Muốn có cây bưởi chiết tốt chọn từ cành la và cây đầu dòng sạch bệnh.Ảnh: Người dân xã Thanh Hối chiết bưởi để nhân giống bán.
(HBĐT) - Nhu cầu giống cây bưởi, cam, chanh trên địa bàn tỉnh đang tăng mạnh. Trong lúc trên thị trường xuất hiện nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây có múi, đặt ra nhiều vấn để trong kiểm soát chất lượng giống cây. Đối với người trồng cây cần hết sức thận trọng lựa chọn giống cây bảo đảm chất lượng, tránh những thiệt hại nặng nề không đáng có sau nhiều năm đổ tiền của, công sức trồng cây.
“Đắng lòng” mua giống cây kém
Năm 2013, ông Minh quyết định mua cả chục ha đất ở Hòa Bình để trồng bưởi và chanh với mơ ước thu hàng tỷ đồng. Ông trồng hơn 4 ha bưởi với khoảng 1.000 gốc. Nguồn giống bưởi được lấy từ Tân Lạc chia thành nhiều đợt. Đến nay dính “trái đắng” khi giống bưởi đợt đầu 400 gốc, bao gồm 100 cây da xanh ( 100.000 đồng/cành) và 300 cây bưởi đỏ ( 50.000 đồng/cành), qua hơn 2 năm trồng, bưởi không chết nhưng rất yếu, cây èo uột. Trả giá bằng những thấp thỏm lo toan, có kinh nghiệm hơn, những lứa giống đợt sau, ông tham khảo cẩn thận nhờ những người có uy tín ở vùng Đông Lai, Thanh Hối chọn lựa từng cây, cắt từng cành, giống bưởi ông mua mới theo phương thức chiết cành trồng xuống khỏe và giờ đã phát triển tốt cao bằng đầu người, hơn hẳn giống bưởi trước. Nhìn bưởi lứa trước yếu và ít sinh khí giờ đã được hơn 2 năm tuổi mà lòng lúc nào cũng bồn chồn, biết bao tiền của, công sức đổ xuống, bắt đền thì không được, chặt bỏ thì tiếc mà để lại thì chẳng biết có đậu quả. Hàng trăm triệu đồng đầu tư có nguy cơ mất công toi. Cũng tương tự, nhiều người trồng bưởi, cam trong tỉnh đã lĩnh chọn hậu quả, đành “ngậm bồ hòn làm ngọt” vì chọn phải giống kém, giống không bảo đảm chất lượng, nhiều người sau 5-6 năm đã phải hủy bỏ toàn bộ vườn cây khi trồng lên cây quả không có, hoặc rất ít và chất lượng tồi. Thực tế nhiều nông dân đã nếm quả đắng vì giống cây kém và trở thành “con nợ” ngân hàng.
Giống cây có múi trong tỉnh chỉ đáp ứng 1/3 nhu cầu
Hiệu quả kinh tế trồng cam, bưởi, chanh được chứng minh qua những năm gần đây với thu nhập đem lại hàng trăm triệu đồng/ha đã thúc đẩy việc phát triển loại cây này tăng mạnh, kéo theo nhu cầu giống tăng đột biến. Các cơ sở sản xuất giống cây, kể cả giống nông dân luôn trong tình trạng “cháy hàng”, dù giá chẳng hề rẻ. Nhiều tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài tỉnh tìm đến Tân Lạc đặt hàng, có khi hàng vạn cành bưởi chiết, theo đó hầu như nhà nào trồng bưởi cũng chiết cành để bán. Thị trường giống cây có múi trở nên khó kiểm soát. Chỉ riêng đối với giống bưởi, hiện chủ yếu được sản xuất theo hình thức hộ gia đình. Nhu cầu giống nhiều, vượt quá năng lực của các hộ gia đình cung cấp giống có chất lượng. Hầu hết người trồng bưởi đều bán giống. Định hướng đến năm 2020, cả tỉnh có 5.000 ha cây ăn quả, trong đó diện tích cây có múi khoảng 3.000 ha. Năm 2014, diện tích cây có múi của tỉnh đã có khoảng gần 2.000 ha. Riêng diện tích bưởi, toàn tỉnh có 800 ha. Dự tính cây có múi sẽ tăng rất mạnh trong thời gian tới. Nhu cầu giống cây có múi trồng mới và thay thế hàng năm của tỉnh khoảng 30 vạn cây. Trong khi đó các cơ sở sản xuất đủ năng lực tại Công ty Cao Phong, Công ty Phương Huyền, Trung tâm Giống cây trồng và tại các nông hộ đáp ứng khoảng 30%. Còn lại 70% lượng giống nhập từ ngoài tỉnh, chủ yến tại Viện di truyền nông nghiệp, Trung tâm cây ăn quả có múi Xuân Mai và tại một số địa phương truyền thống ở Hưng Yên, Bắc Giang…Hiện thị trường giống cây rất sôi động và khó quản lý. Ông Nguyễn Hồng Yến, Phó Chi cục BVTV tỉnh cho rằng: Để kiểm soát chặt chẽ giống cây có múi, cần thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 09/CT-UBND của UBND tỉnh về việc tăng cường quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, trong đó chỉ đạo các ngành chức năng nâng cao năng lực quản lý Nhà nước, tăng cường phối hợp thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh giống cây trồng.
Tốt nhất là đến những nơi uy tín và chọn từ giống cây đầu dòng
Ông Tạ Đình Đào, thị trấn Cao Phong, người trồng cam có kinh nghiệm hàng chục năm nay và có thu nhập tiền tỷ từ trồng cam. Có thời điểm ông trồng 6 ha, hiện đã phá 3 ha để trồng mới. Ông cho biết: Giống cây cực kỳ quan trọng có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển năng suất và chất lượng cây trồng. Giống tốt, cây khỏe và sạch bệnh là niềm mơ ước của các hộ trồng cây. Nếu giống không bảo đảm chất lượng sẽ gây thiệt hại rất nặng nề cho người trồng, nhất là khi vòng đời của cây có múi như cam, bưởi nhiều năm. Chỉ đến khi thu cho bói mới có biết là chất lượng giống có tốt hay không. Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại giống cây trôi nổi, không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Nếu người trồng không có kinh nghiệm chắc chắn sẽ lĩnh trọn hậu quả sau này. Thực tế đã có nhiều người trồng cam ở Cao Phong đến 5- 6 năm sau cả cây cam chỉ được vài chục quả, chất lượng rất kém và phải chặt bỏ cả vườn, ước vọng thu tiền tỷ tan thành mây khói và phải bắt đầu lại. Người dân Cao Phong chủ yếu trồng cam CF 1 ( cam lòng vàng) cho năng suất và hiệu quả cao. Không chỉ giống cam này, kể cả các loại khác, người trồng nên đến với các cơ sở có uy tín như cơ sở giống của Nông trường Cao Phong, nguồn giống được lựa chọn từ những cây đầu dòng. Chọn lựa giống ở Hưng Yên, nơi có cơ sở uy tín và đảm bảo chất lượng. Hoặc thuê các cơ sở ở Hưng Yên đến lấy mắt ghép từ những cây tốt, cây đầu dòng về ghép làm giống là bảo đảm nhất. Đối với hình thức sản xuất giống nông hộ, đòi hỏi người mua phải có kinh nghiệm và trình độ thâm canh cao và phải rất cẩn thận. Theo ông Dương Tất Tính, xóm Tân Hương, xã Thanh Hối (Tân Lạc), người cung cấp giống bưởi ngoài kinh nghiệm thực tế phải có “đạo đức”. Đối với ông nhận đặt hàng cung cấp giống bưởi phải lựa chọn, bảo đảm về chất lượng giống, hợp đồng với khách hàng, chiết cành, ghép cây bưởi phải tìm cành la bánh tẻ, cam kết trồng ở vườn khách hàng đến khi cây phát triển tốt mới làm các thủ tục thanh toán tiền giống.
Lê Chung
(HBĐT) - Qua 12 ngày trên biển Đông, chúng tôi đến được 10 đảo chìm, đảo nổi, nhà giàn của quần đảo Trường Sa. Dù phải chịu đựng nắng nóng, chật chội, thậm chí là cả sóng lớn, căng thẳng, thử thách sức khỏe, sự chịu đựng... nhưng chúng tôi cảm nhận được vẻ đẹp lung linh huyền ảo của ánh trăng trên biển, những tia nắng mặt trời khi bình minh thức dậy, hoàng hôn buông xuống trên biển long lanh như dát vàng, dát bạc. Bạn không thể quên hình ảnh những đàn cá chuồn chao liệng trên sóng, những con tàu lớn chứa đầy hàng rẽ sóng, những giàn khoan sừng sững trên biển tại các mỏ dầu Sư Tử, Bạch Hổ... Với tôi, cũng chưa bao giờ được nghe ca khúc "Nơi đảo xa" cảm xúc đến thế.
(HBĐT) - Cá sông Đà từ lâu đã trở thành nhu cầu thưởng thức ẩm thực của người dân trong và ngoài tỉnh. Chưa được chính thức công nhận, nhưng cá sông Đà trong tâm thức của nhiều người đã là thương hiệu. Thương hiệu bởi được nuôi dưỡng và phát triển ở vùng hồ đặc thù, lưu vực lớn tập hợp trên một trăm loài cá, là vùng nước sạch chưa bị tàn phá bởi ô nhiễm môi trường.
(HBĐT) - Rời đảo Sơn Ca, đoàn công tác trên tàu HQ 996 tiếp tục hải trình tới đảo Nam Yết. Đảo có dáng hình bầu dục, hơi hẹp bề ngang. Nhìn từ xa, đảo Nam Yết như một dải lụa xanh nổi trên mặt biển với những rặng dừa trước nắng, gió khắc nghiệt của biển khơi. Đất, cát, san hô trên đảo chỉ phù hợp với các loại cây như mù u, bàng vuông, phong ba và đặc biệt là khá nhiều dừa. Có lẽ vậy mà bộ đội đặt tên là đảo Dừa. Vào mùa sinh sản, rùa biển thường lên bãi đẻ trứng, chim biển đến làm tổ đẻ trứng, nuôi con. Những ngày biển động, quanh đảo Nam Yết xuất hiện hàng đàn cá Heo đùa giỡn...
(HBĐT) - Rời đảo Song Tử Tây, đoàn tiếp tục hải trình đến đảo Đá Thị và đảo Sơn Ca. Khoảng cách của hành trình này khá dài. Sóng yên, biển lặng dù phía Philippin có cơn bão lớn đang tiến vào biển Đông. Sự yên bình của biển cả chỉ là bề ngoài để chất chứa đâu đó sự ngột ngạt dữ dội và căng thẳng. Tàu HQ 996 vẫn băng băng hướng tới trên vùng biển thuộc chủ quyền.
(HBĐT) - Sau hải trình gần 3 ngày, chúng tôi đã đến được đảo Song Tử Tây. Theo thuyền trưởng, thiếu tá Lê Minh Phúc, chiếc tàu HQ 996 do ta đóng được đưa vào sử dụng đã hơn 20 năm nhưng chất lượng còn rất tốt. Tàu đi trên biển với vận tốc hơn 10 hải lý/giờ nhưng chúng tôi rất yên tâm dù đây là lần đầu ra biển lớn.
(HBĐT) - Đã có nhiều người con của quê hương Hòa Bình đến với Trường Sa để chiến đấu, bảo vệ và xây dựng. Người Hoà Bình cũng góp sức không nhỏ về vật chất, tinh thần cho biển, đảo của Tổ quốc, cho Trường Sa thân yêu. Nhưng đây là lần đầu tiên, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh ta thành lập đoàn công tác đi thăm, tặng quà và tìm hiểu thực tế tại Trường Sa mà cũng thật có ý nghĩa vì đúng vào dịp kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Quân chủng Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955 - 7/5/2015) và 40 năm giải phóng Trường Sa thân yêu của Tổ quốc.