Với 5.000 m2 đất trồng mía tím, mỗi năm đã đem lại cho gia đình  Đinh Văn Hải ở xóm chùa, xã Tử Nê (Tân Lạc) hơn 40 triệu đồng.

Với 5.000 m2 đất trồng mía tím, mỗi năm đã đem lại cho gia đình Đinh Văn Hải ở xóm chùa, xã Tử Nê (Tân Lạc) hơn 40 triệu đồng.

(HBĐT) - Thay cho ánh mắt đờ đẫn, vô hồn là sự tinh nhanh hoạt bát. Lấp đầy những cơn ngáp vặt là nụ cười trẻ trung, mãn nguyện. Quả thực, nếu không được ông Trần Trọng Viên, Chủ tịch Hội CCB, kiêm đội trưởng đội hoạt động xã hội tình nguyện xã Tử Nê (Tân Lạc) nói trước thì chắc chắn chúng tôi không thể biết rằng người đàn ông ngồi trước mặt đã từng là một con nghiện “có số có má” không chỉ ở xóm Chùa mà còn là một trong những con nghiện có thâm niên nhất của huyện Tân Lạc.

 

Tuổi nghiện lớn hơn... tuổi con

 

Nếu không vướng bước ma túy, có lẽ Đinh Văn Hải đã trở thành một tay lãng tử phong trần và tài hoa bởi lẽ theo những người gần gũi thì Đinh Văn Hải có nhiều tài lẻ. Đặc biệt là cái tài cầm, ca mà đã được nhiều người thừa nhận từ rất sớm. Với cái tài ấy, hồi trẻ, thậm chí cả trong những năm tháng lầm lỡ, sa ngã vào vũng bùn ma túy, Đinh Văn Hải vẫn luôn là cây văn nghệ chủ lực trong phong trào văn hóa, văn nghệ của xóm Chùa. Như để minh chứng cho điều đó, người đàn ông này đã ôm đàn cất tiếng hát, lời hát tự nhiên như chim rừng hót, như suối róc rách  chảy. Bài hát đó do chính Đinh Văn Hải tự sáng tác như tâm sự về chính cuộc đời chìm nổi  của mình...

 

Còn nhớ những năm  1988-1989 rộ lên phong trào đi đào vàng đã kéo những chàng trai như Hải từ đồng ruộng lam lũ lên khắp các bãi vàng nơi rừng núi hoang vu mịt mùng với ảo ảnh về sự xa hoa, hào nhoáng. Khi ấy, Đinh Văn Hải mới vừa tròn 20 tuổi. Hết bãi vàng Thung Bu (Lạc Sơn) rồi lại đến các bãi vàng ở Thái Nguyên, Na Rì (Bắc Kạn) rồi đến các bãi vàng ở Quảng Nam - Đà Nẵng... Nơi nào có vàng là nơi đó có dấu chân của Đinh Văn Hải với cái thế của kẻ chỉ còn biết bấu víu vào ảo ảnh về sự xa hoa phú quý, sang giàu và những cơn vật vã đói thuốc. Cứ vậy, thời gian làm bạn với ma túy của Đinh Văn Hải triền miên từ năm này qua năm khác. Kể cả khi đã lấy vợ, sinh con rồi biết bao lần quyết tâm từ bỏ nhưng thứ ma dược ấy vẫn cứ như những chiếc rễ của loài cây cổ thụ ăn sâu, bám chắc vào trong mỗi thớ thịt và cả trong suy nghĩ của Đinh Văn Hải. Theo nhẩm tính của người đàn ông này, đến giờ đã có đến 3 mặt con nhưng ngay cả đứa lớn nhất, tuổi đời cũng còn kém xa tuổi... nghiện của bố chúng.

 

Thế nhưng, không giống như những con thiêu thân chỉ biết lao mình vào lửa. Đinh Văn Hải đã tìm được nẻo về tươi sáng từ trong bóng tối mịt mùng để bắt đầu làm lại cuộc đời từ hai bàn tay trắng.  

 

Nẻo về tươi sáng    

       

Chị Bùi Thị Kính, vợ Đinh Văn Hải trải lòng: Quãng thời gian trước, cuộc sống của mẹ con tôi cơ cực không biết như thế nào mà kể. Vợ có chồng, con có cha mà vẫn như không. Mọi việc nặng nhẹ đều một vai mình gánh vác. Đã vậy mà có được yên đâu, nay ông ấy bán con lợn, mai lại dắt con trâu đi bán. Đến cả những cái xoong, nồi, nói chung, tất cả những thứ gì có thể quy ra thuốc đều theo ông ấy đi cả. Sản nghiệp của gia đình chỉ là căn nhà tranh vách đất xiêu vẹo nắng chói, mưa dầm. Lúc ông ấy tỉnh táo còn đỡ cơ cực. Nhưng khi lên cơn đói thuốc dù cho mẹ con tôi có van, có lạy thì ông ấy vẫn phải lấy bằng được thứ gì đó đi bán để lấy tiền mua thuốc. Có thể không có cơm để ăn nhưng thuốc thì không thể thiếu... Ngồi nghe vợ kể tội, người chồng, người cha ấy chỉ bẽn lẽn cười ngượng nghịu.

 

Để từ bỏ ma túy, Đinh Văn Hải đã chọn cho mình con đường cơ cực. Sau những lần được đưa vào Trung tâm CB - GD - LĐXH tỉnh, Đinh Văn Hải đã nghiệm ra một điều: Nếu không quyết tâm từ bỏ ma túy thì chẳng có con đường nào khác. Tự mình vượt qua những cơn vật vã, tự mình rèn mình bằng lao động, bằng ý chí và quyết tâm cao nhất. Sau khi được chữa trị, cắt cơn trở về với cộng đồng, xã hội, Đinh Văn Hải đã đoạn tuyệt và bước chân ra khỏi tất cả mối quan hệ xã hội phức tạp vốn có. Ròng rã suốt 28 ngày đêm không thể chợp mắt được một phút nào. Cứ nằm xuống, trong đầu lại hiện ra nỗi ám ảnh về quãng đời lầm lạc,  phiêu du, mụ mị, vật vã của những cơn nghiện...

 

Có thể nói, chính từ sự quyết tâm trở lại cùng với sự giúp đỡ, động viên của gia đình, cộng đồng xã hội đã làm cho Đinh Văn Hải tỉnh ngộ trở về với nẻo sáng. Được sự giúp đỡ của địa phương, gia đình Đinh Văn Hải được vay vốn tín chấp để phát triển kinh tế gia đình, từng bước ổn định đời sống. Hiện nay, ngoài 5.000 m2 đất trồng mía tím trồng xen với khoai sọ, đậu, lạc, mỗi năm đem lại nguồn thu hơn 40 triệu đồng/năm, gia đình Đinh Văn Hải còn mở rộng đầu tư chăn nuôi trâu. Cái chuồng bò rỗng tuếch, rỗng toác ngày nào giờ lúc nào cũng lốc cốc tiếng cọ sừng của 4 con trâu béo mượt. Hạnh phúc hơn khi những cô con gái đã dần trưởng thành. Hiện giờ, cô con gái lớn đã trở thành cô giáo mầm non mẫu mực.

 

Sau những sóng gió cuộc đời, “con nghiện” Đinh Văn Hải ngày nào đã tự mình vượt qua những khó khăn, chông gai để đang thênh thang bước trên lối về bình yên trong niềm hạnh phúc để trở về gánh vác trách nhiệm trụ cột gia đình vốn đã trống trải từ khi 2 vợ chồng kết mối lương duyên.

 

Mạnh Hùng

 

Các tin khác

Các bác sỹ Viện Da liễu quốc gia khám cho bện hnhân Xa Văn Tâm, xóm Chiềng Cang, xã Mường Chiềng là một trong số 7 bệnh nhân còn sống trên địa bàn.
Bà Mùi nghẹn ngào khi nhắc đến liệt sĩ Đỗ Mạnh Linh.
Kỹ sư Đăqngj Văn Cương.
Niềm vui của người dân xóm Rú 4, xã Xuân Phong (Cao Phong) khi được hưởng lợi từ con đường nông thôn mới.

Ngọn lửa xanh từ lòng đất

(HBĐT) - Anh Đồng Văn Thái ở xóm Trung Thành A, xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn) tâm đắc: Các anh cứ nghĩ tới cảnh nông thôn, đi làm đồng về, nắng nóng mệt mỏi phải vào bếp nhóm lửa để nấu nước, cơm, canh... Còn trường hợp ngược lại, vào bếp, bật gas lên cứ thế mà nấu nướng, còn gì hơn nào! Mấy năm nay, nhờ dự án khí sinh học mà mọi việc của gia đình anh nhàn hơn...

Hạnh phúc phía sau cổng trời

(HBĐT) - Nếu lên bản Nước Ruộng, xã Nam Thượng (Kim Bôi) vài năm trước, chẳng mấy ai khỏi chạnh lòng về một “cổng trời” với những thứ không như: không điện, không đường, không trường… Nước Ruộng ngày đó gần như biệt lập với thế giới bên ngoài. Tưởng như cái đói, nghèo cứ đeo bám lấy người dân nhưng hôm nay khi trở lại, chúng tôi được chứng kiến những bước chuyển mình, người dân Nước Ruộng đã biết vươn lên làm kinh tế để thoát nghèo, thoát dần khỏi cuộc sống lam lũ xưa kia .

Khơi nguồn nét chữ Thái truyền thống

(HBĐT) - Giữa cuộc sống hối hả với bao sức hút của những luồng văn hóa mới, nơi thung lũng mờ sương Mai Châu vẫn có những con người bình dị ngày đêm miệt mài, say sưa với nét chữ Thái truyền thống. Với họ, nếu mất đi tiếng nói và chữ viết của dân tộc, chẳng khác nào đã đánh mất chính sự tồn tại của dân tộc mình.

Phú Minh - sáng lên vùng đất hạ lưu sông Đà

(HBĐT) - Thời những năm 90 của thế kỷ trước, Phú Minh như đảo nổi, các xóm tách biệt nhau mỗi khi nước xả lũ sông Đà tràn về. Ngày đó, đứng ở trên triền đê, nhìn những bông lúa cố vươn lên khỏi mặt nước đỏ lừ, còn bà con đang hối hả dầm mình trong nước để mong giành lại những hạt thóc đẫm nước, ai cũng chạnh lòng.

Ánh sáng của niềm tin nơi đất khó

(HBĐT) - Xóm Cóc, xã Ngọc Mỹ (Tân Lạc) được biết đến bởi nhiều điểm đặc trưng: chưa có điện, con đường độc đạo xuống xã mấp mô, trơn trượt, thường xuyên bị cô lập vào mùa mưa. ốm đau không có cơ sở y tế để chữa trị, trẻ em đi học chữ có khi phải dậy từ sớm tinh mơ để vượt qua 4 km đường rừng ... Thế nhưng, đây lại là nơi tụ hội lòng tin của dân vào Đảng, nơi con người sống với nhau chan chứa tình yêu thương.

Đi tìm những mảnh vỡ ký ức vụ thảm sát Đồng Uống

(HBĐT) - Chỉ đến khi được nghe ông Khà Phúc Dằng, Bí thư Huyện ủy Mai Châu khẳng định: "Những vụ thảm sát xảy ra liên tiếp ở đồn Đồng Uống (xã Mai Hạ) do giặc Pháp lập trong những năm 1947 - 1949 làm khoảng hơn 100 người dân Mai Châu, Thanh Hóa và các tỉnh lân cận bị giết",  chúng tôi mới dám tin đó là sự thật.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục