Lãnh đạo Ngân hàng NN&PTNT tỉnh trao nhà tình nghĩa cho bà Bùi Thị Địn ở xóm Chảo, xã Địch Giáo (Tân Lạc)

Lãnh đạo Ngân hàng NN&PTNT tỉnh trao nhà tình nghĩa cho bà Bùi Thị Địn ở xóm Chảo, xã Địch Giáo (Tân Lạc)

(HBĐT) - Trong căn nhà vừa mới xây, bà Trương Thị Hỉm ở xóm Pơng, xã Đa Phúc (Yên Thủy) xúc động: Bao nhiêu năm nay, gia đình tôi ở trong cảnh nhà dột nát. Nhiều hôm mưa gió cả nhà không ngủ được, nước chảy trong nhà như ngoài sân. Nay được Ngân hàng NN&PTNT giúp đỡ nên tôi cố gắng vay mượn thêm để xây được căn nhà này. Nếu dựa vào sức của tôi chẳng biết bao giờ mới làm đựơc nhà.

 

Bà Hỉm là vợ liệt sĩ Bùi Văn Mòi. Hiện, bà đang ở với người con trai là anh Bùi Trung Trực. Cả gia đình có 4 nhân khẩu dựa vài sào ruộng quanh năm khô hạn chỉ đủ ăn.  Khi chúng tôi đến thăm căn nhà của ông Trần Văn Lẫm, thương binh 1/4 ở phố Dương, xã Ngọc Lương (Yên Thủy) ông cứ lúng túng đi ra, đi vào đun nước rồi mời khách. Ông vừa dựng xong căn nhà trị giá 80 triệu đồng. Gia đình ông cảm động khi được Ngân hàng NN&PTNT giúp đỡ xây dựng căn nhà đang ở. Ông bảo: Là gia đình chính sách, hoàn cảnh kinh tế khó khăn lại đau yếu thường xuyên nên nhiều năm qua, tôi không có điều kiện để xây nhà. Gia đình tôi cám ơn sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, bà con trong xóm, đặc biệt là Ngân hàng NN&PTNT tỉnh đã giúp tôi có ngôi nhà khang trang. Có được nhà mới sẽ giúp gia đình tôi ổn định cuộc sống, thoát khỏi đói nghèo.

 

Gia đình hộ bà Bùi Thị Địn ở xóm Chảo, xã Địch Giáo (Tân Lạc) là gia đình liệt sĩ nghèo của xã. Bà ở với con. Được sự giúp đỡ của Ngân hàng NN&PTNT tỉnh, gia đình bà đã xây được căn nhà sàn trị giá gần 60 triệu đồng. Bà Địn cho biết: Nếu không có sự giúp đỡ của ngân hàng không biết bao giờ tôi mới có nhà mới để ở. Có sự giúp đỡ này nên gia đình tôi cố gắng vay mượn thêm để dựng. Chịu nhiều mất mát, hy sinh cho đất nước nhưng đa số các hộ chính sách đều gặp khó khăn trong cuộc sống. Khi tham gia cách mạng, những thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng không nghĩ sẽ đổi xương máu để nhận được gì khi nước nhà thống nhất. Thế nhưng chắc chắn, mọi người đều thấy ấm lòng khi nhận những căn nhà tình nghĩa. Đây là một nghĩa cử đẹp, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam. Trong hai năm qua, với sự đóng góp của các CB- CNV ngân hàng đã hỗ trợ xây dựng 6 căn nhà tình nghĩa ở các huyện Lạc Thủy, Tân Lạc, Yên Thủy. Cũng nhờ sự giúp đỡ này, nhiều hộ của các xã vươn lên thoát khỏi đói nghèo.

 

Ông Bùi Văn Sơn, Phó Giám đốc Ngân hàng NN-PTNT tỉnh cho biết: Đây là nguồn quỹ do CB- CNV của ngân hàng đóng góp ngày lương lao động mong muốn được giúp đỡ các hộ gia đình chính sách bớt những khó khăn về kinh tế, ổn định chỗ ở, tạo động lực cho các hộ chính sách vươn lên trong cuộc sống.

                         

 

                                                                               Việt Lâm

Các tin khác

Muốn dựng nhà, bà con bản Thung Vòng chỉ có cách vác những tấm lợp trên vai ngược dốc hơn 1 km về bản.
Các phạm nhân chia sẻ lá thư từ phía gia đình./.
Cuộc sống của 4 bà cháu bà Bùi Thị Ẹng chỉ nhìn vào những luống khoai lang quanh nhà.
Chính ngọn lửa yêu thương chị Lường Thị Dắng đã xoa dịu những nỗi đau mang đến niềm vui, nụ cuời trong ngôi nhà nhỏ với những đứa con tật nguyền.

Phòng - chống ma túy học đường - Cần có sự chung tay của toàn xã hội

(HBĐT) - Ma tuý trong học đường thực sự là vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện nay. Trong khi các cấp ủy, chính quyền đang tìm mọi biện pháp đề ngăn chặn và đẩy lùi ma tuý ra khỏi đời sống xã hội thì TNXH và ma tuý không những không giảm mà có những diễn biến phức tạp, khó lường đe doạ tới một bộ phận giới trẻ trong xã hội, người chủ tương lai của đất nước. Với khẩu hiệu “nói không với ma tuý trong học đường”, những người làm công tác giáo dục của tỉnh đang nỗ lực để làm trong sạch môi trường học đường

Hành trình về vùng đất cổ Mường Vang (Phần II)

(HBĐT) - Hang xóm Trại là một hang tiêu biểu không chỉ của nền văn hoá Hoà Bình ở Việt Nam mà còn là của cả khu vực Đông Nam Á. Hang nằm trong phạm vi Mường Vang cổ thuộc địa phận xóm Trại, xã Tân Lập, huyện Lạc Sơn.

Hành trình về vùng đất cổ Mường Vang (Phần I)

(HBĐT) - Trong hành trình tìm về vùng đất cổ của người Mường, chúng tôi được anh Lê Quốc Khánh, Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh đưa về thăm hang xóm Trại ở xã Tân lập, huyện Lạc Sơn – trung tâm của vùng Mường Vang và là địa điểm mà các nhà khoa học đã tìm thấy dấu vết còn nguyên vẹn của con người sinh sống cách đây gần 21 ngàn năm.

Vóc dáng thành phố trẻ

(HBĐT) - Trước năm 1945, thị xã Hoà Bình chỉ là một phố thị vùng cao đìu hiu như một ô cờ nằm lọt thỏm giữa những dãy núi cao sừng sững tạo thành một lòng chảo rộng lớn. Chỉ đều đều một nhịp sống bình yên bên dòng sông Đà loang lở phù sa lấp bồi, cùng những con thuyền êm đềm khua nước đêm trăng... Hình ảnh đó giờ chỉ còn lại trong ký ức. Bởi cái phố thị vùng cao với An Hoà, Đồng Nhân, Phố Đúng, Phương Lâm... xưa cũ đang từng ngày chuyển mình, khoác lên mình một vóc dáng của thành phố trẻ như một chàng trai đang hừng hực sức xuân giữa núi rừng miền Tây Bắc.

Chuyện kể từ đất cổ Mường Bi

Phần II: Một ngày ở đất cổ Mường Bi

(HBĐT) - Khi những tia nắng đầu tiên vượt qua đỉnh núi Cột cờ và tiếng gà gáy rộn đầu làng, cuối xóm thì cũng là lúc người dân xóm Lầm, xã Phong Phú, huyện Tân Lạc bắt đầu một ngày mới của mình.

Chuyện kể từ đất cổ Mường Bi

Phần I: Chuyện lập đất, lập Mường

(HBĐT) - Chiều buông dần trên trên con đường làng. Ánh nắng nhàn nhạt sau rặng tre. Đây đó vương vấn làn khói mảnh mai từ những đụn rơm sau mùa gặt. Tiếng mõ trâu lách cách về chuồng... Đó là những cảm nhận đầu tiên của chúng tôi khi đặt chân đến xóm Lầm, xã Phong Phú, huyện Tân Lạc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục