Vụ cam năm 2010, gia đình anh Hoàng Văn Lương, Đội Tân Phong thu trên 400 triệu đồng.

Vụ cam năm 2010, gia đình anh Hoàng Văn Lương, Đội Tân Phong thu trên 400 triệu đồng.

(HBĐT) - “Cam Cao Phong vừa thơm vừa ngọt/ Người Cao Phong vừa đẹp vừa chăm/ Hương cam thơm trong ngày lễ cưới/ Anh đón em về với Mường Thàng quê anh". Câu hát da riết trong bài Khúc ca Công ty RQNS Cao Phong của nhạc sĩ Tăng Đức Cửu như thôi thúc chúng tôi xuân này hãy về vùng đất ngọt Mường Thàng để được thả mình giữa vùng cam chín mọng và cảm nhận tình đất, tình người Cao Phong.

 

Ngọt ngào cam Cao Phong

 

Mùa xuân, mùa cưới cũng là mùa cam Cao Phong chín rộ. Cam tươi rói trên đồi, cam vàng óng trên những sạp hàng dọc tuyến quốc lộ 6, cam hiện diện trong những bữa tiệc cưới, những món quà Tết biếu cha mẹ, người thân. Cam Cao Phong đang vào mùa thu hoạch. Những chiếc ô tô từ Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Giang... tấp nập đổ về đưa cam đi khắp mọi miền đất nước. Đội Tân Phong là một trong 8 đội sản xuất của Công ty RQNS Cao Phong. Thật may, chúng tôi đã được chủ vườn cam rộng 1 ha - anh Nguyễn Văn Lương dẫn đi chiêm ngưỡng vườn cây sai trĩu quả, óng ả màu vàng tươi của cam Xã Đoài. Từ trên đỉnh đồi, vùng cam Cao Phong hiện ra giữa sắc nắng hanh vàng như một bức tranh tuyệt mỹ. Theo lời anh kể thì vùng đất Cao Phong có 3 loại cam, quýt là cam Xã Đoài lòng vàng, tép mọng nước; quýt Hòa Bình khi chín màu đỏ vàng, lòng đỏ; cam đường Canh chất lượng cao, tép mịn, vị ngọt mát. Sau một hồi thỏa sức cuốc bộ ngắm nhìn, khi lưng áo lấm tấm mồ hôi, được nghỉ chân dưới tán cây và thưởng thức một múi cam đường Canh thì thật sảng khoái! Dịp Tết trùng với mùa cam chín nên bán được giá. Nhưng quan trọng hơn cam Cao Phong đã xây dựng được thương hiệu ở cả hai khía cạnh là trên văn bản và trong lòng người tiêu dùng. Việc tiêu thụ cam không còn khó khăn, thương lái đến tận vườn thu mua với giá cao gấp đôi so với năm 2009. Chỉ tính sơ sơ với giá 12.000 đồng/kg, gia đình anh Lương cũng đã thu về trên 400 triệu đồng. ông Nguyễn Hồng Thủy, Chủ tịch UBND thị trấn Cao Phong hồ hởi cho biết: Chưa năm nào cam Cao Phong lại được giá như năm nay. Cả thị trấn có 400 hộ trồng cam với diện tích 397 ha thì vụ này đã có hơn 20 hộ thu tiền tỉ. Những hộ như ông Bùi Văn Tiến ở khu 3; Tạ Đình Đào, khu 5 B; Nguyễn Thế Bình, khu 4... có thu nhập 2 - 3 tỉ đồng. Với trên 250 ha cam kinh doanh, sản lượng đạt khoảng 6.500 tấn, thị trấn Cao Phong đã xuất hiện nhiều triệu phú, tỉ phú trồng cam. Mỗi ngày có đến 40  50 xe ô tô từ các tỉnh khác đến thu mua. Bao vất vả, lo toan của một năm đầu tư sản xuất đã được trả công xứng đáng bằng mùa thu hoạch cam ngọt ngào. Khi được hỏi về kết quả nổi bật nhất của huyện đạt được trong năm qua, Chủ tịch UBND huyện Cao Phong Bùi Văn Bương cho rằng, đó là thành công của vụ sản xuất cam. Toàn huyện có 830 ha cây ăn quả các loại, trong đó có 557 ha cam, quýt, sản lượng năm 2010 ước đạt gần 8.000 tấn quả.

 

Cất cánh thương hiệu cam Cao Phong

 

ông Nguyễn Văn Ánh, Phó GĐ Công ty RQNS Cao Phong cho biết: Sản phẩm cam Cao Phong ngày càng khẳng định chất lượng, uy tín thương hiệu trong các cuộc bình chọn tầm cỡ quốc gia cũng như trong lòng khách hàng gần, xa. Năm 2007, cam Cao Phong đã được Cục sở hữu trí tuệ công nhận lôgô nhãn hiệu hàng hóa. Sản phẩm cam tươi của Công ty được khẳng định có chất lượng tốt và đã đạt Cúp vàng Hội chợ Agro Việt do Cục VSATTP cấp, được Tạp chí Thương hiệu Việt bình chọn nằm trong top 100 thương hiệu Việt. Tháng 9/2010, Công ty được nhận Cúp thương hiệu hội nhập WTO. Công ty xác định đó mới chỉ là những kết quả bước đầu. Quan trọng nhất là quảng bá và phát triển được thương hiệu. Đồng thời, nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm, thay thế những giống cam chua nhiều hạt bằng loại cam ngọt, không có hoặc ít hạt. Chỉ đạo 8 đội sản xuất thực hiện theo đúng quy trình đảm bảo an toàn sản phẩm, nhất là thời điểm trước khi thu hoạch. Hàng năm, mở hội nghị khách hàng mời tất cả những đầu mối tiêu thụ cam đến trao đổi. Mỗi người được cung cấp bao bì, nhãn mác dán lên sản phẩm, hộp xốp có lôgô cam Cao Phong. Công ty đang chỉ đạo công nhân thực hiện sản xuất theo quy trình sạch, hướng tới đạt tiêu chuẩn Vietgap. Tự hào biết bao khi giữa lòng thủ đô Hà Nội có nhiều điểm bán cam treo lô gô nhãn hiệu Cao Phong. Nhiều người chỉ tìm mua cam Cao Phong mà không dành ưu ái cho loại cam khác. “Vấn đề vệ sinh ATTP đang được nhiều người quan tâm, bổ dưỡng và an toàn cho sức khỏe là yếu tố quan trọng hàng đầu. Đó là ưu điểm mà cam Cao Phong được khách hàng ở Hà Nội biết đến và ngày càng ưa chuộng. Đó là lý do tôi thường xuyên lên thị trấn Cao Phong để mua về Hà Nội bán  Chị Vũ Thị Hoa, một thương lái chia sẻ.

 

Thực hiện Nghị quyết của Huyện uỷ Cao Phong về phát triển cây ăn quả có múi, một số xã trong vùng như Bắc Phong, Đông Phong, Nam Phong đã được hỗ trợ giống, kỹ thuật trồng các loại cây cam, quýt, bưởi Diễn, dần hình thành vùng sản xuất tập trung. Cam là loại cây đòi hỏi đầu tư lớn, dày công chăm sóc nhưng người Cao Phong đã dành hết tâm huyết để làm nên những mùa cam ngọt, an toàn cho người tiêu dùng.

 

Chia tay chúng tôi, anh Nguyễn Văn Lương bộc bạch. Có lẽ cũng chính vì vậy mà thương hiệu cam Cao Phong ngày càng vươn xa. Nghe trong gió câu hát thiết tha của cô gái Mường Thàng: Cam Cao Phong vừa thơm vừa mát/ Câu hát thường rang, câu hát bản Mường/ Cam Cao Phong hương thơm say đắm/ Để ngày hôm nay đi khắp nẻo đường xa.

 

                                                                                  Cẩm Lệ

 

Các tin khác

Bộ trưởng, Chủ nhiệm UB Dân tộc Giàng Seo Phử và lãnh đạo tỉnh, ngành, huyện Mai Châu hòa cùng niềm vui đón Tết cổ truyền với đồng bào dân tộc 2 xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu).
Diện mạo thành phố trẻ hôm nay

Suối Nhạp - Rộn rã ngày phát điện

(HBĐT) -Ngày thủy điện Suối Nhạp (Suối Nhạp A) chính thức thức hòa lưới điện quốc gia, núi rừng Đà Bắc rộn rã tiếng ca vui. Hàng nghìn người từ khắp nơi đến chứng kiến công trình thủy điện ra đời tại vùng rừng núi heo hút Đồng Chum. Từ sớm tinh mơ, bà con 2 xã Đồng Chum, Đồng Ruộng lựa chọn những bộ quần áo đẹp nhất băng núi, vượt rừng đến thăm công trình thủy điện Suối Nhạp nghe văn nghệ và chứng kiến các tổ máy hiện đại phát lên dòng điện bừng sáng núi rừng Đà Bắc.

Không chủ quan, lơ là với “giặc lửa”

(HBĐT) - 25 vụ cháy làm 2 người chết, thiệt hại về tài sản ước tính ban đầu trị giá trên trên 16 tỉ đồng và 113,84 ha rừng. Đó là con số mà phòng Cảnh sát PCCC và cứu hộ cứu nạn (Công an tỉnh) cho biết về tình hình cháy, nổ trên địa bàn tỉnh năm 2010. Đáng chú ý là cháy tăng cả về số vụ và thiệt hại. Qua phân tích cho thấy, số vụ cháy chủ yếu xảy ra vào mùa hanh khô, nhất là dịp cuối năm và Tết Nguyên đán.

Cuộc “dạo chơi” với... tử thần

(HBĐT)- “Dù có đơn vị chủ quản, được các cấp, ngành chức năng, chính quyền địa phương cấp phép khai thác nhưng trên thực tế, với cách làm giao khoán sản phẩm cho người lao động, hoạt động khai thác than ở đây cũng chẳng khác gì những lò than “thổ phỉ”. Mạnh ai người ấy làm. Rủi ro rơi vào ai, người ấy thiệt. Nỗi lo cơm áo, gạo tiền cũng chẳng để cho người ta nghĩ điều gì đang đợi mình ở dưới những miệng lò sâu hun hút vào lòng đất”- phút trải lòng của một thợ đào than khiến chúng tôi day dứt với những “đời than”.

Khó khăn trong thực hiện quy chế quản lý cưa xăng ở Mai Châu

(HBĐT) - Là một trong những địa phương có diện tích rừng tự nhiên, rừng đặc dụng với trữ lượng gỗ lớn, đa dạng, phong phú về chủng loại. Tuy nhiên, trong những năm qua, huyện Mai Châu cũng đang phải đối mặt với tình trạng chặt phá, khai thác lâm sản trái phép (KTLSTP) lén lút diễn ra khá mạnh, nhất là ở các xã có rừng tự nhiên. “Tình trạng KTLSTP khó kiểm soát đã dẫn đến suy kiệt tài nguyên rừng nhanh chóng. Ở Mai Châu bây giờ, các loại cây gỗ quý, các loại cây cổ thụ hầu như đã bị chặt hạ...” - Ông Hà Công Khuyên, Hạt trưởng hạt Kiểm lâm (KL) huyện Mai Châu cho biết.

Xuất khẩu lao động - những vấn đề đặt ra

(HBĐT)- Xuất khẩu lao động là một chủ trương đúng đắn, được nhiều người dân trong tỉnh quan tâm. Hiệu quả của công tác này đã được khẳng định bằng việc nhiều người sau khi đi lao động có thời hạn ở nước ngoài về đã thoát nghèo, có vốn để đầu tư phát triển sản xuất vươn lên làm giàu. Tuy nhiên vẫn còn những “con sâu làm rầu nồi canh” đẩy người dân vào hoàn cảnh éo le, làm ảnh hưởng đến uy tín của những đơn vị làm ăn chân chính.

Ấm áp bên những ngôi nhà tình nghĩa

(HBĐT) - Trong căn nhà vừa mới xây, bà Trương Thị Hỉm ở xóm Pơng, xã Đa Phúc (Yên Thủy) xúc động: Bao nhiêu năm nay, gia đình tôi ở trong cảnh nhà dột nát. Nhiều hôm mưa gió cả nhà không ngủ được, nước chảy trong nhà như ngoài sân. Nay được Ngân hàng NN&PTNT giúp đỡ nên tôi cố gắng vay mượn thêm để xây được căn nhà này. Nếu dựa vào sức của tôi chẳng biết bao giờ mới làm đựơc nhà.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục