Cồng chiêng không thể thiếu trong các lễ hội truyền thống của người Mường.

Cồng chiêng không thể thiếu trong các lễ hội truyền thống của người Mường.

Bài 2: Giữ gìn di sản văn hóa cho dân tộc

(HBĐT) - Không gian văn hóa cồng chiêng Mường đã khẳng định được giá trị qua chiều dài lịch sử phát triển nhưng lại đang có nguy cơ bị mai một không chỉ ở số lượng mà cả về số bài chiêng và các nghệ nhân biết đánh chiêng giai điệu. Những giá trị văn hóa cồng chiêng quý giá đó cần được bảo tồn và phát huy bản sắc trong công cuộc đổi mới và phát triển.

 

Chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng khi tận mắt nhìn thấy một em bé gái mới chỉ học lớp 3 mà mê chiêng và đánh chiêng điêu luyện đến vậy. Đôi tay em mềm mại gõ từng nhịp và cùng các bạn tấu lên bản nhạc chiêng đón khách khiến ai cũng phải mê mẩn - Đó là câu chuyện của anh Bùi Tú Cao, Trưởng phòng NVVH (Sở VH-TT&DL) khi đi điền dã thực tế điều tra, khảo sát về cồng chiêng tại xã Kim Bình (Kim Bôi). Đôi mắt anh cũng lấp lánh niềm vui khi nghe chúng tôi kể về câu chuyện giữ chiêng của mế Bùi Thị Thin ở xóm Rú 5, xã Xuân Phong (Cao Phong). Trải qua bao giai đoạn khó khăn trong cuộc sống, gia đình mế vẫn giữ được vẹn nguyên một bộ chiêng cổ gồm 12 chiếc. Mế quan niệm, giữ lấy cồng chiêng là giữ hồn dân tộc, là giữ lấy người bạn tri kỷ. Vậy nhưng không phải ai, bản Mường nào cũng giữ được chiêng và biết đánh chiêng đúng bài. Những năm đầu thế kỷ XX, người Mường tỉnh ta còn giữ được trên 1 vạn chiếc chiêng với hàng trăm bộ chiêng. Nhưng đến khi đi điền dã ở huyện Tân  Lạc, Lạc Sơn năm 1990, chúng tôi đã tận mắt thấy, nghe nhiều người kể rằng, từ năm 1976, vì túng thiếu, nhiều gia đình đã bán cồng chiêng với giá rẻ như bèo. Người mua đồng nát đã đập vụn từng chiếc rồi bỏ vào bao tải mang đi. Sau năm 1990, kho tàng cồng chiêng tiếp tục bị chảy máu, trong đó, mất nhiều nhất là những chiếc chiêng cổ quý giá mà không còn nơi nào đúc nữa - đó là những dòng ghi lại trong báo cáo số liệu điều tra số lượng cồng chiêng Mường của Sở VH-TT&DL.

 

Ngay cả đến bây giờ, khi phong trào khôi phục, gìn giữ cồng chiêng đã được tuyên truyền và đi vào cuộc sống thì ở một số ít gia đình, những chiếc cồng chiêng cuối cùng đã bị bán đi. Mới đây, trong chuyến công tác lên các xã vùng cao huyện Tân Lạc những tháng giáp hạt, chúng tôi chứng kiến cảnh to tiếng trong một gia đình khi đứa cháu nội gọi bán chiêng để đổi lấy chiếc đầu quay đĩa nhưng bố, mế muốn giữ lại. Nguy cơ mai một cồng chiêng còn thể hiện ở số người biết đánh chiêng giai điệu rất ít mà chủ yếu là ở lứa tuổi trung niên, người già, giới trẻ chỉ biết khầm theo tiết tấu dàn chiêng. Một số bản nhạc chiêng cổ cũng bị mai một, lãng quên hoặc bị xé ra rồi phát triển làm biến dạng vốn âm nhạc đặc sắc quý giá của dân tộc. Nhiều nghệ nhân già qua đời mang theo cả kho tàng di sản văn hoá cồng chiêng mà khó phục hồi được.

 

Anh Bùi Tú Cao cũng như nhiều nhà nghiên cứu văn hóa dân gian khác cho rằng, nguyên nhân chủ yếu của sự mai một là do sự chuyển đổi hình thái KT-XH, tập quán sản xuất, môi trường sống; sự bùng nổ dân số, CNTT - truyền thông và các loại hình giải trí mới xâm nhập. Mặt khác, sự lãnh đạo, quản lý giá trị văn hóa cồng chiêng đôi khi ở một số nơi bị buông lỏng. Các nhà quản lý chưa nhận thức đầy đủ những giá trị và ảnh hưởng của không gian văn hóa cồng chiêng với cộng đồng. Do đó, thiếu sự đầu tư tương xứng để sưu tầm, nghiên cứu, bảo tồn và phát huy, góp phần vào sự phát triển KT-XH của địa phương.

 

Để cồng chiêng Mường không bị biến chất, hòa nhập trong dòng chảy của thời đại mới nhưng vẫn phải giữ được bản sắc riêng của mình, Sở VH-TT&DL đã đưa ra nhiều biện pháp bảo tồn trên cơ sở đường lối của Đảng thông qua việc thực hiện Nghị quyết T.ư 5 (khóa VIII) về Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Trước hết, các cấp cần có sự quan tâm chỉ đạo và đầu tư cho công tác tuyên truyền, quảng bá giá trị văn hóa cồng chiêng để toàn dân làm tốt việc giữ gìn, kế thừa. Phát triển các lễ hội cổ truyền; tổ chức tổng kiểm kê, khảo sát, sưu tầm các làn điệu cồng chiêng cổ trên quan điểm có chọn lọc, kế thừa. Từ đó đề ra nhiệm vụ, phương hướng ứng dụng vào công cuộc phát triển KT-XH. Đầu tư nâng cao nội dung và giá trị không gian văn hóa cồng chiêng ở 4 vùng Bi, Vang, Thàng, Động để làm điểm cho phát triển chung trong tỉnh. Theo ông Bùi Hồng Toán, Chủ tịch UBND xã Xuân Phong (Cao Phong), nơi còn giữ được nhiều cồng chiêng nhất trong tỉnh với 247 chiếc thì phải nâng cao lòng tự hào dân tộc. Chỉ khi nào mỗi người dân trong cộng đồng đều nhận thức được việc giữ gìn những giá trị truyền thống như cồng chiêng là trách nhiệm của mình thì mới đạt kết quả. Mất đi bản sắc, bị ngoại lai coi như mất tất cả. Dù chưa phải là xã giàu về kinh tế nhưng Xuân Phong giàu bản sắc văn hóa và mỗi người dân đều phấn khởi khi giữ được chiêng, biết đánh chiêng và tự hào là người dân tộc Mường.

 

Nhờ cách làm sáng tạo của một số địa phương và nỗ lực của ngành VH-TT&DL, không gian văn hóa cồng chiêng Mường đang được bảo tồn và phát huy giá trị. Theo số liệu điều tra năm 2010, toàn tỉnh có 5.023 gia đình còn lưu giữ cồng chiêng với số lượng 9.960 chiếc. Điều đáng mừng là so với số liệu kiểm kê năm 1995 - 1996, số lượng cồng chiêng đã tăng lên gấp 2 lần. Xuất hiện một số nghệ nhân tâm huyết, tình nguyện truyền dạy cách đánh chiêng cho thế hệ trẻ như Đinh Kiều Dung, Nguyễn Văn Thực... Kế hoạch tổ chức Lễ hội văn hóa cồng chiêng tỉnh Hòa Bình hội tụ hàng ngàn chiếc chiêng cũng đã được xây dựng đúng dịp kỷ niệm 125 năm ngày thành lập tỉnh (1886 - 2011); 20 năm tái lập tỉnh (1991 - 2011). Đây là những tín hiệu vui cho sự kế tục, khôi phục và trường tồn của không gian văn hóa cồng chiêng dân tộc Mường, góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh trên con đường đổi mới.

 

                                                                              Cẩm Lệ

 

Các tin khác

Ông Nguyễn Văn Thực, tổ 13, phường?Thái Bình (TPHB) hướng dẫn cách đánh cồng chiêng cho vợ và cháu gái.
Ngày nào cũng vậy, ông Nghiêm và ông Tý đi tuần bảo vệ rừng lim cổ thụ ở xóm Bái Yên, xã Dân Chủ (thành phố Hòa Bình).
Cây ngô đang trở thành cây kinh tế mũi nhọn, chủ lực của người dân xã Cao Sơn (Đà Bắc
Hàng đêm, ở xóm Đằng Long, các lớp học luôn sáng đèn

Chuyện ghi ở cổng trời

(HBĐT) - Hẹn mãi chúng tôi mới có dịp quay trở lại bản người Dao Đằng Long xã Bắc Sơn (Kim Bôi). Có quá nhiều thay đổi so với cách đây hơn 2 năm khi chúng tôi đến. Con đường trải nhựa vào bản Dao quanh co theo dốc, qua đá núi đã thay cho lối mòn nhỏ lốc cốc vó ngựa thồ..

Học Bác lòng nhân ái bao la

(HBĐT) - “Cơn bão” HIV/AIDS đổ vào thôn Đá Bạc, xã Liên Sơn (Lương Sơn) như một tai họa bất ngờ ập xuống làm đảo lộn cuộc sống của người dân. Những người nông dân thuần túy bỗng một ngày phải đối mặt với căn bệnh thế kỷ trở nên hoang mang, sợ hãi, xa lánh, kỳ thị với chính hàng xóm, láng giềng bởi trong nhà có người mắc HIV. Trước tình hình đó, bí thư chi bộ thôn - ông Cao Thế Kỷ - cùng với lãnh đạo thôn đã chụm đầu bàn bạc, tìm cách xốc lại hoạt động của thôn, xóa bỏ kỳ thị, phân biệt đối xử, giúp người có HIV sống hòa nhập cộng đồng.

Hình ảnh Bác còn mãi trong tim

(HBĐT) - “Gần 60 năm đã trôi qua nhưng hình ảnh Bác Hồ - người Cha già giản dị, hiền hậu với nụ cười trìu mến, luôn quan tâm thăm hỏi mọi người vẫn còn mãi khắc sâu trong trái tim tôi. Chính từ tấm gương đạo đức của Bác đã giúp tôi từ một thanh niên xung phong (TNXP) trở thành người cán bộ tốt để xứng đáng với những lời căn dặn của Người” - đó là tâm sự của ông Nguyễn Văn Dề, xóm Giếng, xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn), người đã từng nhiều lần được gặp Bác Hồ trong những năm tháng ở Chiến khu Việt Bắc.

Tiếng trống hiếu học ở Văn Sơn

(HBĐT) - Khi màn đêm buông xuống, tiếng trống rộn ràng lại được phát đi từ khắp các nhà văn hoá trong xã Văn Sơn (Lạc Sơn).

Hòa Bình - tưng bừng trước ngày hội lớn

(HBĐT) - Chỉ còn hai ngày nữa là đến ngày bầu cử ĐBQH khóa XIII và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016, đến nay, công tác chuẩn bị ở các huyện, thành phố đã hoàn tất.

Lên miền Tây Tiến

(HBĐT)- Thú thực cho đến bây giờ, chúng tôi cũng chẳng hiểu tại sao mình cứ luôn bị cuốn vào những chuyến đi, những ngả đường lên miền Tây Tiến. Tại dư vị thơm dẻo ngọt ngào của mùi “cơm lên khói” và những điệu múa, tiếng khèn “man điệu” của những chàng trai, cô gái lộng lẫy trong sắc màu thổ cẩm đầy mê hoặc của vùng đất Mai Châu như một thứ men say?! Có lẽ còn hơn thế nữa, về miền Tây Tiến còn để thỏa nỗi nhớ chơi vơi, mông lung như thực, như mơ... của một vùng đất gian khó đang từng ngày chuyển mình mạnh mẽ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục