(HBĐT) - Nhắc tới đại tá Nguyễn Văn Chiến, nguyên Phó giám đốc Công an tỉnh, người dân gọi ông bằng tên thân mật “Vị đại tá 3 cùng”. Khi còn là Trưởng phòng Bảo vệ chính trị, ông đề xuất phương án “3 cùng” để gắn kết cán bộ an ninh với nhân dân. Nhờ đó, tình cảm giữa cán bộ an ninh và nhân dân trong tỉnh trở nên khăng khít . Đại tá Nguyễn Văn Chiến sinh ra và lớn lên ở miền quê xã Cao Dương, huyện Lương Sơn.

 

Đại tá Nguyễn Văn Chiến ân cần thăm hỏi già làng người Mông.

 

Sau khi tốt nghiệp phổ thông, tháng 1/1973, ông trúng tuyển vào trường hạ sỹ quan công an. Tháng 2/1975, ra trường, ông được phân công về Phòng bảo vệ chính trị Công an tỉnh. Khi tỉnh Hòa Bình và Hà Tây hợp nhất thành tỉnh Hà Sơn Bình, ông tiếp tục công tác tại Phòng Bảo vệ chính trị, đơn vị chủ lực trong đấu tranh phản gián bấy giờ. Nhiệm vụ của ông và đồng đội vô cùng phức tạp. Thời điểm này, sau khi đất nước thống nhất, các thế lực thù địch, bọn tội phạm tăng cường các hoạt động phá hoại, cài cắm cơ sở, lôi kéo, xúi giục các phần tử xấu chống đối Đảng, Nhà nước, chế độ ta,. Là lính trẻ, ông bắt tay ngay vào công việc, đi sâu nghiên cứu phương thức, thủ đoạn của các thế lực thù địch, từ đó đề ra giải pháp đấu tranh có hiệu quả. ông nhận thấy rằng, tất cả các vụ việc, mâu mắc đều từ cơ sở. Do vậy phải nắm được dân, tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân, làm sao để người dân là tai mắt của công an. Có như vậy, công an mới hoàn thành nhiệm vụ của mình. Dựa vào dân, phát huy vai trò của nhân dân và phương châm “3 cùng” gắn bó với ông từ đó.

 

Dấu chân đại tá Nguyễn Văn Chiến in đậm trên khắp các bản, làng của tỉnh . Bước chân ông không ngừng nghỉ trong hành trình mang lại cuộc sống bình yên và ấm áp cho nhân dân. Với ông, bản Mông ở Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu) để lại nhiều kỷ niệm sâu sắc. Cho đến bây giờ, mặc dù không trực tiếp chỉ đạo công tác an ninh, không thường xuyên có mặt tại các bản, làng người Mông mỗi dịp tết đến, xuân về, song đại tá Nguyễn Văn Chiến như người con của bản này. ông thông thuộc từng con đường, ngõ xóm, từng nếp nhà sàn. Gắn bó với bà  con người Mông, ông hiểu rằng, chỉ vì cuộc sống quá khó khăn, thiếu thốn, nhận thức hạn chế, hám lợi mà một số người Mông tham gia mua bán, vận chuyển ma túy trái phép. Tuy nhiên, đây chỉ là thiểu số bởi hầu hết người Mông đều thật thà, tốt bụng. Họ tin vào Đảng, Bác Hồ và nghe theo lời cán bộ công an.

 

Sau khi xảy ra vụ chống người thi hàng công vụ khiến 3 chiến sỹ Công an tỉnh hy sinh, tình hình bản Mông trở nên khá nóng bỏng. Không phải ai cũng đủ can đảm đặt chân đến “vùng đất nóng”. Với đại tá Nguyễn Văn Chiến lại khác bởi ông gắn bó quá sâu nặng với vùng đất này. ông là người đầu tiên đặt chân đến mảnh đất này sau vụ việc đáng tiếc trên. ông đến từng nhà, gặp gỡ từng già làng, trưởng bản, ngồi uống rượu tâm tình với họ. ông kiên trì tuyên truyền, vận động, thuyết phục người chân không bao che, chứa chấp tội phạm, không mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy. Nghe lời ông, hàng chục đối tượng truy nã tự nguyện ra đầu thú để hưởng khoan hồng. Hàng trăm khẩu súng tự chế được thu hồi. Nhiều người nghiện viết đơn cai nghiện tại các cơ sở chữa bệnh, trung tâm cai nghiện. Các tổ chức, đoàn thể quần chúng đồng loạt vào cuộc. Các hộ gia đình người Mông ký cam kết “3 không”, tức là không nghe kẻ xấu, không vận chuyển ma túy, không di canh, di cư. ông kiến nghị cấp trên tạo việc làm, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để người dân phát triển lao động, sản xuất. Nhờ đó mà ANTT bản Mông từng bước lập lại. Mỗi dịp tết đến, xuân về đại tá Nguyễn Văn Chiến lại có mặt để chia vui với người Mông như trở về gia đình của mình.

 

Với trên 40 năm công tác, giữ nhiều cương vị lãnh đạo   của Công an tỉnh, đại tá Nguyễn Văn Chiến để lại nhiều dấu ấn đậm nét về người gần gũi, thân thiện, giàu tình cảm. Đặc biệt là phương  châm “3 cùng” của ông sẽ theo chân các trinh sát trẻ tới khắp các bản làng của tỉnh. Với người chỉ huy, đó là điều ông mãn nguyện lắm rồi!

 

                                                                 

                                              Như Hùng (Công an tỉnh)

 

 

 

 

Các tin khác


Gặp thanh niên Mường Bi được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Cái tên Bùi Văn Tường giờ đây không còn xa lạ với nhiều thanh niên và người dân xã Thanh Hối (Tân Lạc). Lập nghiệp tại quê hương với mô hình "Vườn ươm giống cây trồng”, đến nay Bùi Văn Tường đã là Giám đốc của HTX Sản xuất và kinh doanh nông nghiệp 0789, xóm Sung, xã Thanh Hối. Thành công từ khát vọng khởi nghiệp tại mảnh đất quê hương, ý chí và nghị lực của anh đã góp phần lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong thế hệ trẻ tại địa phương.

Gặp gỡ những điển hình lao động sáng tạo

Tuy khác nhau về tuổi đời, tuổi nghề và trình độ học vấn… nhưng đội ngũ công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) tỉnh nhà đều có điểm chung là tinh thần hăng say thi đua lao động sản xuất. Những ý tưởng, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật đã được áp dụng hiệu quả vào thực tiễn. Qua đó góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đồng thời khẳng định CNVCLĐ là lực lượng tiên phong trong phát triển KT - XH địa phương.

Nữ đoàn viên công đoàn tâm huyết với nghề giáo

Giản dị, thân thiện và gần gũi… đó là cảm nhận đầu tiên khi trò chuyện với chị Bùi Thị Phương Thảo, giáo viên Trường liên cấp Dạ Hợp (TP Hòa Bình). Là giáo viên trẻ tràn đầy nhiệt huyết, chị Thảo được đồng nghiệp và học sinh yêu mến không chỉ bởi giỏi về chuyên môn mà còn là đoàn viên sôi nổi, nhiệt tình tham gia các hoạt động do tổ chức công đoàn phát động.

“Nuôi lợn đất” - mô hình ý nghĩa hỗ trợ hội viên khó khăn

Thời gian qua, mô hình "Nuôi lợn đất” được Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Yên Trị (Yên Thủy) triển khai thực hiện hiệu quả, có tính lan tỏa. Mô hình không chỉ tạo được ý thức tiết kiệm, quản lý chi tiêu gia đình trong hội viên phụ nữ mà qua đó khơi dậy tinh thần "tương thân tương ái”, giúp chị em khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Huyện Mai Châu lan tỏa những tấm gương điển hình học tập và làm theo Bác

Thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thời gian qua, trên địa bàn huyện Mai Châu đã có nhiều tấm gương điển hình, tiêu biểu về học tập và làm theo Bác trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH, đảm bảo an sinh xã hội, QP-AN ở địa phương.

Trưởng Công an xã học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

"Hưởng ứng phong trào thi đua "Vì an ninh Tổ quốc” do Bộ Công an, Công an tỉnh phát động, từ năm 2012 đến đầu năm 2024, với vai trò là Đội trưởng Đội Tổng hợp, tôi đã tham mưu Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác đảm bảo an ninh trật tự (ANTT). Tham mưu, phục vụ tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Chính phủ, Bộ Công an về công tác đảm bảo ANTT; các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm; nâng cao chất lượng công tác soạn thảo, thẩm định văn bản phục vụ chỉ đạo của Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện, Huyện uỷ, UBND huyện. Tháng 2/2024, tôi được điều động, bổ nhiệm làm Trưởng Công an xã Bảo Hiệu” - Trung tá Bùi Văn Tuần, Trưởng Công an xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy chia sẻ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục