyết tâm học đến nơi đến chốn”, Thắm nói. Gia đình Thắm ở xã Tân Minh. Cuộc sống vốn đã khó khăn lại càng thêm khó khăn khi mẹ em đau ốm do căn bệnh tim bẩm sinh. Mẹ đau yếu, Thắm thay mẹ chăm các em rồi lại đỡ đần bố chăm lo cho cả gia đình. Vì nhà nghèo và thương bố nên từ khi học lớp 4, lớp 5 Thắm đã phải ra đồng thay mẹ chăm mạ, cấy lúa. Đến khi lên lớp 7 thì Thắm cũng đã biết gặt lúa giúp bố.

 

Nhà nghèo nhưng cả 3 chị em Thắm đều ngoan ngoãn và chăm chỉ học hành. Từ khi học lớp 1 đến khi học hết cấp II, năm nào Thắm cũng mang giấy khen về nhà. 2 đứa em của Thắm là Hà Thị Thoả và Hà Văn Thiên cũng vậy. Noi gương chị, cả 2 đứa em cũng đều học giỏi. Nói chuyện với chúng tôi, anh Hà Văn Thu - bố Thắm thỉnh thoảng lại quay mặt sang hướng khác để giấu vội những giọt nước mắt chảy từ hai hốc mắt trũng sâu: Năm nào cũng vậy, cứ cuối năm là cả 3 đứa đều tíu tít mang giấy khen về. Nhìn các con vui mà mình cứ nghĩ những tấm giấy khen đó là dành cho mình. Cũng mừng là cả 3 chị em đều hiểu hoàn cảnh gia đình khó khăn nên đã quyết tâm vươn lên học tốt.

 

Ở các xã vùng cao của huyện Đà Bắc nói chung và xã Tân Minh nói riêng, thường thì học sinh chỉ học đến hết THCS rồi nghỉ học ở nhà đi làm nương rẫy hoặc theo nhau rời làng, rời xóm đi làm ăn xa. Thậm chí có đứa buông sách bút chưa bao lâu lại vướng vào chuyện chồng con. Chẳng mấy người theo học hết THPT. Nhưng riêng Thắm lại nghĩ khác: phải học để mình còn có cơ hội vươn lên thoát nghèo. Học để trở thành người có ích cho xã hội. Điều này, Thắm cũng đã nhiều lần tâm sự với bố, mẹ và các em. Bố, mẹ Thắm nghe con nói, cũng đã lén giấu đi những giọt nước mắt bởi cái nghèo đã làm họ cảm thấy bất lực trước cả những khát khao con chữ của những đứa con. Còn Thắm thì luôn quyết tâm: Dù giá nào cũng phải đi học, ít nhất là cũng phải học hết cấp III...

 

Để thực hiện cái khát khao được học, Thắm đã rời ngôi nhà liêu xiêu mái cọ về trường PTTH Đà Bắc để đi tiếp con đường mình đã chọn. Hành trang của cô bé ngày về trường chỉ là ước mơ còn đang ở phía trước. “Nhà trường có hơn 600 học sinh với 600 điều kiện hoàn cảnh khác nhau. Nhưng trong số hơn 600 học sinh của nhà trường thì trường hợp của em Hà Thị Thắm là trường hợp đặc biệt nhất. Không mặc cảm với hoàn cảnh của mình, em vượt qua mọi khó khăn. Vừa học vừa lao động tự mình nuôi bản thân và phục vụ học tập”, Cô giáo Phan Thùy Dung, Hiệu trưởng Trường PTTH Đà Bắc chia sẻ. Hàng ngày ngoài giờ học chính khoá và các hoạt động chung của nhà trường, Thắm đã tranh thủ thời gian không lên lớp tự đi tìm việc làm. Bất kỳ ai thuê, mướn làm cái gì em đều nhận làm miễn là có tiền để tiếp tục theo học. Dù khó khăn vất vả là vậy, nhưng em vẫn hoàn thành tốt việc học trên lớp.

 

Còn cô giáo Chủ nhiệm lớp của Thắm cho biết thêm: Qua tìm hiểu chúng tôi thấy em Thắm có hoàn cảnh rất khó khăn. Để trang trải cuộc sống và học tập, hàng ngày cứ hết giờ lên lớp là em lại đi làm thuê. Có nhiều hôm chỉ ăn bánh mì rồi lại lên lớp. Do hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ em không đủ khả năng chu cấp nên Thắm phải tự thân vận động. Bản thân em là học sinh ngoan và siêng năng. Chính chúng tôi cũng phải khâm phục ở cái ý chí luôn vươn lên ở em. Thắm kể: Thời gian của cháu gần như khép kín. Buổi sáng đi làm, chiều đi học, tối lên lớp để ôn bài. Công việc chính trong 1 ngày chỉ là đi làm và học. Buổi sáng phải dậy sớm từ lúc 6h đế đến từng nhà hỏi việc. Công việc cháu thường làm là rẫy cỏ, rửa bát thuê. Mỗi buổi làm như vậy, bình quân cũng kiếm được 20 nghìn đồng, công việc không đều. Có những hôm trời mưa hoặc không tìm được việc thì mấy ngày liền chỉ ăn bánh mì rồi đến lớp.

 

“Đặt mình vào hoàn cảnh của Thắm, công bằng mà nói thì tôi cũng không  biết mình sẽ như thế nào nữa, hoặc là gục ngã, hoặc là vươn lên. Chỉ có 2 sự lựa chọn, Thắm đã có sự lựa chọn đúng. Kết quả học tập của em trong học kỳ vừa qua đã được đánh giá rất cao. Đây là tấm gương cho rất nhiều học sinh khác”, cô giáo Lưu Thị Thu Hương xúc động nói. Có một may mắn góp phần nâng đỡ, giúp Thắm có thêm điều kiện, nghị lực để vượt qua khó khăn để vươn lên học tập đó là việc em đã được Đảng uỷ, Ban CHQS huyện Đà Bắc nhận đỡ đầu. Hàng tháng CBCS Ban CHQS huyện sẽ trích một phần tiền lương để hỗ trợ Thắm cho đến khi học hết cấp III.

 

Có mặt tại buổi lễ ký kết nhận đỡ đầu học sinh nghèo hiếu học giữa Ban CHQS huyện Đà Bắc và trường PTTH Đà Bắc, tôi thấy có một người đàn ông cứ thỉnh thoảng lại lén lau những giọt nước khô đặc ép ra từ đôi mắt già nua. Thắm bảo: đây là lần thứ 2 thấy bố khóc. Lần trước là khi bà nội ốm.

 

                                                                                      Mạnh Hùng 

 

Các tin khác

Cây gỗ vừa bị chặt hạ ở đỉnh Nước Mọc thuộc khu rừng Phục Trâu, xóm Ké, xã Hiền Lương .
Từ bỏ ma tuý, vợ chồng Vàng Y Sáng và Khà A Sáng ở xóm Hang Kia I đã tìm được lối thoát cho gia đình.
Nghệ sĩ Minh Sáng dạy các cháu hát chèo
Nhịp sống mới đang dần làm cho cuộc sống của người dân ở

40 năm bật đài cho dân nghe

(HBĐT) - “A lô… A lô… Đã đến giờ nghe đài, xin mời bà con chú ý! A lô… A lô…” Nói đoạn, ông nhanh nhẹn đặt micrô hướng vào cái đài nhỏ, thành thạo chỉnh tần số sóng FM để bắt chương trình thời sự buổi sáng quen thuộc.

“Thắp lửa” cho người có HIV

(HBĐT) - “Đảng viên phải là những công dân tiên phong và gương mẫu trong sự nghiệp làm kinh tế, làm giàu cho nhà, cho nước và phải có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức người lao động làm giàu…”. Nhưng với ông Cao Thế Kỷ là Bí thư chi bộ xóm Đá Bạc, xã Liên Sơn, huyện Lương Sơn còn có một trách nhiệm khác là giúp đỡ những người có HIV. Ông là người đầu tiên xông vào trận chiến với căn bệnh thế kỷ. Và thắp lên cho bao số phận ngọn lửa của niềm hi vọng.

Vết chân tròn trên rẻo cao

(HBĐT) - Chúng tôi đến Tân Dân, một xã vùng lòng hồ của huyện Mai Châu vào một ngày mưa. Rời bến Lanh, xã Cao Sơn (Đà Bắc) chúng tôi đi thuyền theo lòng hồ sông Đà hơn một tiếng đồng hồ thì cập bến Đá Đỏ, từ đó đi tiếp đường bộ hơn 10 km thì vào đến trung tâm xã. Gặp các anh lãnh đạo xã, chúng tôi ngỏ ý muốn tìm gặp ông Sáo thương binh ở xóm Diềm trước đây đã dạy xóa mù cho người dân trong xã, các anh đã nhiệt tình cử một cán bộ đưa chúng tôi đến nhà ông.

Những người âm thầm đi tìm công lý

(HBĐT) - Nói đến pháp y, nhiều người thường nghĩ rằng đó là một nghề gắn với mổ tử thi và hình dung ra những hình ảnh ghê người. Nhưng bên cạnh việc cầm dao mổ xác chết, mấy ai hiểu được cán bộ pháp y còn làm nhiều công việc khác như giám định thương tích, gánh trên vai trách nhiệm nặng nề - đi tìm công bằng cho những người cần đến sự giúp đỡ của họ.

Ân tình Việt – Lào còn mãi với thời gian.

(HBĐT) - Theo lời kêu gọi của Bác Hồ kính yêu: “Giúp nhân dân nước bạn tức là mình tự giúp mình”, hàng vạn người con đất Việt đã vượt dãy Trường Sơn hùng vĩ sang nước bạn Lào để làm nghĩa vụ quốc tế cao cả. Trên khắp nước bạn Lào đều có dấu chân, những giọt mồ hôi, những giọt máu của chiến sỹ hai nước hoà quyện vào nhau để đổi lấy độc lập tự do cho cả hai dân tộc. Ân nghĩa sâu nặng “hơn nước Hồng Hà - Cửu Long” đã được đắp xây và gìn giữ bằng mồ hôi và xương máu theo suốt chiều dài lịch sử từ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cho đến thời kỳ xây dựng đất nước hôm nay.

Thanh niên xung phong – sống mãi với tinh thần “Ba sẵn sàng”

(HBĐT) - 35 năm đất nước ta sạch bóng quân thù là 35 năm cả dân tộc Việt Nam gồng mình vượt qua bao khó khăn thử thách để xây dựng đất nước ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như mong muốn của Bác Hồ kính yêu. Thời gian có thể xoá mờ vết thương chiến tranh, nhưng không thể xoá mờ niềm tự hào của dân tộc với một thế hệ anh hùng trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm, giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc. Trong chiến công đó có sự đóng góp to lớn của lực lượng TNXP nói chung và TNXP tỉnh Hoà Bình nói riêng trên mỗi nẻo đường đầy bom đạn, thử thách và hy sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục