Bẵng đi một thời gian dài, đã mấy chục năm, chúng tôi sơ tán lớp học sư phạm về xóm Giếng, xóm Thung. Thời ấy, lớp học sinh trai trẻ hồn nhiên, san đất đắp nền chặt cây, lợp nhà thành những lớp học, những mái nhà ở dưới vùng cây tre bương.

Nhớ lại thập kỷ 60, 70, đêm văn nghệ giữa vùng đốt đuốc, có thêm ánh đèn măng xông nhưng lời ca, tiếng hát cứ rộn lên xa xa tiếng thì thụp, đều đều của những chiếc cối giã gạo. Về lại nơi cũ, chốn xưa bố Nhanh, mế Thích đều đã trở thành người thiên cổ.

Thời đó, những chiếc cối gạo nương thể hiện sự sáng tạo của người dân miền núi. Họ đặt cối bên bờ suối trên đường lên nương. Phần đuôi chiếc cối được đục tạo thành hộc hứng nước từ chiếc máng bên bờ suối đổ vào cối hoặc tận dụng vòng xoay của cọn nước miệt mài quay đổ vào hộc cối đều đều nhịp nhàng ngày đêm. Cứ vậy chậm rãi chắc nịch đều đều thì thụp những nhịp chày như đếm nhịp thời gian cần mẫn không nghỉ giữa không gian yên tĩnh, vắng lặng hoang sơ.

Trước khi lên nương, các bà, các chị gùi lúa đổ vào cối một lượng thóc đủ dùng cho ngày sau của gia đình rồi nâng cần cối hạ chiếc nạng đỡ để rồi bắt đầu những nhịp chày thong thả. Sau đó, các bà, các chị lên nương đào đất, làm cỏ, kiếm củi, cối cần mẫn trong tiếng thì thụp vang vọng.

Từ dạo xa rồi mấy chục năm mới gặp lại anh Nhẩu con bố Nhanh nay cũng trở thành già làng tóc bạc, lưng còng. Ngồi bên bếp lửa, ông nhắc lại chuyện cũ, hũ măng chua nấu thịt gà rừng thầy Dũng dạy toán đi săn được về cùng nấu xì xụp đêm đông sao mà ấm lòng, ấm tình dân bản trong những ngày sơ tán khó khăn.

Bên bếp lửa nhà sàn nhắc lại câu chuyện của mấy chục năm qua mà không sao ngủ được, cứ trằn trọc như thiếu một cái gì trong đêm vùng núi rừng. Liên tưởng mấy câu thơ của Tố Hữu:
 Anh về cối lại vang rừng

Chim reo quanh mái, gà rừng dưới sân
Anh về sáo lại ái ân
Đêm trăng hò hẹn trăng ngần tiếng ca.

Bản làng xóm giềng đã đổi thay dốc "Treo” ngày xưa nay đã được ủi san bằng, xe ô tô, xe máy đi lại thuận tiện. Cây bồ kết bên đỉnh dốc dân làng để lại như để lại kỷ niệm của một thời các cô giáo sinh nhặt về nấu nồi bồ kết với lá sả hương nhu gội đầu. Trong gió rừng, hương bồ kết, lá sả, hương nhu thoảng mùi hương thơm nồng nàn, ấm tình làng bản.

Về thăm chốn xưa, tiếng thì thụp điểm nhịp của những chiếc cối giã gạo không còn như ngày nào. Thật lắng tai mới nghe xa lắm những nhịp chày gợi nhớ.

Ông Nhẩu già làng nói bây giờ máy xay xát trong bản đã có dăm ba chiếc. Làng bản, xóm Giếng, xóm Thung đổi mới hàng ngày. Ông Chức trưởng bản có vẻ tự tin "Lên nông thôn mới phải đạt 19 tiêu chí, làng bản đang phấn đấu   vượt qua 3 tiêu chí nữa là cán đích nông thôn mới”.

Nghe ông Bùi Chức nói cố gắng của dân làng, lòng chúng tôi vui lây, kỷ niệm xưa khó khăn đường, trường, trạm, điện đã được đẩy lùi. Cảnh quan xóm làng đổi mới chúng tôi có chút hoài niệm về chiếc cối giã gạo nương, gần gũi với con người miền núi yêu thiên nhiên giàu sáng tạo vẫn cứ đêm ngày thì thụp, đều đều. Âm hưởng của nhịp chày giã gạo nương xưa nhẫn nại cần cù sao mà nhớ thương tiếng thì thụp và sự thanh bình của bản làng với cảnh quan độc đáo, yên bình.

Văn Song (TTV) 


Các tin khác


Chuyện đời thường: Cứ gọi là như pháo nổ

(HBĐT) - Lâu lắm mới thấy mẹ vợ sang chơi, anh cũng là lạ, nhất là "vo-lum” lại nhỏ nhẻ, êm ái đến bất ngờ: "Con ơi, mẹ nói chuyện này… Con thông cảm và chia sẻ với cái Tơ nhé”. Chuyện gì của vợ con mà mẹ rào đón kỹ thế? Mẹ vợ tiếp lời: Nó trót dại cho vợ chồng nhà H.K vay tiền, giờ... mất hút rồi”. Trời ạ, thảo nào, mấy ngày hôm nay cô ấy dịu dàng, kiệm lời thế…

“Con” ca-mê-ra ghê thật…

(HBĐT)-Cả dãy phố này luôn đánh giá "bà xã” anh là người năng động, nhanh nhạy, thức thời và cũng… hay thạo chuyện. Bà cập nhật nhanh tình hình trong nước, trong tỉnh, nhất là mấy vụ đánh ghen. Clips "8 phút” đâu đó trên mạng, hay các chuyện đầu làng, cuối phố từ nguồn quán nước vỉa hè đều được bà nhìn nhận từ mọi góc cạnh. Hôm nay, bà vừa từ ngoài phố về, gương mặt thật nghiêm trọng, thì thầm vào tai anh:

Thư giãn

(HBĐT) - Cách đổi tiền của bố 

Có tiếng chuông cửa. Chủ nhà ra mở thì thấy đứng ở bên ngoài là thằng bé con nhà ông hàng xóm. - Bác ơi, bố cháu bảo cháu sang nhờ bác đổi cho tờ 500 nghìn. - Được, cháu đưa tờ 500 nghìn đây! - Bố cháu bảo tờ tiền đó thì bố cháu sẽ gửi cho bác sau 3 ngày nữa ạ. - !!!

“Cao kiến”

(HBĐT) - Vốn nhạy bén với kinh tế thị trường nên dù ở vùng "rừng xanh, núi đỏ" xa lắc, xa lơ nhưng hàng quán của vợ chồng Thạch Sanh vẫn "gặt hái” đều đều. Ngày ngày, chồng trông quán cơm xe với hơn chục nhân viên tha hồ quát nạt, vợ coi quán game với hơn 50 máy đặt ngay cạnh trường liên cấp, lúc nào cũng nườm nượp khách vào, ra. Hôm nào cũng thế, đêm khuya 2 vợ chồng lại chụm đầu "rả rích” với thành quả trong ngày.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục