Đoàn cán bộ, phóng viên Báo Hòa Bình trong lần đến thăm, viếng nơi an nghỉ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Vũng Chùa - Đảo Yến (Quảng Bình).
(HBĐT) - Trong chuyến về Quảng Bình mùa này, câu hát một thời về mảnh đất miền Trung gió Lào cát trắng cứ vang lên da diết “Quảng Bình quê ta ơi/ Giữ lấy đất trời của quê hương ta/Giữ lấy những gì mà ta yêu quý/ Quảng Bình quê ta ơi...”. Mảnh đất ở vùng eo thắt nhất của đất nước hình chữ S luôn có bao điều kỳ thú, hấp dẫn đối với du khách muôn phương...
Không chỉ là đèo Ngang - Hoành Sơn Quan gắn với bài thơ danh tiếng của Bà Huyện Thanh Quan hay động Phong Nha - Kẻ Bàng, Sơn Đoòng nổi tiếng trong và ngoài nước mà miền đất này còn gắn với lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước cùng bao chiến công lẫy lừng. Là dòng sông Nhật Lệ, quê hương Bảo Ninh và mẹ Suốt anh hùng, đại đội pháo anh hùng và các cô gái Ngư Thủy, là thành phố Đồng Hới xinh đẹp bên bờ biển Đông, mang trong mình bao dấu ấn của một thời đánh Mỹ. Hang Tám Cô, sông Gianh, bến phà Long Đại... Mảnh đất “địa linh nhân kiệt” cũng là nơi sinh ra và lớn lên của nhiều nhân vật lịch sử mà mỗi lần nhắc đến bao người con đất Việt lại trào lên niềm thành kính, biết ơn. Có người tên tuổi, tài đức, chiến công, sự nổi tiếng còn vượt ra khỏi đất nước và được bạn bè quốc tế kính phục. Nơi làng quê An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy là nơi chôn nhau, cắt rốn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Từ làng quê bên dòng sông Kiến Giang trong xanh, Đại tướng đã lớn lên, đi vào cuộc đấu tranh cách mạng và có những đóng góp vô cùng to lớn cho non sông Việt Nam.
Từ tháng 10/2013, Quảng Bình và Vũng Chùa - Đảo Yến thuộc thôn Thọ Sơn, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch được biết đến nhiều hơn khi được chọn là nơi yên nghỉ ngàn năm của Đại tướng. Cũng vì thế, chuyến vào thăm viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp khiến mỗi thành viên trong đoàn cán bộ, phóng viên có bao điều tha thiết. Một thành viên trong đoàn chia sẻ: Quảng Trạch là quê chồng và nay miền quê này là “địa chỉ đỏ” cho bao người con đất Việt muốn hành hương nên thấy thấm thía thêm về ý nghĩa vô cùng cho chuyến đi. Đã có người được vinh hạnh đến nơi đây từ tháng 10/2013 nhưng cũng có người lần đầu đến nơi này. Tuy thế, trước khi đi, họ đã được “gặp”, làm quen Vũng Chùa - Đảo Yến một trong những địa chỉ gần gũi, thân thương qua sách báo, phim, ảnh...
Thật xúc động, bình minh nơi đây nắng nhẹ, ấm áp và thanh bình đến lạ. Mới sáng sớm mà đã có nhiều đoàn du khách cùng đến thăm viếng Đại tướng. Có đoàn là các bạn trẻ trong màu áo tình nguyện, có đoàn từ các tỉnh vùng Nam Bộ, Tây Nguyên. Một đoàn khác là các nữ CCB, ai cũng đeo huy hiệu CCB rất trang trọng. Nhìn khuôn mặt của họ, có bao điều thành kính. Với riêng họ, có điều ký thác thiêng liêng hơn các đoàn khác: Là CCB, lần đến thăm viếng này dồn nén bao tình cảm dành cho người anh cả của Quân đội nhân dân Việt
Mỗi người đến đây là thăm viếng Đại tướng đều có chung tâm cảm: thật thiêng liêng, thành kính nhưng cũng thật gần gũi, tha thiết, thân thương, ấm áp như đến với người cha, người ông đang yên nghỉ bên bờ biển xanh ngàn năm sóng vỗ rì rào. Đã có những giọt lệ rơm rớm bờ mi, khi được nhận nén hương thơm từ tay các chiến sĩ đồn biên phòng Ròon để dâng lên lư hương viếng Người... Được biết, từ ngày Đại tướng về với đất mẹ Quảng Bình (13/10/2013), đến nay đã có hàng triệu lượt người khắp mọi miền đất nước hành hương về đây. Từ đầu năm 2016 đến nay đã có hàng trăm nghìn lượt người đến thăm viếng Đại tướng. Trong đó, riêng 3 ngày Tết Bính Thân đã có 40.000 người đến Vũng Chùa - Đảo Yến để dâng hoa. Hoa đào, hoa mai, hoa ban và các loài hoa trên mọi miền đất nước đã nở thắm khuôn viên này... Màu xanh của biển cả, của rừng cây trên núi Thọ Sơn như hòa quyện, ru giấc ngủ ngàn năm vị Đại tướng của nhân dân... Để mỗi lần được đến đây, mỗi người con đất Việt không chỉ được hòa mình với cảnh sắc thiên nhiên kỳ vĩ, với biển và rừng cùng khúc hát ngàn đời của biển cả mà còn được lắng đọng, thấm sâu tư tưởng, tình cảm, trí tuệ, ánh sáng từ vị Đại tướng muôn vàn kính yêu của dân tộc.
Bùi Huy
(HBĐT) - Đã ở cái tuổi thất thập cổ lai hy, lại là cán bộ hưu trí, những tưởng cuộc sống về già sẽ an nhàn bên con cháu nhưng với 2 đứa con dị tật từ nhỏ, từ khi về hưu 2 ông bà vẫn hằng ngày tất bật công việc đồng áng để lo toan cho gia đình. Dẫu vất vả nhưng cuộc sống sẽ êm đềm trôi đi nếu tai họa không ập đến khi “bà hỏa” đã cướp đi gần hết cơ ngơi của họ sau bao nhiêu năm vun vén.
(HBĐT) - Người dân xóm Hiềng, xã Noong Luông (Mai Châu) coi đường giao thông “xiềng xích vô hình” bởi nó trói buộc cái chân, bó cái khôn của bà con trong hành trình xóa đói - giảm nghèo.
(HBĐT) - Trước khi di rời về nơi ở mới, xóm Nghịt, xã Đoàn Kết (Đà Bắc) là nơi cư trú của bà con dân tộc Tày, biệt lập giữa núi rừng hoang vu. Cách trung tâm xã 9 km, chủ yếu là đường rừng, không thể đi xe máy nên xóm Nghịt thiếu thốn nhiều thứ: từ gạo, tiền đến cái chữ, chăm sóc y tế và ánh điện. Năm 2009, người dân trong xóm hết sức phấn khởi vì được các cấp quan tâm đưa đến nơi ở mới.
(HBĐT) - Nằm ở độ cao trên 1.000 m so với mực nước biển và nhiệt độ trung bình năm xoay quanh mức 200C, Mộc Châu (Sơn La) vẫn thường được ví như một Đà Lạt của Tây Bắc. Địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng là món quà đặc biệt mà thiên nhiên ban tặng cho Mộc Châu với bốn mùa cây trái xanh tươi. Đầy lùi lại phía sau những ngày mùa đông rét mướt, nắng xuân đánh thức Mộc Châu bừng tỉnh trong từng nụ đào bung nở, trên mỗi nhành lan đua sắc tỏa hương. Đến với Mộc Châu những ngày đầu xuân sẽ được cảm nhận và chiêm ngưỡng chiếc áo đẹp nhất, rực rỡ nhất, sắc màu nhất của cao nguyên.
(HBĐT) - Đông sang, Xuân về sông Bôi đã trở nên hiền hoà, êm đềm, nhưng cứ vào thời điểm tháng 8, tháng 9 hàng năm dòng sông trải dài trên 125 km này lại trở nên hung dữ với những dòng nước đục ngầu, cuồn cuộn tung bọt trắng xoá. Tuy vậy, nó vẫn là người bạn chung tình của người dân Từ Hưng Thi, Phú Thành, Phú Lão, Lạc Long, Cố Nghĩa, Chi Nê, Khoan Dụ, Yên Bồng (Lạc Thuỷ) đến Thượng Tiến, Vĩnh Đồng, Hạ Bì, Trung Bì, Kim Bình, Nam Thượng, Cuối Hạ, Sào Báy, Nuông Dăm, Mỵ Hoà suốt bao đời nay.
(HBĐT) - Với NSƯT Bùi Chí Thanh, niềm yêu kính Bác Hồ luôn ngự trị bất di, bất dịch trong trái tim ông, từ khi còn là chàng thanh niên hơn 20 tuổi đầy hoài bão và khát khao cống hiến hay đến khi đã trở thành người nghệ sĩ già tóc bạc đáng kính như bây giờ. Ông đã 6 lần được gặp Bác, trong đó, 3 lần được trực tiếp nghe Bác nói chuyện. Lần cuối cùng là năm 1962... Dù 54 năm hay xa hơn thế rất nhiều, ký ức mỗi lần gặp Bác vẫn vẹn nguyên và khắc sâu trong tâm trí ông những bài học vô cùng thấm thía.