Bản sắc dân tộc làm nên nét duyên của du lịch Hòa Bình.
(HBĐT) - Khu du lịch Cửu thác Tú Sơn (Kim Bôi) gắn với những huyền thoạt văn hóa đất Mường mang lại những cảm nhận tốt đẹp trong lòng du khách.
Ông Trần Văn Tuyên, Công ty CP Du lịch Đại Lâm cho biết: Công ty đang tập trung xây dựng khu du lịch cửu thác Tú Sơn trở thành danh thắng đất Mường. Công tác đầu tư được tính toán gắn liền với những huyền thoại của vùng đất cửu thác. Hệ thống nhà sàn được đầu tư đồng bộ và giữ nguyên bản. Hệ thống khách sạn hiện đại với các phòng nghỉ chất lượng cao đã cơ bản hoàn tất. 9 tầng thác giữa thiên nhiên mây nước hùng vĩ của núi rừng Tú Sơn được cải tạo khoa học, vẫn giữ được chất hoang sơ trên nền văn hóa dân tộc xứ Mường. Trong các sản phẩm du lịch, Công ty chú trọng khai thác nền văn hóa truyền thống, tổ chức các trò chơi dân gian, đêm lửa trại, các món ăn đặc sắc của dân tộc ngày càng đem lại những ấn tượng khó phai trong lòng du khách.
Trưởng phòng Du lịch Sở VH-TT&DL Ngô Trọng Thược phấn khởi thông báo: Hòa Bình đã có tên trên bản đồ du lịch quốc gia. Các tiềm năng, lợi thế đặc thù đã và đang được khai thác hiệu quả, tạo thành những sản phẩm du lịch thân thiện, quyến rũ với du khách gần xa. Hòa Bình liền kề với thủ đô Hà Nội, giao thoa giữa các tỉnh miền núi Tây Bắc và đồng bằng châu thổ sông Hồng có nền văn hoá Hoà Bình nổi tiếng, là cái nôi văn hoá của người Việt cổ với quần thể 185 di tích lịch sử, văn hoá. Trong đó có 37 di tích đã được Bộ VH-TT&DL cấp bằng xếp hạng danh lam thắng cảnh cùng bản sắc văn hoá độc đáo của các dân tộc Mường, Thái, Mông, Tày, Dao...Tỉnh được thiên nhiên ưu đãi có nhiều núi cao, rừng nguyên sinh, hang động, sông, hồ và nhiều khu bảo tồn thiên nhiên phong phú đa dạng, nguyên sơ là những tiềm năng lớn để phát triển các loại hình du lịch. Những năm qua, tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp tích cực phát triển ngành du lịch và đem lại kết quả đáng ghi nhận. Trên địa bàn đã hình thành nhiều địa danh du lịch hấp dẫn như: suối nước khoáng Kim Bôi, khu mộ cổ Đống Thếch; chùa Tiên, hang Nước huyện Lạc Thủy, bản Lác (Mai châu), bản Mường Giang Mỗ (Cao Phong) hồ Hoà Bình đã được Bộ VH-TT& DL phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng trung du miền núi Bắc bộ thành khu du lịch quốc gia, là những cơ hội to lớn cho du lịch Hoà Bình phát triển.
Đến nay, hầu hết các huyện, thành phố đều đã có chiến lược, tầm nhìn phát triển du lịch và triển khai nhiều giải pháp cụ thể phát triển du lịch. Mai Châu thành công nhờ phát triển du lịch cộng đồng. Lạc Thủy có số lượng du khách tăng nhanh nhờ chú trọng phát triển các loai hình du lịch văn hóa, lịch sử, tâm linh và sinh thái. Kim Bôi tạo được sự bứt phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế khi thu hút được nhiều nhà đầu tư khai thác tiềm năng nước khoáng và thiên nhiên bản sắc. Toàn tỉnh hiện có 190 điểm và cơ sở lưu trú du lịch. Trong đó có 24 khách sạn (1 khách sạn 3 sao, 9 khách sạn 2 sao, 3 khách sạn 1 sao). Các điểm, cơ sở lưu trú du lịch tập trung ở TP Hòa Bình, các huyện: Lương Sơn, Lạc Thủy, Kim Bôi và Mai Châu. Hòa Bình đã có một số trung tâm vui chơi, hội họp như: Trung tâm AP-PLAZA Anh Kỳ, khách sạn Lod- Mai Châu, Vesort Kim Bôi đã phát huy hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của du khách có thu nhập. Gần đây, các nhà đầu tư đang tập trung triển khai một số dự án du lịch chất lượng cao như: khách sạn 4 sao khu vực Cảng Nghiêng - TP Hòa Bình; khu du lịch Lâm Sơn Resort của Tập đoàn Archi... Dự tính vài năm nữa, khi các dự án đầu tư đi vào khai thác với cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại, phong cách phục vụ chuyên nghiệp sẽ góp phần quan trọng thu hút du khách đến với tỉnh. Thời gian qua, tỉnh đã tăng cường quảng bá, thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch tạo được hiệu ứng tích cực. Những nét độc đáo về văn hóa, con người và thiên nhiên Hòa Bình đã góp phần đưa lượng du lịch đến với tỉnh ngày càng tăng. Giai đoạn 2006 - 2010, tăng trưởng bình quân 14%/năm. Năm 2010 đạt 1,1 triệu lượt khách, trong dó khách quốc tế đạt 8,4 vạn lượt người, tăng trưởng bình quân 24,9%/năm. Đến tháng 9/2011, Hòa Bình đã đón tiếp gần 1,1 triệu khách du lịch, trong đó khách quốc tế đạt 72.600 lượt, khách nội địa trên 1 triệu lượt, thực hiện doanh thu khoảng 300 tỷ đồng, đạt 83,3% kế hoạch năm.
Về định hướng phát triển du lịch, ông Ngô Trọng Thược cho biết: Tỉnh đang tăng cường thu hút đầu tư, hợp tác quảng bá hình ảnh du lịch Hòa Bình; đẩy nhanh các dự án đầu tư cho du lịch; tập trung mở rộng các loại hình du lịch cộng đồng; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển các loại hình du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế hiệu quả.
Lê Chung
(HBĐT) - Không biết từ bao giờ, việc này đã trở thành cái nghề của nhiều người dân trên các làng quê nghèo, khi những cơn mưa mùa hè bắt đầu qua đi, những búp măng bương đã bắt đầu chuyển thành cây, mọc ra những cành lá to, dài, ở nhiều làng quê, những người dân lại tất tưởi chuẩn bị đồ nghề để bắt đầu với công việc mới, nghề lấy lá bương.
(HBĐT) - Nhà nghèo nên ông không được học hành chu đáo. 18 tuổi, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, ông lên đường nhập ngũ, cống hiến một phần tuổi xuân cho đất nước. Chiến tranh qua đi, ông trở về với cuộc sống bình dị giữa đời thường, nuôi sống gia đình bằng việc cày cuốc trên chính mảnh đất mà cha ông để lại. Cho đến hôm nay, cuộc sống chẳng bằng ai nhưng ông không hề tự ti mà luôn sống lạc quan yêu đời, yêu người, luôn trải lòng mình với nhân tình, thế thái và tự cảm nhận rằng mình là người giàu có.
(HBĐT) - Trong cộng đồng các dân tộc tỉnh ta, về dân số, dân tộc Dao xếp sau các dân tộc Mường, Kinh, Thái, Tày. Vào những năm 60, 70 của thế kỷ trước, một bộ phận người Dao xa lạ với cụm từ ĐC-ĐC mà lang thang, trôi dạt từ đỉnh núi cao này tới cánh rừng khác. Để ổn định cuộc sống cho đồng bào dân tộc Dao, Đảng và Nhà nước ta đã có chính sách, giải pháp phù hợp để cộng đồng này an cư, lạc nghiệp; tạo điều kiện để họ tiếp cận với KH-KT, vươn lên xây dựng cuộc sống mới. Sau 20 năm tái lập tỉnh, trong ngôi nhà Hoà Bình, trên 40 thôn, bản người Dao trên địa bàn tỉnh cũng đã khẳng định được mình trong công cuộc xoá đói, giảm nghèo, vươn lên xây dựng cuộc sống mới.
(HBĐT) - Rộn ràng tiếng cười nói trong xúng xính váy Thái, các thiếu nữ xóm Chiềng Châu, xã Chiềng Châu (Mai Châu) đang lựa chọn những sản phẩm thổ cẩm truyền thống nhất, tinh tế nhất và độc đáo nhất để tham gia “Triển lãm xúc tiến thương mại - đầu tư nông nghiệp khu vực trung du, miền núi phía Bắc” sắp được tổ chức tại thành phố Lào Cai. Giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống gắn với quảng bá, xúc tiến thương mại, phát triển làng nghề thủ công là hướng đi đúng đắn mà HTX thổ cẩm Chiềng Châu đang hướng tới.
(HBĐT) - Trong ký ức của một lão nông đã ngoài 60 tuổi, quê ông xưa nghèo xơ xác như chính cái tên xóm Xơ, xã Vũ Lâm hay như cái tên xa lắc xóm Cành của xã Bình Chân. Nhưng giờ đây, xóm, làng đã đổi thay nhiều. Bên cạnh những nương ngô, sắn, mía xanh ngút mắt, con đường nhựa mới trải dài tít tắp, những con đường bê tông mới hoàn thành nối làng trên, xóm dưới đã thỏa niềm mong ước của nhân dân hai xã Vũ Lâm, Bình Chân (Lạc Sơn).
(HBĐT) - Thay cho ánh mắt đờ đẫn, vô hồn là sự tinh nhanh hoạt bát. Lấp đầy những cơn ngáp vặt là nụ cười trẻ trung, mãn nguyện. Quả thực, nếu không được ông Trần Trọng Viên, Chủ tịch Hội CCB, kiêm đội trưởng đội hoạt động xã hội tình nguyện xã Tử Nê (Tân Lạc) nói trước thì chắc chắn chúng tôi không thể biết rằng người đàn ông ngồi trước mặt đã từng là một con nghiện “có số có má” không chỉ ở xóm Chùa mà còn là một trong những con nghiện có thâm niên nhất của huyện Tân Lạc.