- Chào bác! Nay bác có việc gì mà gọi chú sớm thế!
- Ờ! Có việc. Thế chú đã kịp ăn sáng chưa?
- Dạ rồi bác! Sáng nay vợ chồng thằng Tùng đi công tác vùng cao. Đi sớm nên em phải cho cháu ăn rồi đưa đi lớp, tiện ăn luôn rồi bác!
- Tưởng chưa ăn thì tôi với chú ra quán bà Cúc làm bát cháo lòng.
- Úi thôi! Nóng thế này húp cháo không nổi bác ạ.
- Vậy thôi! Ta ngồi nhâm nhi mấy miếng lương khô, uống tách trà nhỉ?
- Gớm! Bác đạm bạc thế sao đủ sức khỏe!
- Thì cũng hôm nọ, hôm kia! Cái chính là nóng quá không ăn nổi chú ạ.
- Vâng! Thời anh em mình còn thanh niên, bữa 2 suất cơm độn hạt bo bo vẫn xuôi bác nhỉ. Giờ sơn hào hải vị đủ cả mà mỗi bữa cũng chỉ được lưng cơm, nhất là buổi trưa nhà neo người chả muốn ăn vì không bõ nấu nướng.
- Thế buổi trưa cô chú thường ăn gì?
- Úi dào! Cơm, mì, bún, bánh… đủ cả bác ạ. Mà sao nay bác quan tâm đến ăn uống thế?
- Thì đấy! Đang gọi chú sang để quân sư vụ này đây. Mấy năm nay siêu thị, cửa hàng mở ra nhiều, chưa kể các cửa hàng "on - lai” nên hàng khô ế ẩm lắm. Bà nhà tôi định mở thêm quầy hàng chú ạ.
- Vậy ạ! Hàng gì vậy bác?
- À! Bán thức ăn chín. Những món đơn giản thôi như chả các loại, thịt kho, cá kho, nem, đậu phụ, cà tím, mướp đắng nhồi thịt, tai nộm…, tức là những món lích kích mà dân công sở với lại nhà ít người ăn không bõ làm í. Có cô cháu họ khéo tay đứng bếp, bà nhà tôi chỉ việc bán thôi.
- À! Vậy cũng được bác ạ! Nhưng bác cũng phải nghiên cứu quy định của pháp luật liên quan đến kinh doanh thực phẩm chín nhé, người ta gọi là kinh doanh thức ăn đường phố thì phải.
- Ừ! Cứ cho là thức ăn đường phố thì cần quan tâm những gì chú?
- Cái này phải để em lục lại các quy định pháp luật về lĩnh vực này xem thế nào. Đây rồi bác: Điều 32, Luật An toàn thực phẩm (ATTP) quy định: Điều kiện bảo đảm ATTP đối với nguyên liệu, dụng cụ ăn uống, chứa đựng thực phẩm và người kinh doanh thức ăn đường phố gồm: Nguyên liệu để chế biến thức ăn đường phố phải bảo đảm ATTP, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; dụng cụ ăn uống, chứa đựng thực phẩm phải bảo đảm an toàn vệ sinh; bao gói và các vật liệu tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không được gây ô nhiễm và phôi nhiễm vào thực phẩm; có dụng cụ che nắng, mưa, bụi bẩn, côn trùng và động vật gây hại; có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến, kinh doanh; tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành đối với người trực tiếp sản xuất, kinh doanh (SXKD) thực phẩm.
Đây nữa, điều kiện bảo đảm ATTP đối với nơi bày bán thức ăn đường phố tại Điều 31 quy định: Phải cách biệt nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm; phải được bày bán trên bàn, giá, kệ, phương tiện bảo đảm vệ sinh ATTP, mỹ quan đường phố. Ngoài ra, tại khoản 13, Điều 5 Luật này còn quy định: Thương nhân trong quá trình kinh doanh thức ăn lề đường không được sử dụng trái phép lòng đường, vỉa hè, hành lang, sân chung, lối đi chung, diện tích phụ chung để chế biến, SXKD. Bên cạnh đó có một số hành vi bị cấm trong kinh doanh thực phẩm đường phố là: Cung cấp sai hoặc giả mạo kết quả kiểm nghiệm thực phẩm; che dấu, làm sai lệch, xóa bỏ hiện trường, bằng chứng về sự cố ATTP hoặc các hành vi cố ý khác cản trở việc phát hiện, khắc phục sự cố về ATTP; người mắc bệnh truyền nhiễm tham gia SXKD thực phẩm; SXKD thực phẩm tại cơ sở không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP theo quy định của pháp luật; quảng cáo thực phẩm sai sự thật, gây nhầm lẫn đối với người tiêu dùng; đăng tải, công bố thông tin sai lệch về ATTP phẩm gây bức xúc cho xã hội hoặc thiệt hại cho SXKD; sử dụng trái phép lòng đường, vỉa hè, hành lang, sân chung, lối đi chung, diện tích phụ chung để chế biến, SXKD thức ăn đường phố.
Đấy bác! Mình bán hàng tại nhà cũng có chút gọi là lấn chiếm vỉa hè đấy nên sẽ bị lực lượng chức năng để ý bác ạ. Hơn nữa trời nắng nóng thế này dễ ôi thiu mà để xảy ra ngộ độc thực phẩm với người tiêu dùng nhẹ thì bị xử phạt hành chính, nặng còn bị xử lý hình sự. Thế nên bác cứ nghiên cứu kỹ đi rồi làm cho chắc. Cẩn trọng không thừa bác ạ!
Lam Nguyệt (CTV)
(HBĐT) - Trong xu thế phát triển, người tiêu dùng không chỉ có nhu cầu về việc ăn no hay ăn đủ mà còn phải đảm bảo về tiêu chuẩn, chất lượng. Đặc biệt trong thời điểm thực phẩm bẩn đang là vấn đề nhận được sự quan tâm của cộng đồng, việc sử dụng sản phẩm sạch lại càng quan trọng. Nắm bắt được xu thế đó, Thạch Sanh quyết định đầu tư mở cửa hàng kinh doanh nông sản sạch ở vùng "rừng xanh, núi đỏ”.
(HBĐT) - Quanh đi quẩn lại, cuối cùng Thạch Sanh quyết định vay vốn thành lập riêng một công ty TNHH của mình, nhằm "mượn vía” phụ vương để kiếm chác ít nhiều khi xây dựng các công trình từ nguồn vốn của cung đình ở vùng "rừng xanh, núi đỏ”.
(HBĐT) - Vì thương con gái yêu và bày cháu lít nhít, cân nhắc mãi, cuối cùng Vua cha cũng quyết định can thiệp với thuộc cấp bố trí cho chàng rể đầy tai tiếng giữ chức Đội trưởng Đội kiểm tra trật tự đô thị (KTTTĐT) ở vùng "rừng xanh núi đỏ”.
(HBĐT) - Vừa vào nhà, anh D. thấy vợ tóc tai rối bù, đi đi lại lại trong phòng ra chiều sốt ruột, còn con cún - con gái rượu đang thút thít khóc ở chân cầu thang. Tiếng bà vợ trầm bổng:
(HBĐT) - Chiều nay, thằng cu Tũn nhà bên phố vừa bị mẹ nó đánh cho một trận nên thân… Thông tin đó được mấy gia đình cùng dãy đưa thành "chủ đề” chính cho cuộc trà thuốc cuối ngày. Còn bọn trẻ con thì tò mò hơn, liếc mắt nhìn bố mẹ với nhiều hàm ý và đưa ra nhiều câu trả lời khác nhau. Cuối cùng, mọi chuyện cũng rõ: Nó bị đánh vì "can tội” dám trốn nhà đi tắm suối cùng bạn học.