Ngày hội tòng quân chống Mỹ ở Lạc Sơn. ảnh: tư liệu.

Ngày hội tòng quân chống Mỹ ở Lạc Sơn. ảnh: tư liệu.

(HBĐT) - Sau hơn 10 năm gặp cụ Nguyễn Văn Hậu, nguyên Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UB Hành chính tỉnh để lấy tư liệu viết về ngày giải phóng miền Nam (30-4), câu chuyện của cụ không còn sôi nổi, tràn ngập ký ức như trước nhưng những năm tháng Hoà Bình cùng cả nước lên đường đánh Mỹ vẫn được nhắc lại với sự trân trọng. Trong đó có hình ảnh một Hoà Bình với tình cảm keo sơn, kết nghĩa Hoà Bình - Gia Định trong những năm 60 của thế kỷ trước được cụ nhắc tới từ hình ảnh của người con miền Nam: bà Hồ Thị Bi, bác Tô Ký... những nhân chứng một thời hào hùng đó.

 

Những năm cả nước lên đường đánh giặc Mỹ xâm lược, phong trào “vì miền Nam ruột thịt” hoà cùng với các phong trào khác như phụ nữ “Ba đảm đang”, thanh niên “Ba sẵn sàng” có một phong trào mang đậm nghĩa tình Bắc- Nam, đó là sự kết nghĩa của các tỉnh, thành miền Bắc với các tỉnh thành miền Nam đang còn trong máu lửa. Trong nhịp chuyển của cả miền Bắc với tinh thần “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, Hoà Bình đã có những hành động hết sức thiết thực vì Gia Định, vì miền Nam thân yêu...Trong ký ức của nhiều CCB ở các huyện Kim Bôi, Lạc Sơn, Lương Sơn, thành phố Hoà Bình…giai đoạn lịch sử sôi sục đó, những thanh niên từ các bản làng Hoà Bình tòng quân hội tụ dưới bóng rừng ở ân Nghĩa, Yên Nghiệp (Lạc Sơn) mang tên Tiểu đoàn Hoà Bình II (phiên hiệu 493), Tiểu đoàn III ( phiên hiệu 494). Họ hăng say tập luyện trên thao trường nhưng tâm tư đang hướng về tiếng súng đang nổ ở miền Nam. Nóng lòng ra trận bởi lời hiệu triệu của Bác Hồ “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” bởi miền Nam đang sống trong ách kìm kẹp của Mỹ - nguỵ. Bởi cũng ở tuyến đầu,  tiểu đoàn I Hoà Bình (phiên hiệu 356, lên đường đầu năm 1968) cũng đã và đang thực hiện nhiệm vụ của mình khiến những chiến sĩ lớp sau không khỏi nóng lòng. Ngày lên đường cũng đến (31/2/1969). Những chiến sĩ vừa vào quân ngũ năm nào, nay chững chạc, vững vàng trong màu áo chiến sĩ. Họ bịn rịn, lưu luyến cầm tay bà con, người thân cùng bước chân mạnh mẽ hướng về phía trước với  quyết tâm đánh giặc, giải phóng miền Nam. Trong buổi chia tay này, cụ Nguyễn Văn Hậu (Chủ tịch Uỷ ban Hành chính tỉnh lúc đó) thay mặt Tỉnh uỷ, Uỷ ban Hành chính tỉnh và các đoàn thể phát biểu, động viên con em Hoà Bình: Các đồng chí lên đường đi chiến đấu vì miền Nam ruột thịt, vì Gia Định thân yêu. Cho nên đi chiến đấu là chiến thắng... Sau lễ ra quân này, Tiểu đoàn II chiến đấu ở B2 miền Đông Nam Bộ, Tiểu đoàn III chiến đấu ở chiến trường B4, B5, suốt một dải đất miền Trung nắng gió, đạn lửa... Những cán bộ cốt cán của Tiểu đoàn Hoà Bình nay vẫn được nhiều chiến sĩ nhắc đến với sự trân trọng như các đồng chí Đinh Văn Bút, Huỳnh Sông Nghệ, Nguyễn Việt Đức, Phan Quang Vấn, Nguyễn Văn Thận, Nguyễn Ngọc Đành...Mỗi dịp 30/4, nghe lại bài hát “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”, nhiều chiến sĩ của tiểu đoàn bồi hồi nhớ lại những năm tháng oanh liệt đó...

Vì miền Nam, vì Gia Định, đồng bào các dân tộc Hoà Bình nơi hậu phương luôn vững “ tay cày, tay súng” hăng say sản xuất và chiến đấu. Các trận địa phòng không kiên cường lập công như sự đáp lời với những chiến công của chiến sĩ nơi tiền phương. Dân quân xã Liên Hoà (Lạc Sơn) dùng súng bộ binh phối hợp với bộ đội chủ lực bắn rơi một máy bay phản lực Mỹ; dân quân xã Trung Thành (Đà Bắc), Thu Phong (Cao Phong) cũng thi đua bắn rơi máy bay giặc. Trong những ngày Hà Nội đánh trận “Điện Biên Phủ trên không”, quân - dân Hợp Hoà (Lương Sơn) cùng lưới lửa của bộ đội bắn rơi trực thăng, bắt sống giặc lái Mỹ... Các miền quê trong tỉnh cũng thi đua lập công, góp phần vào sự thắng lợi của 2 miền. Nhiều điển hình trong lao động - sản xuất xuất hiện trong phong trào “vì Gia Định thân yêu”. HTX Thịnh Lang (TPHB) phát động đợt thi đua đào đắp “mương Củ Chi” dẫn nước về cánh đồng Mộ đạt 5 tấn thóc/năm. Hướng tới những hành động thiết thực vì Gia Định, huyện Mai Châu cũng phát động trồng cây, gây rừng tạo màu xanh cho quê hương...

 

Mỗi miền quê ở Hoà Bình vẫn còn lưu đọng khí thế, nhiệt huyết sôi nổi cùng những hành động vì miền Nam, vì Gia Định kết nghĩa. Hình ảnh bà Hồ Thị Bi, cùng cây đa mà bà đã trồng ở ngã ba Hùng Tiến (Kim Bôi) vẫn còn trong tâm trí bao người. Nữ đại biểu Quốc hội được nhân dân Hoà Bình bầu, mỗi lần về Hoà Bình được coi như người con của Hoà Bình. Cùng với thiếu tướng Tô Ký, Tư lệnh Quân khu 3, cùng nhiều cán bộ, chiến sĩ Gia Định khác, các bác như là sứ giả của đồng bào Gia Định hiện hữu trên đất Hoà Bình mến khách, thủy chung, son sắt... Sau sự kiện ngày 30/4, lần đầu tiên Đoàn nghệ thuật các dân tộc tỉnh Hoà Bình đã có những đêm diễn đáng nhớ tại mảnh đất Sài Gòn - Gia Định…

 

Mỗi sự kiện, dấu mốc, mỗi việc làm của một thời Hòa Bình-Gia Định không thể nào bị quên lãng. Ngày 30/4/1975 được chắp nối từ ngàn vạn đóng góp, mồ hôi, sự hy sinh, mất mát của hàng triệu con người Việt Nam và bạn bè quốc tế. Trong đó có sự đóng góp từ quê hương Hòa Bình.

 

                                                                                   Văn Tưởng

 

 

Các tin khác

Một máy thuỷ điện mini, nguồn sáng của người dân thôn Lộng.
Vườn thuốc nam của ông Bùi Việt Hùng là nơi bảo tồn nhiều loài cây thuốc quý hiếm.
Trong cơn “bão giá”, sinh viên phải có kế hoạch chi tiêu hợp lý.

Nhọc nhằn nghề tiều phu

(HBĐT) - Những phụ nữ, trẻ em vẫn kề vai vác những khúc keo nặng trịch, trơn để tập kết ra bãi. Phía trên đỉnh đồi, lẫn trong đám khói đen kịt và tiếng máy nổ ầm ầm của cưa xăng, một nhóm hơn chục người cả nam, nữ, người đang khẩn trương bóc vỏ keo, người đưa những khúc keo còn thơm mùi gỗ lên xe. Sau mỗi tiếng hô, Nào! Chuẩn bị nào! Cẩn thận nhé! Một, hai, ba… những tiếng thở phì phò, mệt nhọc lại vang lên.

Tục nhận con nuôi của người Dao Toàn Sơn Đà Bắc

(HBĐT) - Xã Toàn Sơn (Đà Bắc) chủ yếu là người Dao sinh sống. Từ bao đời nay, những người Dao ở đây đã có tục nhận con nuôi, trong đó có cả những người Kinh ở miền xuôi. Điều đặc biệt, những người con nuôi ở đây đều ăn đời, ở kiếp với người Dao.

Phát triển hoạt động du lịch - Những nút thắt cần được tháo gỡ

Bài 2: Tháo gỡ nút thắt trong xã hội hóa hoạt động du lịch

(HBĐT) - Đến tháng 9/2010, toàn tỉnh có 74 dự án đầu tư du lịch. Các dự án đầu tư theo nhiều loại hình như: khu du lịch sinh thái, đô thị du lịch sinh thái, khu nghỉ dưỡng sinh thái, khu du lịch văn hoá, du lịch cộng đồng và du lịch kết hợp trồng rừng.

Phát triển hoạt động du lịch - Những nút thắt cần được tháo gỡ

 Bài 1: Thực tế phát triển chưa xứng tầm với tiềm năng

(HBĐT) - Xác định những tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch của tỉnh, ngày 21/8/2007, Tỉnh uỷ Hoà Bình đã ban hành Nghị quyết 11-NQ/TU về phát triển du lịch. Trong đó chú trọng thu hút nguồn nhân lực và các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho du lịch, đẩy mạnh hoạt động xã hội hoá du lịch.

Thị trường nông thôn hàng giả, hàng nhái bán chạy hơn hàng thật

(HBĐT)- Giá rẻ, mẫu mã khá đẹp, bắt mắt nên những mặt hàng, từ quần áo, giày dép đến bánh, kẹo... thuộc diện “hàng gia công” được người tiêu dùng ở nông thôn ưa chuộng. Phần lớn người tiêu dùng mua vì hợp túi tiền, mua cho có chứ không nhiều người để ý đến việc sử dụng mặt hàng đó có đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hay gây hại đến sức khoẻ hay không.

Khai thác vàng trái phép ở Thanh Nông vẫn “nóng”

(HBĐT) - Nạn khai thác vàng trái phép ở thôn Lộng, xã Thanh Nông (Lạc Thuỷ) sau một thời gian tạm lắng bởi sự truy quét quyết liệt của các ngành chức năng, nay bùng phát trở lại. Mức độ khai thác có phần quy mô, tinh vi hơn nhờ sự hỗ trợ của máy móc, thiết bị hiện đại. Để tận mắt chứng kiến “công trường” khai thác vàng này, chúng tôi đã có một cuộc hành trình đầy mạo hiểm vào bãi vàng Thung Voi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục