Hơn 100 hộ dân 11 xóm ở xã Cư Yên tự nguyện hiến 3.500 m2 đất để phát triển hạ tầng giao thông.

Hơn 100 hộ dân 11 xóm ở xã Cư Yên tự nguyện hiến 3.500 m2 đất để phát triển hạ tầng giao thông.

(HBĐT) - Từ năm 2009 trở về trước, không chỉ người dân sở tại, bất cứ ai có việc phải vào xã Cư Yên, nhất là đến các xóm Rậm, Tốt Yên, Ruộng, Phú Ngọc, Hang Đá, Hang Đồi 1, Hang Đồi 2, Ao Đa, Gò Mỡ, Ao Chúa… đều ái ngại, bởi phải vượt qua những ổ trâu, ổ voi gồ ghề, mưa lầy lội, nắng thì bụi. Hệ thống hạ tầng giao thông xuống cấp đã gây khó khăn lớn cho các phương tiện trong lưu thông và việc đi lại của nhân dân. Ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình an toàn giao thông, đời sống của dân cư và nhiệm vụ phát triển KT-XH trên địa bàn.

 

 

Vậy mà chỉ hơn 2 năm sau, diện mạo của Cư Yên đã hoàn toàn đổi khác. Tuyến đường nối liền thị trấn huyện với 2 xã Cư Yên - Tiến Sơn đã được trải nhựa phẳng phiu, trên 60% đường liên xóm đã được bê tông hóa, 12/14 xóm đã có nhà văn hóa. Có được kết quả đó là do tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự vào cuộc tích cực của các tổ chức, đoàn thể từ xã đến các xóm và nhất là tinh thần chung sức, đồng lòng của dân cư trên địa bàn vì những lợi ích chung của cộng đồng.

 

Chủ tịch UBND xã Cư Yên Hoàng Anh Đào phấn khởi cho biết: “Tuyến đường nối liền thị trấn huyện với xã Cư Yên - Tiến Sơn là huyết mạch giao thông quan trọng thúc đẩy phát triển KT-XH, củng cố QP-AN trên địa bàn. Nhận thức rõ điều đó nên khi huyện có chủ trương đầu tư cải tạo, nâng cấp, UBND xã đã tổ chức quán triệt đến toàn thể đội ngũ cán bộ chủ chốt. Tổ chức họp thông báo công khai với các hộ dân liên quan đến công tác đền bù giải phóng mặt bằng ở các thôn Giếng Xạ, Rậm, Gò Đẻ, Gừa, Phú Ngọc, Hang Đồi 1, nơi có tuyến đường đi qua. Nhờ đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nên việc triển khai thi công tuyến đường được nhân dân đồng tình ủng hộ. Theo đó, đoạn đi qua xã Cư Yên được thi công và hoàn thành sớm nhất trên toàn tuyến.

 

Tuyến đường liên xã từ thị trấn Lương Sơn đi Cư Yên- Tiến Sơn có tổng chiều dài 24 km, trong đó, đoạn qua xã Cư Yên dài 4,5 km. Công tác đền bù giải phóng mặt bằng tại xã Cư Yên liên quan đến 227 hộ với 6.917,27 m2 đất phải đền bù, tương ứng với số tiền hơn 2 tỷ đồng. Tháng 9/2010, tuyến đường được khởi công và 8 tháng sau đã hoàn thành đưa vào sử dụng. Do điều kiện kinh phí khó khăn nên mặc dù đã hoàn thành việc kiểm đếm và phương án đền bù đã được phê duyệt nhưng 227 hộ dân ở Cư Yên vẫn chưa được thanh toán tiền đền bù, nhưng ai nấy đều vui vẻ, phấn khởi, tin tưởng. Ông Nguyễn Đức Thân, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Chủ trương đầu tư, nâng cấp tuyến đường đã được phổ biến đầy đủ, kỹ lưỡng tới tất cả các hộ ở các xóm. Ban đầu cũng có một số ít hộ thắc mắc, phản ứng. Nhưng được phân tích rõ ràng và có sự cam kết của chủ đầu tư nên tất cả đều tự nguyện bàn giao mặt bằng để nhà thầu thi công đảm bảo tiến độ. Đến nay, mặc dù tuyến đường đi qua xã đã hoàn thành đưa vào sử dụng được gần 3 tháng mà tiền đền bù chưa được thanh toán nhưng các hộ dân trong xã đều yên tâm chờ đợi bởi họ luôn tin tưởng vào những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và thấy rõ lợi ích của tuyến đường mới trong đời sống của mỗi gia đình, cả cộng đồng trước mắt cũng như lâu dài.

 

Sau khi tuyến đường liên xã được khởi công xây dựng, một tháng sau (10/2010), huyện Lương Sơn tiếp tục triển khai chủ trương xây dựng tuyến đường hạ tầng du lịch làng nghề với tổng chiều dài 6 km bằng bê tông xi măng, mặt đường rộng 3,5m  đi qua địa bàn 11 xóm gồm: Rậm, Phú Ngọc, Làng Hang, Tốt Yên, Ruộng, Hang Đá, Hang Đồi 1, Hang Đồi 2, Ao Đa, Gò Mỡ, Ao Chúa. Để dự án được triển khai thuận lợi, xã đã thành lập Ban giải phóng mặt bằng, phân công từng thành viên phụ trách các thôn. Tổ chức họp dân quán triệt chủ trương, mục đích, ý nghĩa của xây dựng tuyến đường. Mặc dù gặp không ít khó khăn bởi chủ trương đầu tư xây dựng tuyến đường này là chỉ có kinh phí xây lắp, mặt bằng do xã, các thôn và dân cư tự lo vì không có kinh phí dành cho đền bù giải phóng mặt bằng. Với diện tích đất bị thu hồi trên 3.500 m2  gồm đất 2 lúa và trồng cây lâu năm, liên quan đến hơn 100 hộ dân. Quá trình triển khai không ít hộ chần chừ, một số hộ phản ứng khá quyết liệt nhưng nhờ sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, việc tổ chức đối thoại, vận động, tuyền truyền được triển khai sâu rộng, thấu tình đạt lý nên 100% hộ dân bị ảnh hưởng đã tự nguyện giao đất để triển khai thi công. Sau 6 tháng (4/2010), tuyến đường đã hoàn thành đi vào sử dụng. Đi trên con đường mới thênh thang, người dân Cư Yên càng hiểu rõ khi ý Đảng, lòng dân cùng hòa quện, mọi việc dù khó khăn đến mấy cũng đều sẽ vượt qua.

 

Không chỉ đồng sức, đồng lòng trong xây dựng hai dự án lớn, bằng sức dân và sự hỗ trợ của Nhà nước, từ năm 2008 đến nay, trên 9 km đường liên thôn ở Cư Yên đã được bê tông hóa, chiếm 60% tổng số đường liên thôn trên địa bàn. Những tuyến đường mới giúp người dân thuận tiện trong sản xuất, đời sống và cũng là nguồn động viên khích lệ để họ tự tin khẳng định: “Nếu được Nhà nước tiếp tục hỗ trợ, chúng tôi sẵn sàng đóng góp công sức, tiền của  để 100% đường liên thôn của xã được bê tông hóa”.

 

Diện mạo của Cư Yên không chỉ khởi sắc từ hệ thống điện, đường, trường, trạm, người dân Cư Yên còn chung sức, đồng lòng trong xây dựng nông thôn mới mà minh chứng là 12/14 thôn đã xây dựng được nhà văn hóa, với diện tích trung bình từ 50-60 m2 . Cũng như chương trình cứng hóa đường GTNT, nhân dân các thôn đều tự nguyện đóng góp tiền, ngày công, vật liệu để xây dựng nơi giải trí, họp hành, vui chơi chung của cộng đồng dân cư. Trong đó, tiêu biểu là thôn Gò Trạng xây dựng nhà văn hóa trước khi có chủ trương hỗ trợ của Nhà nước, thôn Rậm, xây dựng nhà văn hóa trị giá trên 80 triệu đồng.

 

Hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội được mở mang là yếu tố quan trọng để Cư Yên đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển sản xuất, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân trên địa bàn. Các dự án đầu tư vào xã cũng được nhân dân ủng hộ và triển khai thuận lợi. Đến nay, 2 dự án khai thác đá làm vật liệu xây dựng, dự án chăn nuôi lợn nái với 700 đầu con, dự án chăn nuôi lợn thịt 500 con/lứa, trại gà quy mô 2.000 con, mô hình trồng nấm, khu du lịch Việt-Pháp…đã giải quyết việc làm và thu nhập ổn định  cho trên 85 lao động địa phương. Hiện tại, các dự án nghỉ dưỡng và đô thị sinh thái Cửu Long, Khu công nghiệp Nhuận Trạch, Khu du lịch sinh thái thác Nàng được triển khai đầu tư chắc chắn sẽ mở ra hướng đi mới, triển vọng mới trong phát triển KT-XH trên địa bàn xã Cư Yên.

 

Đến thời điểm này, mặc dù thu nhập chủ yếu của người dân Cư Yên vẫn từ sản xuất nông-lâm nghiệp- chăn nuôi nhưng nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Cư Yên đã đạt được con số đáng khích lệ: hộ nghèo (tiêu chí mới) còn 4,2%, thu nhập bình quân đầu người đạt 11,1 triệu đồng /năm, trên 77% hộ đạt tiêu chuẩn văn hóa, 11/14 thôn đạt KDC tiên tiến cùng 3 thôn Hang Đồi 1, Rậm, Gừa, 3 trường học và trạm y tế đạt cơ quan, đơn vị, làng văn hóa. Thành tựu đó của Cư Yên có phần đóng góp hết sức quan trọng của tinh thần toàn dân chung sức, đồng lòng vì lợi ích chung của cộng đồng.

 

                                                                          

                                                                      Đức Phượng

 

Các tin khác

Công ty CP Đông Dương tập trung triển khai dự án Trung tâm Thương mại và nhà ở Lương Sơn.
Giải thưởng “Sao Thần Nông” của T.ư HND Việt Nam trao tặng chính là sự ghi nhận cho những việc làm vì người nghèo của Nguyễn Cao Kỳ trong thời gian qua.
Bản sắc dân tộc làm nên nét duyên của du lịch Hòa Bình.
Cô giáo Ninh Thị Lý với các em học sinh ở chi Vôi.

Bỏ du canh về bản mới

(HBĐT) - Bao đời nay, nhiều hộ đồng bào Mông ở những xóm xa trung tâm xã Pà Cò (Mai Châu) sống lầm lũi trên núi cao. Họ trồng ngô, sắn và dựa vào rừng mà sống. Đất trồng không lên ngô, sắn thì tìm chỗ đất khác canh tác. Mấy năm nay, cuộc sống của họ đã đổi thay. Họ đã về sống thành bản biết đến điện, tivi, xe máy, đường bê tông, nước sạch...

Trẻ em thành thị “còng lưng” vì sự học

(HBĐT) - Đi học ngày 3 buổi, lịch học kín mít chỉ trừ giờ ăn và ngủ. Khi tới trường, những cô, cậu trò nhỏ bước đi xiêu vẹo vì phải mang trên mình chiếc cặp sách quá nặng. Đó là tình trạng phổ biến ở chốn thành thị nói chung và TPHB nói riêng, đặc biệt là bậc tiểu học và THCS.

Văn hóa doanh nhân An Thịnh

(HBĐT) - Công ty CP BĐS An Thịnh Hòa Bình là doanh nghiệp đến khá sớm theo chủ trương thu hút đầu tư của tỉnh. Chủ tịch HĐQT Công ty An Thịnh Vũ Duy Bổng - người chèo lái con thuyền An Thịnh mang lại cảm giác thân thiện, nồng ấm đậm chất doanh nhân đã quy tụ được sức mạnh của tập thể triển khai bước đi bài bản và quyết liệt vì mục tiêu kinh doanh hiệu quả và thiết thực đóng góp cho sự phát triển của tỉnh.

Nhọc nhằn nghề “ Đổi lá khô lấy tiền thật”

(HBĐT) - Không biết từ bao giờ, việc này đã trở thành cái nghề của nhiều người dân trên các làng quê nghèo, khi những cơn mưa mùa hè bắt đầu qua đi, những búp măng bương đã bắt đầu chuyển thành cây, mọc ra những cành lá to, dài, ở nhiều làng quê, những người dân lại tất tưởi chuẩn bị đồ nghề để bắt đầu với công việc mới, nghề lấy lá bương.

Người CCB nghèo và những ước vọng học tập, làm theo tấm gương của Bác

(HBĐT) - Nhà nghèo nên ông không được học hành chu đáo. 18 tuổi, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, ông lên đường nhập ngũ, cống hiến một phần tuổi xuân cho đất nước. Chiến tranh qua đi, ông trở về với cuộc sống bình dị giữa đời thường, nuôi sống gia đình bằng việc cày cuốc trên chính mảnh đất mà cha ông để lại. Cho đến hôm nay, cuộc sống chẳng bằng ai nhưng ông không hề tự ti mà luôn sống lạc quan yêu đời, yêu người, luôn trải lòng mình với nhân tình, thế thái và tự cảm nhận rằng mình là người giàu có.

Trên những bản làng người Dao

(HBĐT) - Trong cộng đồng các dân tộc tỉnh ta, về dân số, dân tộc Dao xếp sau các dân tộc Mường, Kinh, Thái, Tày. Vào những năm 60, 70 của thế kỷ trước, một bộ phận người Dao xa lạ với cụm từ ĐC-ĐC mà lang thang, trôi dạt từ đỉnh núi cao này tới cánh rừng khác. Để ổn định cuộc sống cho đồng bào dân tộc Dao, Đảng và Nhà nước ta đã có chính sách, giải pháp phù hợp để cộng đồng này an cư, lạc nghiệp; tạo điều kiện để họ tiếp cận với KH-KT, vươn lên xây dựng cuộc sống mới. Sau 20 năm tái lập tỉnh, trong ngôi nhà Hoà Bình, trên 40 thôn, bản người Dao trên địa bàn tỉnh cũng đã khẳng định được mình trong công cuộc xoá đói, giảm nghèo, vươn lên xây dựng cuộc sống mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục