Tuyến đường liên xã Vũ Lâm - Bình Chân (Lạc Sơn) đang thi công giai đoạn cuối.

Tuyến đường liên xã Vũ Lâm - Bình Chân (Lạc Sơn) đang thi công giai đoạn cuối.

(HBĐT) - Trong ký ức của một lão nông đã ngoài 60 tuổi, quê ông xưa nghèo xơ xác như chính cái tên xóm Xơ, xã Vũ Lâm hay như cái tên xa lắc xóm Cành của xã Bình Chân. Nhưng giờ đây, xóm, làng đã đổi thay nhiều. Bên cạnh những nương ngô, sắn, mía xanh ngút mắt, con đường nhựa mới trải dài tít tắp, những con đường bê tông mới hoàn thành nối làng trên, xóm dưới đã thỏa niềm mong ước của nhân dân hai xã Vũ Lâm, Bình Chân (Lạc Sơn).

 

Ký ức “làng chân chim”

Lão nông mà chúng tôi gặp có tên là Bùi Văn ẳm ở xóm Xơ, dù đã ở cái tuổi thất thập cổ lai hy nhưng vẫn quắc thước, minh mẫn. ông kể: Trước đây, xóm Xơ, xã Vũ Lâm quê ông nghèo lắm, ruộng nương chỉ có cây dại mọc thôi. Do độc canh cây lúa, chân lấm, tay bùn quanh năm suốt tháng mà cuộc sống vẫn cơ cực, không khá lên được. Nhiều xóm cách trung tâm xã chỉ 4 km, thậm chí từ xã  lên huyện, đoạn đường cũng không xa lắm nhưng cũng phải mất cả giờ đồng hồ mới tới nơi được. Vào mùa mưa, con đường toàn bùn đất ngập đến mắt cá chân, có xe cũng chỉ để dắt, không đi được. Người đi đường cứ phải bỏ cả giầy dép ra mà đi, mười đầu ngón chân cứ bấm chặt xuống đường để tránh bị trượt ngã. Cũng vì phải đi chân đất thường xuyên như thế mà cái tên làng chân chim xuất hiện. Hồi đó, nhiều đứa trẻ không học nổi đến THPT, một phần do đường sá đi lại cách trở.

Bí thư Đảng ủy xã Vũ Lâm Hồ Trọng Ngọc cho biết: Vũ Lâm là xã thuần nông (70% dân số sản xuất nông nghiệp). Trước năm 2008, toàn xã chưa có một mét đường bê tông nào, điều kiện đi lại của người dân gặp rất nhiều khó khăn. Trước thực trạng đó, Đảng ủy xã đã lấy ý kiến dân chủ của người dân, công tác quy hoạch xây dựng giao thông nông thôn được lựa chọn ưu tiên trước. Theo kế hoạch này, UBND huyện Lạc Sơn hỗ trợ xi măng, nhân dân đóng góp cát, sỏi và ngày công để làm đường. Các gia đình khó khăn ưu tiên đóng góp nhiều ngày công hơn hoặc các gia đình có điều kiện đóng góp trước, sau đó sẽ hoàn trả sau. Nhờ cách làm này, tuyến đường bê tông đầu tiên ở 2 xóm Cài, Quyết Tiến với tổng chiều dài 3 km đã được hoàn thành vào năm 2009 trong niềm phấn khởi của bà con trong xóm.

Câu chuyện về việc làm đường của xóm Cài, Quyết Tiến cứ lan từ đó đến các xóm còn lại của xã. Hiện nay, 100% xóm của xã đã hoàn thành việc bê tông hóa đường giao thông nông thôn. Cụ thể như các xóm Xơ, át có con đường dài gần 2 km, xóm Cài 2,5 km, xóm Quyết Tiến 500 m. Phó Chủ tịch UBND xã Vũ Lâm Trần Quang Hồng khoe: Hiện nay, Vũ Lâm là xã có phong trào làm đường giao thông nông thôn mạnh  nhất trong toàn huyện. Không những thế, được biết con đường liên xã Vũ Lâm - Bình Chân bùn đất trước đây giờ cũng đang rải nhựa trên suốt đoạn đường hơn 6 km từ xã Đa Phúc (Yên Thủy), giờ chỉ còn hơn 1km nữa là hoàn thành. Việc đi lại của nhân dân sẽ dễ dàng hơn, giao lưu buôn bán thuận lợi hơn, góp phần vào phát triển KT-XH của 2 xã Vũ Lâm, Bình Chân.

Nối dài những con đường khát vọng

 

Phó Chủ tịch UBND xã Vũ Lâm Trần Quang Hồng cho biết thêm: Trước những khó khăn về giao thông, đi lại của nhân dân trong xã, các cấp chính quyền ở Vũ Lâm đã họp bàn đi tới quyết định phải tập trung mọi nguồn lực đầu tư xây dựng giao thông nông thôn, kênh mương nội đồng tạo tiền đề thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Đến nay, mạng lưới giao thông trên địa bàn Vũ Lâm đã được đổi mới, tuy nhiên, mục tiêu đặt ra cho Đảng bộ và chính quyền nơi đây làm thế nào để huy động được nguồn lực đầu tư cải tạo cơ sở hạ tầng mạng lưới giao thông với mục tiêu đến năm 2015, tất cả các tuyến giao thông trên địa bàn được nhựa, bê tông hoá, đặc biệt các tuyến giao thông nội đồng còn lại. Mặc dù điều kiện của người dân còn khó khăn nhưng Vũ Lâm quyết tâm hoàn thành công tác quy hoạch phát triển hệ thống GTNT gắn với xây dựng nông thôn mới, tạo bước đệm cho quá trình phát triển KT-XH của địa phương, góp phần vào sự nghiệp CNH- HĐH đất nước. Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” ngoài việc huyện hỗ trợ máy móc, xi măng, nhân dân đóng góp ngày công và cát, sỏi.., phong trào xây dựng GTNT ở Vũ Lâm tiếp tục phát triển, huy động được sự đóng góp tích cực của các đông đảo nhân dân. Nếu trước năm 2008, toàn xã chưa có đường bê tông, đến nay đã  xây dựng được gần 12 km đường bê tông.

 

Hiện nay, toàn xã có hơn 40 km đường giao thông các loại, ngoài tuyến quốc lộ 12B, các tuyến đường liên xã cũng đang được xây dựng, đặc biệt là tuyến đường liên xã Vũ Lâm - Bình Chân dài hơn 6 km đang được hoàn thành. Tỷ lệ cứng hóa các tuyến đường liên thôn đã hoàn thành 100% xóm của xã với tổng chiều dài 11,809 km. Ngoài các tuyến đường giao thông nội đồng, phục vụ việc đi lại, sản xuất của người dân cũng được cứng hóa hơn 6 km trên tổng số 23 km. Đảng bộ xã Vũ Lâm đề ra mục tiêu cố gắng phấn đấu để xây dựng tiếp các tuyến đường giao thông nội đồng trong những năm tới.

 

Anh Bùi Văn Bình, xóm Cài hồ hởi tâm sự: Có đường, bà con đi lại thuận tiện hơn, xe tải vào tận nơi, nhất là việc buôn bán. Nếu trước kia chưa có đường, giá ngô, mía của bà con bị thương lái ép giá, nay thì khác, giá cả ngang bằng với thị trường, giá ngô trước kia chỉ có 3.000 đồng/kg, nay họ đã  mua hơn 6.000 đồng/kg. Cuộc sống đã có nhiều đổi thay, mức thu nhập của người dân ngày càng nâng cao đáng kể từ hơn 8 triệu lên 9,5 triệu đồng (năm 2011). Về Vũ Lâm, chúng tôi được nghe những câu chuyện về  những con đường từ ý Đảng, lòng dân, con đường mang đến sự ấm no, hạnh phúc. Ký ức buồn với những cái tên làng Xơ, làng Cành đã lùi sâu vào dĩ vãng.

 

                                                                Thanh Tuyền (T.T.V) 

 

Các tin khác

Với 5.000 m2 đất trồng mía tím, mỗi năm đã đem lại cho gia đình  Đinh Văn Hải ở xóm chùa, xã Tử Nê (Tân Lạc) hơn 40 triệu đồng.
Các bác sỹ Viện Da liễu quốc gia khám cho bện hnhân Xa Văn Tâm, xóm Chiềng Cang, xã Mường Chiềng là một trong số 7 bệnh nhân còn sống trên địa bàn.
Bà Mùi nghẹn ngào khi nhắc đến liệt sĩ Đỗ Mạnh Linh.
Kỹ sư Đăqngj Văn Cương.

Con đường nông thôn mới ở Xuân Phong

(HBĐT) - Khó kể hết những gian nan mà người dân xóm Rú 4, Rú 5, Rú 6 và xóm Mừng của xã Xuân Phong (Cao Phong) nếm trải khi tuyến đường liên xóm trước đây đơn thuần đường đất, ngày nắng bụi lầm, ngày mưa trơn trượt, lầy lội. Nhiều đoạn dốc đã vậy theo chiều thẳng đứng, đá nhỏ, đá to lổn nhổn, xe đạp, xe máy, ô tô xuôi dốc đã khó, leo ngược càng khó hơn...

Ngọn lửa xanh từ lòng đất

(HBĐT) - Anh Đồng Văn Thái ở xóm Trung Thành A, xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn) tâm đắc: Các anh cứ nghĩ tới cảnh nông thôn, đi làm đồng về, nắng nóng mệt mỏi phải vào bếp nhóm lửa để nấu nước, cơm, canh... Còn trường hợp ngược lại, vào bếp, bật gas lên cứ thế mà nấu nướng, còn gì hơn nào! Mấy năm nay, nhờ dự án khí sinh học mà mọi việc của gia đình anh nhàn hơn...

Hạnh phúc phía sau cổng trời

(HBĐT) - Nếu lên bản Nước Ruộng, xã Nam Thượng (Kim Bôi) vài năm trước, chẳng mấy ai khỏi chạnh lòng về một “cổng trời” với những thứ không như: không điện, không đường, không trường… Nước Ruộng ngày đó gần như biệt lập với thế giới bên ngoài. Tưởng như cái đói, nghèo cứ đeo bám lấy người dân nhưng hôm nay khi trở lại, chúng tôi được chứng kiến những bước chuyển mình, người dân Nước Ruộng đã biết vươn lên làm kinh tế để thoát nghèo, thoát dần khỏi cuộc sống lam lũ xưa kia .

Khơi nguồn nét chữ Thái truyền thống

(HBĐT) - Giữa cuộc sống hối hả với bao sức hút của những luồng văn hóa mới, nơi thung lũng mờ sương Mai Châu vẫn có những con người bình dị ngày đêm miệt mài, say sưa với nét chữ Thái truyền thống. Với họ, nếu mất đi tiếng nói và chữ viết của dân tộc, chẳng khác nào đã đánh mất chính sự tồn tại của dân tộc mình.

Phú Minh - sáng lên vùng đất hạ lưu sông Đà

(HBĐT) - Thời những năm 90 của thế kỷ trước, Phú Minh như đảo nổi, các xóm tách biệt nhau mỗi khi nước xả lũ sông Đà tràn về. Ngày đó, đứng ở trên triền đê, nhìn những bông lúa cố vươn lên khỏi mặt nước đỏ lừ, còn bà con đang hối hả dầm mình trong nước để mong giành lại những hạt thóc đẫm nước, ai cũng chạnh lòng.

Ánh sáng của niềm tin nơi đất khó

(HBĐT) - Xóm Cóc, xã Ngọc Mỹ (Tân Lạc) được biết đến bởi nhiều điểm đặc trưng: chưa có điện, con đường độc đạo xuống xã mấp mô, trơn trượt, thường xuyên bị cô lập vào mùa mưa. ốm đau không có cơ sở y tế để chữa trị, trẻ em đi học chữ có khi phải dậy từ sớm tinh mơ để vượt qua 4 km đường rừng ... Thế nhưng, đây lại là nơi tụ hội lòng tin của dân vào Đảng, nơi con người sống với nhau chan chứa tình yêu thương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục