Cụ Đinh Văn Thâm, nguyên trung đội trưởng xã Mỹ Hòa năm 1965 kể lại trận chiến đấu với máy bay Mỹ từ ngày 25-30/6/1965 trên bầu trời xã Mỹ Hòa.
(HBĐT) - Những trận đánh máy bay Mỹ của dân quân xã Mỹ Hòa không chỉ được ghi lại trong những trang sử hào hùng mà cho đến tận bây giờ, trận đánh đó vẫn luôn là một phần trong ký ức thuở trai trẻ hào hùng của những chiến sỹ dân quân xã Mỹ Hòa (Tân Lạc) khi xưa. Càng đặc biệt hơn, vào ngày 18/5/1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng ba cho nhân dân, cán bộ và dân quân xã Mỹ Hòa vì “Đã lập nhiều thành tích xuất sắc trong các trận chiến đấu với máy bay Mỹ”.
Dùng súng trường đánh “con ma”
“Đây là một trong những thành tích nổi bật và đáng tự hào nhất của nhân dân và cán bộ, chiến sỹ dân quân xã đóng góp vào chiến thắng chung của cả dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước” - Chủ tịch UBND xã Mỹ Hòa Bùi Văn Dềnh khẳng định. Theo lời kể và sự chỉ dẫn của Chủ tịch UBND xã Mỹ Hòa, chúng tôi tìm đến nhà ông Đinh Văn Thâm ở xóm Don, nguyên là Trung đội trưởng dân quân cơ động xã Mỹ Hòa và cũng thật may mắn khi ở đây, chúng tôi còn được gặp ông Đinh Công Vịn, nguyên xã Đội trưởng thời kỳ năm 1965 là những người tham gia trực tiếp chỉ huy trung đội dân quân xã đánh trả quyết liệt những “con ma” của không lực Mỹ (máy bay chiến đấu F4H) đến ném bom, bắn phá các mục tiêu trên địa bàn xã.
Dù đã vào cái tuổi “xưa nay hiếm”, nhưng dường như điều đó không phải là điều bận tâm quá mức đối với cả 2 cụ ông đang kể về những trận đánh máy bay Mỹ cách đây vừa tròn 45 năm trên trận địa phòng không thuộc đồi Bãi Voi, xóm Trù Bụa. Cụ Trung đội trưởng Đinh Văn Thâm kể: Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, xã Mỹ Hòa là nơi đặt kho tàng kỹ thuật quan trọng nên cũng là một trong những mục tiêu, trọng điểm bắn phá của không quân Mỹ. Do đó, đúng 10h ngày
Ngay khi phát hiện có máy bay Mỹ đến ném bom, bắn phá, dưới sự chỉ huy của Trung đội trưởng Đinh Văn Thâm, trung đội dân quân xã đã triển khai đội hình chiến đấu. 17 chiến sỹ dân quân với 17 khẩu súng trường từ trận địa phòng không bắt mục tiêu nhằm thẳng vào từng cú bổ nhào của những “con ma” F4H. Từng loạt đạn súng trường đanh rền tạo thành lưới lửa phòng không tầm thấp lẫn trong những tiếng nổ đanh rền đinh tai nhức óc của bom đạn kẻ thù. Kiên cường bám trụ, đánh trả chỉ với hơn 20 khẩu súng tiểu liên cá nhân, trung đội dân quân xã Mỹ Hòa đã gây nên tâm lý hoang mang, khiếp sợ cho những “bóng ma” được trang bị vũ khí hỏa lực mạnh, trang thiết bị tối tân nhất của không quân Mỹ lúc bây giờ. Bị chống trả quyết liệt nhưng không từ bỏ chiến dịch không kích, bắn phá các mục tiêu của ta ở Mỹ Hòa. “Liên tục trong 6 ngày từ 25 - 30/6/1965, Trung đội dân quân xã Mỹ Hòa đã chiến đấu với máy bay Mỹ 8 trận với tinh thần dũng cảm, kiên cường đã làm cho quân thù khiếp sợ. Dù là những trận chiến vô cùng ác liệt, khó khăn nhưng về phía ta vẫn bảo toàn được lực lượng, không có thương vong. Đó là điều đáng mừng nhất” - cụ Đinh Công Vịn, nguyên xã đội trưởng xã Mỹ Hòa hể hả cười. Thêm một điều đặc biệt nữa mà cụ Đinh Công Vịn cho chúng tôi biết, đó là trong những trận đánh đó, ngay trên chiến hào trận địa phòng không đồi Bãi Voi, có 4 chiến sỹ dân quân được kết nạp Đảng, trong đó có cụ Vịn, cụ Thâm và 8 chiến sỹ dân quân được kết nạp vào Đoàn thanh niên. Đó là những vinh dự mà không phải ai cũng có được.
Luôn vững tay súng, chắc tay cày
Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu, LLVT xã Mỹ Hòa có 280 người được biên chế thành 4 trung đội, đã trực tiếp chiến đấu và phối hợp chiến đấu hàng chục trận. Trong thời kỳ không quân Mỹ ném bom bắn phá các mục tiêu kho tàng trên địa bàn xã và các xã lân cận, quân và dân xã Mỹ Hòa đã phối hợp với bộ đội và lực lượng dân quân các xã bạn chiến đấu bắn rơi 3 máy bay địch, làm nhiều chiếc khác bị thương, bảo vệ an toàn các mục tiêu trọng điểm, bảo vệ an toàn tính mạng của nhân dân. Xã đội trưởng xã Mỹ Hòa Bùi Văn Thường cho biết: Ngoài nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu, nhân dân trong xã còn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chi viện chiến đấu và phục vụ chiến đấu cho mặt trận với tinh thần “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”. Trong 20 năm kháng chiến chống Mỹ, nhân dân xã Mỹ Hòa đã đóng góp hàng nghìn tấn lương thực, thực phẩm và tiễn đưa 96 thanh niên lên đường nhập ngũ. Đã có 27 người con hy sinh anh dũng và 11 người để lại một phần xương máu trên các chiến trường.
Hơn 30 năm sau khi kết thúc chiến tranh, nhân dân Mỹ Hòa vẫn không rời tay cuốc, tay cày, duy trì, đẩy mạnh phát triển sản xuất, phát huy tiềm năng, thế mạnh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Hệ thống cơ sở vật chất, điện - đường - trường - trạm được đầu tư đồng bộ, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Đến nay, toàn xã có trên 60% số hộ được công nhận gia đình văn hóa. Hệ thống trường học được mở rộng đến 100% cơ sở xóm. Với những đóng góp to lớn đó, năm 2006, Đảng bộ, chính quyền, LLVT và nhân dân xã Mỹ Hòa vinh dự được tặng thưởng Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng nhì.
Mạnh Hùng
(HBĐT- Sau đợt nghỉ Tết đến trường, nhiều sinh viên phải đối mặt với cuộc sống bởi nhiều mặt hàng tăng giá nên chuyện chi tiêu cho bữa ăn hàng ngày, nhất là chi cho các khoản sinh hoạt phí của nhiều sinh viên bị thắt chặt. Đặc biệt, từ ngày 1/3, giá điện tăng và gần đây nhất hai đợt tăng giá xăng, dầu cao đột biến khiến cho sinh viên càng thêm khó khăn.
(HBĐT) - Những phụ nữ, trẻ em vẫn kề vai vác những khúc keo nặng trịch, trơn để tập kết ra bãi. Phía trên đỉnh đồi, lẫn trong đám khói đen kịt và tiếng máy nổ ầm ầm của cưa xăng, một nhóm hơn chục người cả nam, nữ, người đang khẩn trương bóc vỏ keo, người đưa những khúc keo còn thơm mùi gỗ lên xe. Sau mỗi tiếng hô, Nào! Chuẩn bị nào! Cẩn thận nhé! Một, hai, ba… những tiếng thở phì phò, mệt nhọc lại vang lên.
(HBĐT) - Xã Toàn Sơn (Đà Bắc) chủ yếu là người Dao sinh sống. Từ bao đời nay, những người Dao ở đây đã có tục nhận con nuôi, trong đó có cả những người Kinh ở miền xuôi. Điều đặc biệt, những người con nuôi ở đây đều ăn đời, ở kiếp với người Dao.
Bài 2: Tháo gỡ nút thắt trong xã hội hóa hoạt động du lịch
Bài 1: Thực tế phát triển chưa xứng tầm với tiềm năng
(HBĐT) - Xác định những tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch của tỉnh, ngày 21/8/2007, Tỉnh uỷ Hoà Bình đã ban hành Nghị quyết 11-NQ/TU về phát triển du lịch. Trong đó chú trọng thu hút nguồn nhân lực và các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho du lịch, đẩy mạnh hoạt động xã hội hoá du lịch.
(HBĐT)- Giá rẻ, mẫu mã khá đẹp, bắt mắt nên những mặt hàng, từ quần áo, giày dép đến bánh, kẹo... thuộc diện “hàng gia công” được người tiêu dùng ở nông thôn ưa chuộng. Phần lớn người tiêu dùng mua vì hợp túi tiền, mua cho có chứ không nhiều người để ý đến việc sử dụng mặt hàng đó có đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hay gây hại đến sức khoẻ hay không.