Cô giáo Ninh Thị Lý với các em học sinh ở chi Vôi.

Cô giáo Ninh Thị Lý với các em học sinh ở chi Vôi.

(HBĐT) - “Hôm nào cũng vậy, các em phải đi học từ lúc tờ mờ sáng. Mấy em trên một chiếc thuyền nan, thay nhau chèo lái. Nhiều hôm thời tiết xấu, đang chèo thuyền giữa hồ, gặp mưa giông, các em đành phải vào bờ trú ẩn, nên bị muộn học” - Cô giáo Ninh Thị Lý (chủ nhiệm lớp ghép 4,5 chi tiểu học xóm Vôi, xã Thái Thịnh - TPHB) phảng phất một nụ cười buồn khi kể về những đứa học trò nhỏ bé của mình.

 

Nhọc nhằn đường đến trường

Nhà ở xóm Vôi, em Nguyễn Văn Lợi (lớp 7) vẫn ngày ngày vượt sông đi học. Chiếc thuyền đã gắn bó với em suốt 2 năm nay. Còn cái áo phao màu cam thơm phức này, em được nhà trường cấp phát để sử dụng như một hành trang không thể thiếu mỗi khi đến trường. Lợi kể: “Mặc dù gia đình khó khăn với 8 miệng ăn nhưang cả nhà dành dụm nuôi em ăn học đến nơi, đến chốn. Cả cô giáo nữa luôn động viên em chăm chỉ đến trường nên em quyết tâm dù hoàn cảnh nào cũng không được bỏ học giữa chừng”. 13 tuổi, hoàn cảnh thiệt thòi khiến cách nói chuyện của Lợi già dặn hơn các bạn cùng trang lứa. Lợi tâm sự: “Ngày nào cũng thế, em phải đi học từ lúc tờ mờ sáng cùng hai bạn nữa trên chiếc thuyền nan này. Chúng em thay nhau chèo lái. Có hôm thời tiết xấu, đang chèo thuyền giữa hồ, gặp mưa giông, chúng em đành phải  vào bờ trú ẩn nên bị muộn học.  Nhiều hôm vừa tan học, trời đổ mưa lớn, chúng em không thể chèo thuyền về, đành phải đợi cho mưa nhỏ mới trở về nhà khi trời đã tối. Ngồi trên thuyền, người chèo, người dùng tay tát nước mưa để thuyền khỏi chìm...Do đi học bằng thuyền nên hôm nào ở lại học buổi chiều, các em mang theo cơm trưa luôn. Mùa đông lạnh giá, đi học bằng thuyền vất vả trăm bề”.   

 

     

Hàng ngày các em học sinh ở 4 xóm Bích, Vôi, Trụ, Tháu phải đến trường trên những chiếc thuyền nan mong manh.

 

Vất vả là vậy nhưng cứ 7 h sáng, hàng chục chiếc thuyền nan nhỏ được úp xuống, thứ tự dưới bến cảng Thái Thịnh, đó là những người bạn thân thiết đưa các em học sinh tới trường. Những chiếc thuyền nan  do tự tay các ông bố, bà mẹ kiếm vật liệu trên rừng về đan cho các con đi học.  

“Gieo chữ” trên sóng nước  

Gần chục năm gieo chữ trên sóng nước Thái Thịnh, khoảng thời gian đó đủ giúp cô Ninh Thị Lý (chủ nhiệm lớp ghép 4,5  chi tiểu học xóm Vôi, xã Thái Thịnh, TPHB) hiểu thế nào là sự chòng chành của con chữ miền sông nước lòng hồ. Dáng người nhỏ, da đen sạm nhưng ánh mắt cô ngời sáng khi nói về học trò của mình. Cô giáo Lý kể: Trước đây, cô dạy ở trường Trần Quốc Toản (phường Tân Thịnh, TPHB). Năm 2002, khi có lệnh điều động tăng cường đi xã vùng 3 cô xung phong lên đây. Nhà cô ở phường Tân Hòa, cách trung tâm xã Thái Thịnh khoảng 5 km không xa nhưng từ nhà đến trường phải mất 3 đoạn đường, đến trung tâm xã gửi xe, mất khoảng 40 phút đi thuyền, sau đó ngược dốc hơn 1km nữa mới đến được điểm trường. Đường xa, hôm nào cô cũng phải dậy từ 4 h sáng chuẩn bị, 6h kém 15 là có mặt ở bến. Nhà trường hợp đồng với 1 lái thuyền người xóm Bích đưa đón các cô giáo. Chi phí do nhà trường trả khoảng 1,2 triệu đồng/tháng. Mỗi tháng các cô được Phòng GD-ĐT TPHB trợ cấp 50.000 đồng tiền đi thuyền nhưng trả theo quý. Nhưng sang năm học này, chủ lái đang đòi tăng lên 1,8 triệu đồng. Trong cặp của cô, ngoài những quyển giáo án để dạy học, cô còn mang dự phòng bộ quần áo, áo mưa và có thể một chút quà bánh cho các em học sinh. “Vất vả như thế chẳng thấm vào đâu so với cảnh đi học của các em học sinh”.  Cô Lý bùi ngùi so sánh rồi xúc động kể tiếp: Phần vì nhà nghèo, vì đường xấu nên hầu hết các em đều đi bộ đến trường. Nhiều em nhà xa quá phải đi từ lúc 4 giờ sáng, tay cầm cây đèn pin nhỏ. Vất vả nhất là các em ở xóm Tháu  nhà cách trường từ 5-7 km. Khi bóng tối vẫn trùm kín dòng sông và ánh sáng leo lét từ cây đèn không soi tỏ mặt người, các em đi bộ tới lớp. Gần 2 tiếng vượt qua đường rừng đến trường học.  Chính vì thế mà sau 3 năm hết thời hạn đi tăng cường xã vùng 3, cô vẫn tình nguyện ở lại với các em vùng sóng nước này. Những đôi bàn tay nhỏ hết giờ cầm bút lại phải lên rừng hái măng, lấy chít, cắt cỏ cho cá giúp đỡ cha mẹ.  Để các em dễ tiếp thu bài, cô vừa viết vừa xóa, một tiết học toán và tiếng Việt 40 phút nhưng cô phải dạy đến 80 phút, viết xong rồi xóa, xóa xong rồi viết. Cứ thế đến khi nào các em ghi nhớ được mới thôi. 

Ông Nguyễn Thể Lực, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Khó khăn về kinh tế, trường lớp và đường giao thông là vậy nhưng nhiều năm nay, Thái Thịnh không có tình trạng học sinh bỏ học, tỷ lệ học sinh được huy động ra lớp đạt 100%, tỷ lệ tốt nghiệp tiểu học, THCS đạt 100%. Được sự quan tâm của các cấp, ngành nên 100%  học sinh và thầy, cô giáo được trang bị áo phao, cặp phao, phao cứu sinh. Nhiều năm nay, Thái Thịnh không xảy ra tình trạng tai nạn về thuyền trên sông.  

Thầy Nguyễn Văn Hà, Hiệu trưởng trường THCS Thái Thịnh cho biết: Xã Thái Thịnh chỉ có duy nhất trường THCS nằm ở khu Trung tâm. Vì thế, học xong tiểu học tại xóm, các em học sinh 4 xóm phải khắc phục khó khăn, vượt qua một đoạn đường dài để học tiếp bậc THCS. Cả khối THCS có 40 học sinh phải đi học bằng thuyền. Năm học 2011-2012,  nhà trường có 55 học sinh. UBND xã, Hội cha mẹ học sinh và nhà trường đang có kế hoạch xây dựng khu bán trú dân nuôi cho các em học sinh, phụ huynh sẽ cắt cử nhau nấu cơm cho các em ăn trưa vào những ngày phải học 2 buổi hoặc những ngày mưa gió không thể chèo thuyền về nhà. Nếu thực hiện được, hàng ngày các ông bố, bà mẹ của 55 học sinh nơi đây lên đồi trồng ngô, sắn sẽ bớt đi nỗi lo khi con em của họ đang đến trường trên những chiếc thuyền nan mỏng manh.

                                                                                     Đinh Thắng 

Là xã vùng 135 của TP Hoà Bình, xã Thái Thịnh có 320 hộ, sinh sống tại 4 xóm, 1 KDC. Ngoài xóm tiểu khu 10 ở trung tâm đường đến các xóm, KDC còn lại là đường sông. Xã có 2 trường học với 132 học sinh ở 2 cấp tiểu học và THCS. Trường tiểu học ghép với mầm non có 12 thầy, cô giáo, trong đó có 4 cô giáo mầm non và 8 cô giáo dạy tiểu học. Hàng ngày ,có 7 cô giáo phải thường xuyên đi thuyền từ trung tâm xã lên xóm Bích, Vôi để dạy học cho 37 em đến từ 4 xóm Bích, Vôi, Trụ, Tháu. Các điểm trường ở những xóm xa nên tổ chức lớp ghép, một giáo viên dạy ở các trình độ khác nhau: lớp 1,2,3 và lớp 4,5. 

 

 

Các tin khác

Tư thương vào tận bản Cang để thu mua ngô.
Mặc dù Bộ GD&ĐT đã triển khai, thực hiện việc giảm tải SGK nhưng hầu hết học sinh tiểu học ở thành thị vẫn phải còng lưng vì sức nặng của những chiếc cặp. (Ảnh chụp tại trường Tiểu học Lý Tự Trọng - TPHB)
Ông Vũ Duy Bổng, Chủ tịch HĐQT Công ty CPBĐS An Thịnh thăm hỏi, tặng quà gia đình chính sách khó khăn xã Hòa Sơn (Lương Sơn).
việc sấy lá bương cũng không hề dơn giản

Người CCB nghèo và những ước vọng học tập, làm theo tấm gương của Bác

(HBĐT) - Nhà nghèo nên ông không được học hành chu đáo. 18 tuổi, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, ông lên đường nhập ngũ, cống hiến một phần tuổi xuân cho đất nước. Chiến tranh qua đi, ông trở về với cuộc sống bình dị giữa đời thường, nuôi sống gia đình bằng việc cày cuốc trên chính mảnh đất mà cha ông để lại. Cho đến hôm nay, cuộc sống chẳng bằng ai nhưng ông không hề tự ti mà luôn sống lạc quan yêu đời, yêu người, luôn trải lòng mình với nhân tình, thế thái và tự cảm nhận rằng mình là người giàu có.

Trên những bản làng người Dao

(HBĐT) - Trong cộng đồng các dân tộc tỉnh ta, về dân số, dân tộc Dao xếp sau các dân tộc Mường, Kinh, Thái, Tày. Vào những năm 60, 70 của thế kỷ trước, một bộ phận người Dao xa lạ với cụm từ ĐC-ĐC mà lang thang, trôi dạt từ đỉnh núi cao này tới cánh rừng khác. Để ổn định cuộc sống cho đồng bào dân tộc Dao, Đảng và Nhà nước ta đã có chính sách, giải pháp phù hợp để cộng đồng này an cư, lạc nghiệp; tạo điều kiện để họ tiếp cận với KH-KT, vươn lên xây dựng cuộc sống mới. Sau 20 năm tái lập tỉnh, trong ngôi nhà Hoà Bình, trên 40 thôn, bản người Dao trên địa bàn tỉnh cũng đã khẳng định được mình trong công cuộc xoá đói, giảm nghèo, vươn lên xây dựng cuộc sống mới.

Gìn giữ và phát triển nghề dệt thổ cẩm ở Chiềng Châu

(HBĐT) - Rộn ràng tiếng cười nói trong xúng xính váy Thái, các thiếu nữ xóm Chiềng Châu, xã Chiềng Châu (Mai Châu) đang lựa chọn những sản phẩm thổ cẩm truyền thống nhất, tinh tế nhất và độc đáo nhất để tham gia “Triển lãm xúc tiến thương mại - đầu tư nông nghiệp khu vực trung du, miền núi phía Bắc” sắp được tổ chức tại thành phố Lào Cai. Giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống gắn với quảng bá, xúc tiến thương mại, phát triển làng nghề thủ công là hướng đi đúng đắn mà HTX thổ cẩm Chiềng Châu đang hướng tới.

Nối dài những con đường khát vọng

(HBĐT) - Trong ký ức của một lão nông đã ngoài 60 tuổi, quê ông xưa nghèo xơ xác như chính cái tên xóm Xơ, xã Vũ Lâm hay như cái tên xa lắc xóm Cành của xã Bình Chân. Nhưng giờ đây, xóm, làng đã đổi thay nhiều. Bên cạnh những nương ngô, sắn, mía xanh ngút mắt, con đường nhựa mới trải dài tít tắp, những con đường bê tông mới hoàn thành nối làng trên, xóm dưới đã thỏa niềm mong ước của nhân dân hai xã Vũ Lâm, Bình Chân (Lạc Sơn).

Lối về bình yên

(HBĐT) - Thay cho ánh mắt đờ đẫn, vô hồn là sự tinh nhanh hoạt bát. Lấp đầy những cơn ngáp vặt là nụ cười trẻ trung, mãn nguyện. Quả thực, nếu không được ông Trần Trọng Viên, Chủ tịch Hội CCB, kiêm đội trưởng đội hoạt động xã hội tình nguyện xã Tử Nê (Tân Lạc) nói trước thì chắc chắn chúng tôi không thể biết rằng người đàn ông ngồi trước mặt đã từng là một con nghiện “có số có má” không chỉ ở xóm Chùa mà còn là một trong những con nghiện có thâm niên nhất của huyện Tân Lạc.

Giải mã bí ẩn căn bệnh “ma ám” ở Mường Chiềng

(HBĐT) - Trong suốt nhiều năm, người dân xã Mường Chiềng (Đà Bắc) và cả ngành y tế tỉnh không thể đoán bệnh, đặt tên cho căn bệnh bong tróc da mà gần chục người mắc là căn bệnh gì. Và cũng ngần ấy năm cả đông y lẫn tây y đều bó tay. Cứ vậy những đứa trẻ mắc bệnh cứ âm thầm lớn lên trong nỗi đau đớn tột cùng và sự méo mó về nhân dạng và sự bất lực của ngành y tế các cấp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục