Các cô gái Tày, Thái say sưa trong nhịp xoè.

Các cô gái Tày, Thái say sưa trong nhịp xoè.

(HBĐT) - Những ngày cuối năm, trong không khí se lạnh của tiết trời cuối đông, chúng tôi đã có chuyến rong ruổi ngược vùng cao Đà Bắc. Con đường dốc núi quanh co uốn lượn hoà trong màu xanh của ruộng, cây, màu xanh của sắc núi, trời tạo nên khung cảnh thiên nhiên chan hoà, thân thiện và hữu tình. Tiếng suối chảy róc rách, nhịp mõ gặm cỏ lốc cốc của đàn trâu ẩn hiện trong đám cây rừng, những nhà sàn ven đường thấp thoáng gợi lên nét đẹp tự nhiên của vùng cao Đà Bắc.

 

Trên đường đi, qua một bản nhỏ, chúng tôi bắt gặp không khí thật sôi động, tiếng chiêng, tiếng trống rộn ràng. Mọi người tay trong tay say sưa trong điệu xòe, nét tươi cười rạng rỡ. Dừng chân hỏi một mế đang đứng ngoài vòng xòe, mế vui vẻ: Hôm nay bản tổ chức ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc, mọi người cùng tham gia múa xòe nên vui, hào hứng lắm. Mấy anh bạn đi cùng vốn là người thành phố lần đầu lên với vùng cao nên háo hức khi được xem múa xòe. Còn đang mải đứng nhìn bất ngờ có những bàn tay nắm tay kéo vào vòng xòe, ngỡ ngàng đôi chân luống cuống hòa theo nhịp xòe. Cái hay của múa xòe chính là ở chỗ đó, không phân biệt già trẻ, gái trai, người lạ, người quen, tất cả đều có thể tham gia. Điệu múa xòe truyền thống đã gắn bó với đồng bào dân tộc Tày, Thái nơi đây, trở thành một nét sinh hoạt văn hóa đậm bản sắc dân tộc, mộc mạc, hồn nhiên như chính tâm hồn người vùng cao vậy nhưng có sức hút lạ kỳ, mãnh liệt.

 

Ông Lường Đức Chôm, một người đã có nhiều năm nghiên cứu về văn hóa dân tộc Tày ở xã Trung Thành cho biết: Múa xòe đã có từ rất lâu trong đời sống, sinh hoạt của nhân dân. Nghe ông bà kể lại, ngày xưa, dân làng thường ở trong rừng sâu, có nhiều thú dữ. Để xua đuổi không cho thú dữ đến gần làng, mọi người liền dóng chiêng, trống, nhảy múa sôi động làm thú sợ bỏ đi xa, dần hình thành các điệu xòe. Theo sách cổ của người Tày ghi lại, múa xòe có 6 điệu tất cả, trong đó có 5 điệu xòe đơn. Mỗi điệu xòe đều có sự mô phỏng về hoạt động lao động sản xuất, tinh thần của nhân dân như xòe vòng tròn mô tả động tác vò lúa của nông dân xưa, xòe tiến lùi diễn tả hành động sàng, sảy thóc, gạo… Điệu xòe nhiều vòng, có vòng trong, vòng ngoài là sự kết hợp của 5 điệu xòe đơn, diễn ra khi đêm hội xòe chuẩn bị kết thúc.

 

Cứ vậy mà từ lâu rồi, mỗi khi có lễ hội, mừng nhà mới, lúa mới, mừng đám cưới, vui tết đến, xuân về, các vòng xòe lại rộng mở. Chỉ cần nghe tiếng chiêng, trống trầm bổng nổi lên mọi người trong bản sẽ tìm đến để hòa vào vòng xòe. Đặc biệt tổ chức xòe nhiều nhất vào dịp năm mới đến, xòe mừng đám cưới. Trong các kiểu xòe hiện còn thông dụng nhất là điệu xòe vòng. Ít người thì một vòng xòe, nhiều người hơn có thể chia ra nhiều vòng hay xếp vòng trong, vòng ngoài, tay trong tay, chân người nọ dịch bước theo chân người kia đi vòng quanh, quây quần bên nhau, vui tươi, đầm ấm. Điệu xòe này thể hiện tinh thần đoàn kết cộng đồng, gắn bó tình người trong bản, trong làng. Trong vòng xòe, sự rụt rè, ngượng ngập thường ngày biến mất, mọi người tự nhiên nhún bước theo nhịp chiêng, trống rộn ràng.

 

Cuộc sống của đồng bào Tày, Thái Đà Bắc hôm nay dẫu đã có nhiều đổi thay nhưng điệu xòe vẫn là một nét sinh hoạt văn hóa tinh thần không thể thiếu. Múa xòe còn là yếu tố thúc đẩy lao động sản xuất phát triển. Sau những ngày lao động vất vả, không khí tươi vui của hội xòe giúp mỗi người quên đi những mệt nhọc, âu lo, để khi trở lại với cuộc sống đời thường thấy yêu lao động, cuộc sống hơn, thêm hăng say lao động, sản xuất. Khi những cành hoa mơ, hoa mận, hoa đào điểm một màu trắng, hồng khắp các sườn núi báo hiệu xuân về, hãy một lần du xuân đến với vùng cao, hòa mình vào điệu xòe hoa để cảm nhận sức cuốn hút lạ kỳ của vòng xòe, sự thân thiện, mến khách của người dân nơi đây.

 

 

                                                                               Thu Hà

 

Các tin khác

Vụ cam năm 2010, gia đình anh Hoàng Văn Lương, Đội Tân Phong thu trên 400 triệu đồng.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm UB Dân tộc Giàng Seo Phử và lãnh đạo tỉnh, ngành, huyện Mai Châu hòa cùng niềm vui đón Tết cổ truyền với đồng bào dân tộc 2 xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu).

Thành phố Hòa Bình tự tin để phát triển

(HBĐT) - Mới chỉ có vài năm mà TP Hòa Bình đổi thay đến ngỡ ngàng. Đổi thay trong tư duy hành động và trong cả diện mạo. Về tư duy, đó là sự đồng lòng nhất trí từ các cấp lãnh đạo đến mỗi công dân, tất cả như đang có trách nhiệm hơn, phấn đấu xây dựng TP Hòa Bình xứng tầm khu vực. Diện mạo đó là sự đổi mới từng ngày trên từng ngõ phố, KDC và cả trong mỗi gia đình.

Suối Nhạp - Rộn rã ngày phát điện

(HBĐT) -Ngày thủy điện Suối Nhạp (Suối Nhạp A) chính thức thức hòa lưới điện quốc gia, núi rừng Đà Bắc rộn rã tiếng ca vui. Hàng nghìn người từ khắp nơi đến chứng kiến công trình thủy điện ra đời tại vùng rừng núi heo hút Đồng Chum. Từ sớm tinh mơ, bà con 2 xã Đồng Chum, Đồng Ruộng lựa chọn những bộ quần áo đẹp nhất băng núi, vượt rừng đến thăm công trình thủy điện Suối Nhạp nghe văn nghệ và chứng kiến các tổ máy hiện đại phát lên dòng điện bừng sáng núi rừng Đà Bắc.

Không chủ quan, lơ là với “giặc lửa”

(HBĐT) - 25 vụ cháy làm 2 người chết, thiệt hại về tài sản ước tính ban đầu trị giá trên trên 16 tỉ đồng và 113,84 ha rừng. Đó là con số mà phòng Cảnh sát PCCC và cứu hộ cứu nạn (Công an tỉnh) cho biết về tình hình cháy, nổ trên địa bàn tỉnh năm 2010. Đáng chú ý là cháy tăng cả về số vụ và thiệt hại. Qua phân tích cho thấy, số vụ cháy chủ yếu xảy ra vào mùa hanh khô, nhất là dịp cuối năm và Tết Nguyên đán.

Cuộc “dạo chơi” với... tử thần

(HBĐT)- “Dù có đơn vị chủ quản, được các cấp, ngành chức năng, chính quyền địa phương cấp phép khai thác nhưng trên thực tế, với cách làm giao khoán sản phẩm cho người lao động, hoạt động khai thác than ở đây cũng chẳng khác gì những lò than “thổ phỉ”. Mạnh ai người ấy làm. Rủi ro rơi vào ai, người ấy thiệt. Nỗi lo cơm áo, gạo tiền cũng chẳng để cho người ta nghĩ điều gì đang đợi mình ở dưới những miệng lò sâu hun hút vào lòng đất”- phút trải lòng của một thợ đào than khiến chúng tôi day dứt với những “đời than”.

Khó khăn trong thực hiện quy chế quản lý cưa xăng ở Mai Châu

(HBĐT) - Là một trong những địa phương có diện tích rừng tự nhiên, rừng đặc dụng với trữ lượng gỗ lớn, đa dạng, phong phú về chủng loại. Tuy nhiên, trong những năm qua, huyện Mai Châu cũng đang phải đối mặt với tình trạng chặt phá, khai thác lâm sản trái phép (KTLSTP) lén lút diễn ra khá mạnh, nhất là ở các xã có rừng tự nhiên. “Tình trạng KTLSTP khó kiểm soát đã dẫn đến suy kiệt tài nguyên rừng nhanh chóng. Ở Mai Châu bây giờ, các loại cây gỗ quý, các loại cây cổ thụ hầu như đã bị chặt hạ...” - Ông Hà Công Khuyên, Hạt trưởng hạt Kiểm lâm (KL) huyện Mai Châu cho biết.

Xuất khẩu lao động - những vấn đề đặt ra

(HBĐT)- Xuất khẩu lao động là một chủ trương đúng đắn, được nhiều người dân trong tỉnh quan tâm. Hiệu quả của công tác này đã được khẳng định bằng việc nhiều người sau khi đi lao động có thời hạn ở nước ngoài về đã thoát nghèo, có vốn để đầu tư phát triển sản xuất vươn lên làm giàu. Tuy nhiên vẫn còn những “con sâu làm rầu nồi canh” đẩy người dân vào hoàn cảnh éo le, làm ảnh hưởng đến uy tín của những đơn vị làm ăn chân chính.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục