Đất và tài sản trên đất của gia đình ông Bùi Văn Chính ở xóm Ải, xã Phong Phú (Tân Lạc) được chuyển nhượng khi không có mặt ông.
(HBĐT) - Từ việc cho vay nợ rồi sang tên quyền sở hữu mảnh đất hơn 2.000 m2 tại xóm Ải, xã Phong Phú (Tân Lạc). Sự việc diễn ra bình thường theo Luật Đất đai nhưng phía sau là sự tiếp tay từ những cán bộ cơ sở vi phạm luật pháp.
Từ một bản án dân sự sơ thẩm
Theo Bản án số 02/2015/DS-ST của Tòa án nhân dân (TAND) huyện Tân Lạc, gia đình ông Bùi Văn Chính và bà Bùi Thị Hương có một thửa đất tại xóm Ải, xã Phong Phú được UBND huyện Tân Lạc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSDĐ) số B386156, ngày 14/2/2001 với tổng diện tích 2.000 m2 (gồm 400 m2 đất ở và 1.600 m2 đất vườn). Năm 2013, vợ chồng ông Chính có khoản vay Chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT huyện Tân Lạc 500 triệu đồng đến hạn trả vào tháng 9/2013. Vì thế, ông Chính hỏi vay ông Phạm Huy Nam ở khu 2, thị trấn Mường Khến số tiền trên. Do trước đó ông Chính đã vay tiền của ông
Ngày 28/10/2015, TAND huyện Tân Lạc đã xét xử vụ tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ và tài sản gắn liền với đất giữa ông Phạm Huy Nam và ông Bùi Văn Chính, bà Bùi Thị Hương. Theo đó, Tòa án chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Phạm Huy Nam và buộc ông Bùi Văn Chính, bà Bùi Thị Hương chuyển giao cho ông Phạm Huy Nam toàn bộ đất và nhà đang ở tại xóm Ải, xã Phong Phú (Tân Lạc).
Đến nhiều việc cần làm rõ
Sau khi TAND huyện Tân Lạc xét xử sơ thẩm, ông Chính tiếp tục kháng cáo lên các cấp chính quyền bởi nhiều khuất tất trong việc chuyển nhượng. Theo ông Chính, ông Bùi Văn Bình, Chủ tịch UBND xã Phong Phú và ông Phạm Huy Nam đã ký hợp đồng chuyển nhượng “chui” không có mặt vợ chồng ông. Trong Bản hợp đồng số 261/2013, quyển số 01/2012 của UBND xã Phong Phú về chuyển nhượng QSDĐ và tài sản gắn liền với đất do ông Bùi Văn Bình, Chủ tịch UBND xã ký xác nhận: “Các bên giao dịch đã ký kết hợp đồng trước sự có mặt của tôi và đồng ý toàn bộ nội dung được ký kết trong hợp đồng này”. Nhận được đơn, thư công dân, UBND huyện Tân Lạc giao cho Phòng Tư pháp huyện làm việc với các bên liên quan. Tại buổi làm việc, ông Bình công nhận “Lúc ký chứng thực không có mặt ông Chính và bà Hương” và UBND huyện khẳng định tại Công văn số 582/UBND-NC về việc trả lời đơn đề nghị của công dân thì việc ký chứng thực này đã vi phạm khoản 1, Điều 11, Nghị định số 75/2000/ NĐ-CP “Việc ký, điểm chỉ của người yêu cầu công chứng, chứng thực phải được thực hiện trước mặt người thực hiện công chứng, chứng thực, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.
Ông Bùi Văn Hiến, Trưởng Phòng Công chứng số 1, Sở Tư pháp cho biết: Việc ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu đất mà không có bên chuyển nhượng là sai quy định về Luật Công chứng. Các thành viên trong gia đình từ 15 tuổi trở lên được ký vào giấy chuyển nhượng. Nhưng trong hợp đồng chuyển nhượng không có chữ ký của cháu Bùi Văn Kiên, sinh năm 1996 (thời điểm đó 17 tuổi) con trai ông bà Chính, Hương. Theo quy định về công chứng thì bản hợp đồng phải có ký nháy vào hầu hết các trang. Tuy nhiên, bản hợp đồng này không làm như vậy. Chứng tỏ đây là dấu hiệu sai phạm và ép buộc từ những người làm công chứng.
Ngày 16/3/2016, TAND tỉnh mở phiên tòa phúc thẩm do các bên liên quan kháng cáo bản án sơ thẩm của TAND huyện Tân Lạc. Qua chứng cứ lời khai các bên cho thấy: Hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ và tài sản gắn liền với đất giữa ông Nam và vợ chồng ông Chính, bà Hương đã vi phạm về hình thức: chỉ có một bên trực tiếp tham gia chuyển nhượng. Về nội dung ông Chính được cấp 2.000 m2 đất số 000239/ QSDĐ-TL do UBND huyện Tân Lạc cấp ngày 14/2/ 2001, song ông Chính, bà Hương lại thỏa thuận bán cho ông
Luật sư Lỗ Hữu Thạch, đoàn luật sư Hòa Bình cho biết: Vụ việc này sai phạm nghiêm trọng từ công chứng, chứng thực QSDĐ từ cấp xã đến Văn phòng đăng ký QSDĐ cấp huyện. Dư luận đang cần cơ quan chức năng xử lý nghiêm với những cán bộ làm sai các quy định pháp luật như ông Bùi Văn Bình, Chủ tịch UBND xã Phong Phú và những cán bộ Văn phòng đăng ký QSDĐ huyện Tân Lạc. Khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, nếu không hoàn trả được bằng hiện vật phải hoàn trả bằng tiền.
(HBĐT) - Người dân xóm Hiềng, xã Noong Luông (Mai Châu) coi đường giao thông “xiềng xích vô hình” bởi nó trói buộc cái chân, bó cái khôn của bà con trong hành trình xóa đói - giảm nghèo.
(HBĐT) - Trước khi di rời về nơi ở mới, xóm Nghịt, xã Đoàn Kết (Đà Bắc) là nơi cư trú của bà con dân tộc Tày, biệt lập giữa núi rừng hoang vu. Cách trung tâm xã 9 km, chủ yếu là đường rừng, không thể đi xe máy nên xóm Nghịt thiếu thốn nhiều thứ: từ gạo, tiền đến cái chữ, chăm sóc y tế và ánh điện. Năm 2009, người dân trong xóm hết sức phấn khởi vì được các cấp quan tâm đưa đến nơi ở mới.
(HBĐT) - Nằm ở độ cao trên 1.000 m so với mực nước biển và nhiệt độ trung bình năm xoay quanh mức 200C, Mộc Châu (Sơn La) vẫn thường được ví như một Đà Lạt của Tây Bắc. Địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng là món quà đặc biệt mà thiên nhiên ban tặng cho Mộc Châu với bốn mùa cây trái xanh tươi. Đầy lùi lại phía sau những ngày mùa đông rét mướt, nắng xuân đánh thức Mộc Châu bừng tỉnh trong từng nụ đào bung nở, trên mỗi nhành lan đua sắc tỏa hương. Đến với Mộc Châu những ngày đầu xuân sẽ được cảm nhận và chiêm ngưỡng chiếc áo đẹp nhất, rực rỡ nhất, sắc màu nhất của cao nguyên.
(HBĐT) - Đông sang, Xuân về sông Bôi đã trở nên hiền hoà, êm đềm, nhưng cứ vào thời điểm tháng 8, tháng 9 hàng năm dòng sông trải dài trên 125 km này lại trở nên hung dữ với những dòng nước đục ngầu, cuồn cuộn tung bọt trắng xoá. Tuy vậy, nó vẫn là người bạn chung tình của người dân Từ Hưng Thi, Phú Thành, Phú Lão, Lạc Long, Cố Nghĩa, Chi Nê, Khoan Dụ, Yên Bồng (Lạc Thuỷ) đến Thượng Tiến, Vĩnh Đồng, Hạ Bì, Trung Bì, Kim Bình, Nam Thượng, Cuối Hạ, Sào Báy, Nuông Dăm, Mỵ Hoà suốt bao đời nay.
(HBĐT) - Với NSƯT Bùi Chí Thanh, niềm yêu kính Bác Hồ luôn ngự trị bất di, bất dịch trong trái tim ông, từ khi còn là chàng thanh niên hơn 20 tuổi đầy hoài bão và khát khao cống hiến hay đến khi đã trở thành người nghệ sĩ già tóc bạc đáng kính như bây giờ. Ông đã 6 lần được gặp Bác, trong đó, 3 lần được trực tiếp nghe Bác nói chuyện. Lần cuối cùng là năm 1962... Dù 54 năm hay xa hơn thế rất nhiều, ký ức mỗi lần gặp Bác vẫn vẹn nguyên và khắc sâu trong tâm trí ông những bài học vô cùng thấm thía.
(HBĐT) - Ngày nay, sông Đà không còn dữ dội của 130 thác, 170 ghềnh với “đá núi sắc nhọn như nanh vuốt và những cái hút nước cuồn cuộn luồng gió gùn ghè như chực nuốt người”; không còn giống như một “gã say rượu” hung hăng mà đã trở thành một “cô gái bản”... xinh đẹp, dịu hiền. Những ai đã một lần được trầm mình vào dòng nước sông Đà êm ái mới thấu hiểu hết sự hùng vĩ của đất trời.