Ông Đinh Văn Liệu, xóm Tráng, xã Bình Thanh (Cao Phong) bên lá đơn kêu cứu gửi đến các cơ quan chức năng.
(HBĐT)- Xuất khẩu lao động là một chủ trương đúng đắn, được nhiều người dân trong tỉnh quan tâm. Hiệu quả của công tác này đã được khẳng định bằng việc nhiều người sau khi đi lao động có thời hạn ở nước ngoài về đã thoát nghèo, có vốn để đầu tư phát triển sản xuất vươn lên làm giàu. Tuy nhiên vẫn còn những “con sâu làm rầu nồi canh” đẩy người dân vào hoàn cảnh éo le, làm ảnh hưởng đến uy tín của những đơn vị làm ăn chân chính.
Những “con sâu làm rầu nồi canh”
Tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong, Tân Lạc, Công ty CP Prôsimex và CP XNK 3-2 Hòa Bình đã đẩy hơn 100 người dân nghèo thành con nợ khó đòi của Ngân hàng CS-XH tỉnh. Theo thống kê của Sở LĐ-TB&XH, Công ty Prôsimex đã nhận 611.200.000 đồng tiền môi giới XKLĐ của 40 người, trong đó Đà Bắc 22 người, Cao Phong 17 người, Tân Lạc 1 người. Nhưng đến nay, đã gần 3 năm mà vẫn chưa có giấy gọi “bay”, trong khi đó thời hạn trả nợ ngân hàng đã hết. Tất cả đều là những hộ nghèo. Trong đó ở Đà Bắc người vay được nhận tiền rồi chuyển cho công ty, còn ở Cao Phong, ngân hàng chuyển trực tiếp qua tài khoản.
Từ trung tâm xã Giáp Đắt, vượt qua 7 km đường núi và qua suối, chúng tôi mới đến được nhà anh Hà Văn Thao ở xóm Bao. Căn nhà nằm nép mình bên dòng suối. Nếu không có sự giới thiệu trước của anh trai Hà Văn Chiến thì chúng tôi cứ ngỡ đó là một túp lều. Vì quá nghèo nên anh quyết tâm đi XKLĐ để mong đổi đời. Sau thời gian đi học tiếng, khám sức khỏe, được Công ty Prôsimex thông báo trúng tuyển, gia đình đã liên hoan chia tay, nhưng kể từ cuối năm 2008 đến nay không thấy bóng dáng bất cứ cán bộ nào của công ty. Cách xã Giáp Đắt hàng trăm km, gia đình anh Bùi Văn Nguyên, chị Bùi Thị Hà và hơn 10 hộ khác ở xã Thu Phong, Xuân Phong (Cao Phong) cũng đã nộp cho Công ty Prôsimex, mỗi hộ 20 triệu đồng nhưng hiện nay vẫn ở nhà trả lãi ngân hàng và chờ đợi...
Công ty CP XNK 3-2 Hòa Bình cũng đã đẩy ông Đinh Văn Liệu, xóm Tráng và Triệu Văn Nam, xóm Cáp ở xã Bình Thanh (Cao Phong) thành con nợ của ngân hàng. ông Liệu cho biết: Ngày 16/12/2008, tôi đến chi nhánh Ngân hàng CS-XH Cao Phong vay 30 triệu đồng và chuyển cho công ty để con gái là Đinh Thị Hà đi XKLĐ. Họ hứa sau 2 tháng sẽ được “bay” sang Nga. Đợi mãi đến tháng 6/2009, họ lại bảo phải nộp thêm 20 triệu đồng nữa mới được đi không thì thôi. Đúng là đánh đố người dân nghèo vì ngân hàng chỉ cho hộ nghèo vay tối đa 30 triệu đồng. Từ đó đến nay, tôi đã mấy lần đến tận Công ty và nhà ông phó giám đốc tìm hỏi nhưng không gặp được. Đến nhà ông Triệu Văn Nam đúng lúc ông vừa đi rừng về. Nói là nhà chứ thực ra đi ở nhờ người họ hàng mà cũng chỉ là mấy viên gạch xếp lên và che bằng lá. ông bày tỏ: Mong cơ quan chức năng tích cực vào cuộc sớm lấy lại tiền để chúng tôi trả nợ ngân hàng.
Để XKLĐ đem lại cơ hội làm giàu cho nhiều người
ông Phạm Thanh Trưởng, Phó phòng LĐ-TB&XH Cao Phong cho biết: Năm 2007, toàn huyện có 71 người đi lao động ở Malaysia đến năm 2008 phải phá hợp đồng về nước trước thời hạn. Họ đều đã gửi đơn đến Ban chỉ đạo XKLĐ huyện để tìm hướng giải quyết, trong đơn ghi rõ: Điều kiện làm việc và mức lương không theo như hợp đồng tuyển dụng, không thể duy trì được cuộc sống lâu dài. Trước tình hình đó, Ban chỉ đạo XKLĐ huyện đã nhiều lần có đơn kiến nghị gửi đến doanh nghiệp làm xuất khẩu lao động, Sở LĐ-TB&XH để tìm hướng giải quyết. Ngày 8/4/2010, UBND huyện đã gửi đơn đến Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH). Cục trưởng Nguyễn Ngọc Quỳnh đã có công văn gửi Công ty Prôssimex yêu cầu phối hợp với 3 huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Tân Lạc để giải quyết tồn đọng. Tuy nhiên, đã gần hết năm, món nợ ngân hàng của các hộ đã quá hạn mà công ty vẫn bặt vô âm tín. Công ty XNK 3- 2 Hòa Bình cũng làm ngơ trước tình cảnh éo le của người dân. Năm 2007, cả huyện có trên 600 người đăng ký đi XKLĐ, nhưng hai năm gần đây đã giảm đột ngột, năm 2009 chỉ có 6 người và 2010 có 13 người. ông Vũ Đình Đoài, GĐ Ngân hàng CS-XH tỉnh cho biết: Năm 2010, theo kế hoạch, ngân hàng cho vay tín dụng XKLĐ trên 15 tỉ đồng, nhưng đến nay chỉ đạt hơn 7 tỉ đồng. Ngân hàng đã phải đề nghị T.ư cho chuyển trên 8 tỉ còn lại sang cho vay SX-KD ở vùng khó khăn.
Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh, ông Nguyễn Trung Dũng cho biết: Những hiện tượng nêu trên đều có thật. Sở sẽ tiếp tục phối hợp với Cục Lao động ngoài nước để giải quyết tồn động cho người dân. Đến hết tháng 9/2010, cả tỉnh mới có 275 người đi lao động ở Malaysia, Hàn Quốc, Đài Loan, Arập Xêút. Trước đó, hàng năm có từ 1.000 - 1.500 người. Trên thực tế, các thị trường như Hàn Quốc, Đài Loan, Arập Xêút... vẫn có hiệu quả, hàng năm, người lao động vẫn gửi qua ngân hàng nhiều tỉ đồng về nước. Người lao động tỉnh ta ít tiếp cận được các thị trường cao cấp hơn như: Nhật Bản,
Cẩm Lệ
(HBĐT) - Cũng đã khá lâu rồi tôi mới lại đặt chân lên các xã vùng cao của huyện Đà Bắc. Cũng chừng ấy thời gian tôi mới trở lại ngôi nhà sàn nằm chênh vênh bên dốc núi - nơi tôi vẫn thường đến trong những chuyến công tác để thấm thật sâu vào tim một nỗi đau còn lại sau bom đạn chiến tranh...
(HBĐT) - Ma tuý trong học đường thực sự là vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện nay. Trong khi các cấp ủy, chính quyền đang tìm mọi biện pháp đề ngăn chặn và đẩy lùi ma tuý ra khỏi đời sống xã hội thì TNXH và ma tuý không những không giảm mà có những diễn biến phức tạp, khó lường đe doạ tới một bộ phận giới trẻ trong xã hội, người chủ tương lai của đất nước. Với khẩu hiệu “nói không với ma tuý trong học đường”, những người làm công tác giáo dục của tỉnh đang nỗ lực để làm trong sạch môi trường học đường
(HBĐT) - Hang xóm Trại là một hang tiêu biểu không chỉ của nền văn hoá Hoà Bình ở Việt Nam mà còn là của cả khu vực Đông Nam Á. Hang nằm trong phạm vi Mường Vang cổ thuộc địa phận xóm Trại, xã Tân Lập, huyện Lạc Sơn.
(HBĐT) - Trong hành trình tìm về vùng đất cổ của người Mường, chúng tôi được anh Lê Quốc Khánh, Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh đưa về thăm hang xóm Trại ở xã Tân lập, huyện Lạc Sơn – trung tâm của vùng Mường Vang và là địa điểm mà các nhà khoa học đã tìm thấy dấu vết còn nguyên vẹn của con người sinh sống cách đây gần 21 ngàn năm.
(HBĐT) - Trước năm 1945, thị xã Hoà Bình chỉ là một phố thị vùng cao đìu hiu như một ô cờ nằm lọt thỏm giữa những dãy núi cao sừng sững tạo thành một lòng chảo rộng lớn. Chỉ đều đều một nhịp sống bình yên bên dòng sông Đà loang lở phù sa lấp bồi, cùng những con thuyền êm đềm khua nước đêm trăng... Hình ảnh đó giờ chỉ còn lại trong ký ức. Bởi cái phố thị vùng cao với An Hoà, Đồng Nhân, Phố Đúng, Phương Lâm... xưa cũ đang từng ngày chuyển mình, khoác lên mình một vóc dáng của thành phố trẻ như một chàng trai đang hừng hực sức xuân giữa núi rừng miền Tây Bắc.
Phần II: Một ngày ở đất cổ Mường Bi
(HBĐT) - Khi những tia nắng đầu tiên vượt qua đỉnh núi Cột cờ và tiếng gà gáy rộn đầu làng, cuối xóm thì cũng là lúc người dân xóm Lầm, xã Phong Phú, huyện Tân Lạc bắt đầu một ngày mới của mình.