Cưa xăng do lục lượng kiểm lâm khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông bắt giữ.

Cưa xăng do lục lượng kiểm lâm khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông bắt giữ.

(HBĐT) - Là một trong những địa phương có diện tích rừng tự nhiên, rừng đặc dụng với trữ lượng gỗ lớn, đa dạng, phong phú về chủng loại. Tuy nhiên, trong những năm qua, huyện Mai Châu cũng đang phải đối mặt với tình trạng chặt phá, khai thác lâm sản trái phép (KTLSTP) lén lút diễn ra khá mạnh, nhất là ở các xã có rừng tự nhiên. “Tình trạng KTLSTP khó kiểm soát đã dẫn đến suy kiệt tài nguyên rừng nhanh chóng. Ở Mai Châu bây giờ, các loại cây gỗ quý, các loại cây cổ thụ hầu như đã bị chặt hạ...” - Ông Hà Công Khuyên, Hạt trưởng hạt Kiểm lâm (KL) huyện Mai Châu cho biết.

 

Cưa máy như con dao sắc cắt miếng đậu phụ

 

Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng suy kiệt tài nguyên rừng ở Mai Châu trong những năm qua, theo ông Khuyên là do số lượng cưa xăng (CX) trên địa bàn huyện tăng đáng kể trong một vài năm lại đây. Nhiều hộ gia đình mua CX về nhằm mục đích KTLSTP. Chính điều này đã gây nhiều khó khăn, phức tạp cho QLBVR trên địa bàn huyện. “Trên thực tế, không thể phủ nhận CX là một phương tiện hữu ích trong cuộc sống, giúp nâng cao hiệu suất, hiệu quả trong nhiều công việc hàng ngày của người dân. Tuy vậy, nếu sử dụng vào mục đích KTLSTP, CX được xem là một trong những phương tiện có sức tàn phá khủng khiếp” - Anh Lê Đức Phượng, cán bộ KL địa bàn xã Nà Mèo cho biết. Theo một người trong “nghề” nếu so sánh giữa CX và khai thác gỗ bằng phương pháp thủ công như trước, năng suất làm việc của CX cao gấp từ... 20 - 50 lần so với cưa tay. Trước đây, với các loại cây gỗ như: đinh, nghiến, đường kính khoảng 1m, phải đốt gốc mất cả tuần mới hạ được 1 cây. Bây giờ dùng CX chỉ mất khoảng... 1 tiếng đồng hồ. Nếu làm hết công suất, mỗi ngày, 1 CX có thể cắt, xẻ được khoảng... 20m3 gỗ. Trong lần trò chuyện với anh Nguyễn Văn Đinh, Hạt phó Hạt KL huyện Đà Bắc về thực trạng KTLSTP cách đây chưa lâu, khi đề cập đến tình trạng chặt phá rừng bằng CX trên địa bàn huyện, anh Đinh ngao ngán: Rất khó để kiểm soát, quản lý sử dụng CX. Ở đâu cũng vậy, nhiều người mua về chủ yếu sử dụng vào mục đích KTLSTP. Sử dụng CX, hiệu suất phá rừng cao gấp nhiều lần với cách làm thủ công đơn thuần. Họ không cần phải chặt hạ cây để lấy gỗ mà người ta sử dụng loại phương tiện này khoét vào thân cây để lấy gỗ, dễ dàng giống như dùng một con dao sắc, nhọn cắt một miếng đậu phụ.

 

Bất lực với việc quản lý cưa xăng?!

 

Trở lại với thực trạng quản lý, sử dụng CX ở Mai Châu, Hạt trưởng hạt KL huyện Hà Công Khuyên cho biết thêm: Trước thực trạng số lượng CX gia tăng mạnh, Hạt KL huyện đã tham mưu cho UBND huyện ra quyết định ban hành quy chế quản lý máy CX trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, qua 1 năm triển khai thực hiện,tình hình cũng không sáng sủa hơn.

 

Mặc dù sau khi có quyết định của UBND huyện, Hạt KL huyện đã tổ chức quán triệt cho KL địa bàn và cán bộ hợp đồng BVR, PCCR làm công tác tham mưu và phối hợp với chính quyền các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện quy chế tại địa bàn. Tổ chức cho các hộ dân có CX ký cam kết không sử dụng vào mục đích KTLSTP. Bước đầu triển khai hầu hết chính quyền các xã, thị trấn đều nhất trí cao với các nội dung của quy chế và đã phối hợp tích cực với lực lượng KL triển khai thực hiện. Sau khi thống kê số lượng CX hiện có tại địa phương, UBND các xã, thị trấn đã mời các hộ gia đình có CX đến để phổ biến nội dung của quy chế và ký cam kết sử dụng CX.

 

 Anh Lê Đức Phượng, cán bộ KL địa bàn xã Nà Mèo cho biết: Trên thực tế với cách làm đó, trong thời gian đầu mới triển khai đã đem lại hiệu quả tích cực. Một số nơi đã tổ chức thực hiện khá chặt chẽ. Ngoài tổ chức cho các hộ ký cam kết, chính quyền một số xã như Nà Mèo, Ba Khan còn niêm phong máy cưa tại nhà để quản lý, giám sát. Nhưng cách làm đó không còn duy trì được. Bên cạnh đó, nhiều nơi có số lượng CX khá lớn, việc chấp hành ký cam kết lại rất khó khăn. Phải nhiều lần vận động thì các hộ mới đến nghe phổ biến và ký cam kết. Theo ông Hà Công Khuyên,  sau hơn 1 năm thực hiện quy chế, kết quả đạt được không như mong muốn. Trong thời gian đầu triển khai thực hiện quy chế, số lượng CX ở một số địa bàn giảm. Nhưng do tổ chức kiểm tra, giám sát của chính quyền không thường xuyên, vì vậy số lượng CX lại tăng lên so với năm 2009.

 

Theo thống kê của KL huyện Mai Châu, tính đến thời điểm tháng 9/2009 trên địa bàn huyện Mai Châu có 401 chiếc, có 2 xã không có là Chiềng Châu, Noong Luông. Nhưng theo thống kê mới đây, số lượng CX trên địa bàn huyện có 613 chiếc ở 23/23 xã, thị trấn, tăng 212 chiếc so với năm 2009, địa bàn có số lượng CX tăng nhiều nhất là xã Vạn Mai với 31 chiếc, Pù Bin 30 chiếc. Trong đó, các xã Cun Pheo, Piềng Vế, Tòng Đậu, Ba Khan, Đồng Bảng, Hang Kia, Pà Cò luôn có số lượng dao động từ 30 - 50 chiếc. Khó khăn lớn nhất trong quản lý CX hiện nay là chưa có chế tài cụ thể quy định cho loại công cụ này rất khó quản lý. Mặt khác, do lợi nhuận thu được từ khai thác, mua bán lâm sản trái phép là cao nên các đối tượng có CX luôn tìm mọi cách để né tránh sự kiểm tra của lực lượng chức năng, họ thường lợi dụng khai thác vào ban đêm hoặc lúc rạng sáng, chiều tối, dùng ĐTDĐ để thông tin nhằm đối phó với lực lượng chức năng. Bên cạnh đó, một số cấp uỷ, chính quyền chưa thật sự quan tâm, chỉ đạo cụ thể quản lý, giám sát sử dụng CX theo quy chế mà vẫn coi công tác này là của lực lượng KL. Không chủ động tổ chức lực lượng để thực hiện QLBVR, giám sát sử dụng CX tại địa bàn. Do vậy, không giám sát được đối tượng mang cưa ra khỏi nhà để KTLSTP”.

 

Từ khi thực hiện quy chế cho đến nay, lực lượng KL huyện mới chỉ thu được 7 CX tại rừng. “Có thể nói sẽ bất lực trước tình trạng sử dụng CX để KTLSTP tràn làn, khó kiểm soát, nguy cơ cạn kiệt tài nguyên rừng khó tránh khỏi nếu việc tuyên truyền về công tác QLBVR tại các địa bàn không được đẩy mạnh, nhất là ở những nơi thường xảy ra tình trạng khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép. Bên cạnh đó cần phải có sự vào cuộc tích cực của cấp uỷ, chính quyền và sự phối hợp đồng bộ của các lực lượng chức năng trong truy quét, giải toả, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, kiên quyết không để phát sinh điểm nóng, phức tạp về tình trạng KTLSTP trên địa bàn. Tiếp tục siết chặt thực hiện quản lý, giám sát sử dụng CX theo quy chế” - ông Khuyên nhấn mạnh.

 

                                                                         Mạnh Hùng  

 

Các tin khác

Ông Đinh Văn Liệu, xóm Tráng, xã Bình Thanh (Cao Phong) bên lá đơn kêu cứu gửi đến các cơ quan chức năng.
Lãnh đạo Ngân hàng NN&PTNT tỉnh trao nhà tình nghĩa cho bà Bùi Thị Địn ở xóm Chảo, xã Địch Giáo (Tân Lạc)
Muốn dựng nhà, bà con bản Thung Vòng chỉ có cách vác những tấm lợp trên vai ngược dốc hơn 1 km về bản.
Các phạm nhân chia sẻ lá thư từ phía gia đình./.

Cụ bà 76 tuổi nuôi 3 cháu mồ côi

(HBĐT) - Một mình chống chọi với cuộc đời nuôi 9 người con trưởng thành. Bây giờ, khi đã bước sang tuổi 76, bà lại phải làm lụng vất vả nuôi 3 đứa cháu mồ côi.

Chuyện tình người... dưng

(HBĐT) - Cũng đã khá lâu rồi tôi mới lại đặt chân lên các xã vùng cao của huyện Đà Bắc. Cũng chừng ấy thời gian tôi mới trở lại ngôi nhà sàn nằm chênh vênh bên dốc núi - nơi tôi vẫn thường đến trong những chuyến công tác để thấm thật sâu vào tim một nỗi đau còn lại sau bom đạn chiến tranh...

Phòng - chống ma túy học đường - Cần có sự chung tay của toàn xã hội

(HBĐT) - Ma tuý trong học đường thực sự là vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện nay. Trong khi các cấp ủy, chính quyền đang tìm mọi biện pháp đề ngăn chặn và đẩy lùi ma tuý ra khỏi đời sống xã hội thì TNXH và ma tuý không những không giảm mà có những diễn biến phức tạp, khó lường đe doạ tới một bộ phận giới trẻ trong xã hội, người chủ tương lai của đất nước. Với khẩu hiệu “nói không với ma tuý trong học đường”, những người làm công tác giáo dục của tỉnh đang nỗ lực để làm trong sạch môi trường học đường

Hành trình về vùng đất cổ Mường Vang (Phần II)

(HBĐT) - Hang xóm Trại là một hang tiêu biểu không chỉ của nền văn hoá Hoà Bình ở Việt Nam mà còn là của cả khu vực Đông Nam Á. Hang nằm trong phạm vi Mường Vang cổ thuộc địa phận xóm Trại, xã Tân Lập, huyện Lạc Sơn.

Hành trình về vùng đất cổ Mường Vang (Phần I)

(HBĐT) - Trong hành trình tìm về vùng đất cổ của người Mường, chúng tôi được anh Lê Quốc Khánh, Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh đưa về thăm hang xóm Trại ở xã Tân lập, huyện Lạc Sơn – trung tâm của vùng Mường Vang và là địa điểm mà các nhà khoa học đã tìm thấy dấu vết còn nguyên vẹn của con người sinh sống cách đây gần 21 ngàn năm.

Vóc dáng thành phố trẻ

(HBĐT) - Trước năm 1945, thị xã Hoà Bình chỉ là một phố thị vùng cao đìu hiu như một ô cờ nằm lọt thỏm giữa những dãy núi cao sừng sững tạo thành một lòng chảo rộng lớn. Chỉ đều đều một nhịp sống bình yên bên dòng sông Đà loang lở phù sa lấp bồi, cùng những con thuyền êm đềm khua nước đêm trăng... Hình ảnh đó giờ chỉ còn lại trong ký ức. Bởi cái phố thị vùng cao với An Hoà, Đồng Nhân, Phố Đúng, Phương Lâm... xưa cũ đang từng ngày chuyển mình, khoác lên mình một vóc dáng của thành phố trẻ như một chàng trai đang hừng hực sức xuân giữa núi rừng miền Tây Bắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục