Từ trong ngõ đi ra ngã tư gần trường Việt - Xô, vẫn tín hiệu đèn xanh, còn 15 giây nữa, bác M. hối hả vận hành theo dòng người. Nhưng thật bất ngờ, từ hàng người đứng chờ phía đèn đỏ, một cậu học sinh bậc THPT vai khoác ba lô vẫn hồn nhiên phóng vụt lên… Kít... Kít… May phanh kịp, không thì đã đâm sầm vào nhau rồi. Không xảy ra chuyện đó, nhưng bác vẫn bị ngã bổ nhào vì phanh gấp, xây xát cả chân tay. Hú hồn.
Học sinh bây giờ lạ thật, dẫu biết vượt đèn đỏ là vi phạm luật, "cướp” phần đường người khác, thế mà vẫn băng băng lao lên. Bực thật, mà đây không phải là lần đầu tại chỗ này, hôm nọ một bác gái đi qua đây mua rau muống cũng hoảng hồn vì một cô học sinh vượt đèn đỏ. May mà không va nhau, nhưng tim đập chân run, thở mãi mới hoàn hồn trở lại - bác xe ôm đậu xe ngay sát đường góp chuyện.
Đem câu chuyện đó đến cơ quan cùng nỗi ấm ức, bác M. như được có người thấu hiểu, chia sẻ, vì nhiều chuyện trên đường còn nhiễu nhương hơn. Chị H. lớn tiếng: Lạ thật đấy các bác. Học sinh bây giờ được học ngoại khóa về an toàn giao thông, đi học nhiều em có xe đạp điện, xe máy điện, tưởng thế biết điều mà đi cho lành. Vậy mà… cứ để ý là thấy ngay, chúng dàn hàng ba, hàng tư, đã thế còn "uốn éo” chọc ghẹo nhau, lấn sang phần đường người khác. Nhưng "tội" to nhất của chúng nó chính là chuyện "thích vượt đèn đỏ là vượt”. Tối hôm nọ, chỗ ngã tư Tân Thịnh, rõ là đèn đỏ phía chúng đang rực lên thế, phần đường đèn xanh, xe người vẫn hối hả, thế mà 3 - 4 cô cậu học trò vẫn dàn hàng ngang lao qua cứ như là "một mình một cõi”, không liên quan gì đến ai. Đến lúc này, chính các bác, các anh đang đi đúng phần đường của mình lại phải chậm lại để nhóm chúng lượn qua đã. Nhưng một anh thanh niên chẳng nhịn được quát tướng lên: "Chúng mày không còn muốn làm người nữa à. Tao mà không phanh kịp là chúng mày ngã rồi đó”. Ý thức kém quá. Mà đâu phải không biết luật giao thông, chẳng qua là chúng nhờn thôi. Cứ để các chú công an giao thông xử lý, báo nhà trường để đến tại hiện trường nhận xe, nhận người, lần sau có mà dám…
Cả phòng ai cũng có ý kiến, hầu hết chê trách những hành động thiếu suy nghĩ. Đó không chỉ là chuyện đèn đỏ, đèn xanh, mà còn liên quan đến tính mạng của con người nữa. Câu chuyện đó, để giải quyết, không chỉ là việc của nhà trường, xã hội… mà mỗi gia đình đều biết "độ chơi” của con mình để mà cảnh báo, dạy dỗ… Nhưng mà khó lắm thay! Làm sao theo chân con mình suốt ngày được. Vấn đề là tự nhận thức thôi.
Bùi Huy
(HBĐT) - Trong thời điểm dịch Covid-19 diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường, khiến dân tình ở vùng rừng xanh, núi đỏ nháo nhào lo phòng, chống dịch bệnh. Ở làng nọ, bản kia, một số người đã được cách ly sẽ theo dõi y tế 2 lần/ngày. Một số trường hợp sốt, ho, khó thở hoặc dấu hiệu khác nghi ngờ nhiễm bệnh thì được chuyển đến khám, chẩn đoán và cách ly theo dõi, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.
(HBĐT)-Chuyện họp lớp, gặp mặt đầu năm là chuyện cũng bình thường trong đời mỗi người. Là chuyện nhỏ nhưng sao anh trưởng ban và bạn MC chương trình tranh luận mãi mà chẳng ngã ngũ. Anh trưởng ban liên lạc cũng trạc ngũ tuần rồi, đạo mạo lắm, lập hẳn một danh sách lớp với vô vàn thông tin cho giao cho "Em-xi":
(HBĐT) - Sau bao ngày vất vả, cuối cùng chàng tiều phu nơi rừng xanh cũng lọt vào tầm ngắm của Ngọc Hoàng. Chả là dạo này, Vua cha trong người không khỏe, chân tay nhức mỏi, thấy Thạch Sanh thỉnh thoảng gùi thuốc nam, lá cây xuống chợ bán nên đã dò hỏi và được Thạch Sanh nhiệt tình lấy thuốc đắp, thuốc uống cho Ngọc Hoàng.
(HBĐT) - Chuẩn bị bước vào kỳ thi THPT quốc gia, cả nhà Thạch Sanh đều đứng ngồi không yên vì "trưởng nam” học lực vừa yếu lại mải chơi. Để đi học nghề thợ sắt, thợ nề thì không đành lòng, con cái nhếch nhác quá cũng mang tiếng mẹ là công chúa của Vương triều, bố là trưởng phòng của một sở ở vùng "rừng xanh, núi đỏ”.
(HBDDT0 -Từ ngày ra phố thị và có chút danh vị trong xã hội, gia đình anh MM thay đổi hẳn "gu” thưởng thức nghệ thuật. Công đầu thuộc về mấy cậu nhân viên thuộc cấp của anh. Biết anh hay karaoke, "cây văn nghệ” của phường cũ, họ bốc: "Anh giờ phải xây dựng hình ảnh. Anh là có khiếu nghệ thuật. Nhìn anh cầm cây đàn là biết anh thuộc… dòng dõi con nhà nòi!? Còn giọng nam trung của anh, nếu qua lớp thanh nhạc… mấy nghệ sỹ hay hát trên ti vi còn chạy dài”.
(HBĐT) - Cuối năm là mùa cưới với biết bao chuyện vui buồn, tâm tư, lo lắng kể cả gia chủ, người thân, đến những người được mời cưới. Các cụ ta chả bảo: Cưới xin là 1 trong 3 việc lớn, quan trọng của cuộc đời (xây nhà, lấy vợ gả chồng, tậu trâu) với bao việc chất chồng, phải lo toan.