(HBĐT) - Nhiệt huyết, không ngừng sáng tạo là những gì mà tôi thấy được ở bà Lê Vân – chủ nhiệm CLB dưỡng sinh hưu trí tỉnh Hòa Bình. Tuy đã bước sang tuổi 70 nhưng tâm huyết với sự nghiệp chăm lo sức khỏe của người cao tuổi trong bà chưa một giây phút nào nguội lạnh.


Một buổi sáng tập luyện của cô Lê Vân và CLB tại Trung tâm hoạt động Thanh thiếu niên

 

 Không phải là người đầu tiên đưa dưỡng sinh về với Thành Phố Hòa Bình, nhưng bà là một trong số những người có công lớn trong việc thành lập CLB dưỡng sinh hưu trí tỉnh. Bà Vân nhớ lại: năm 1999, đồng chí Quách Xuân Tốn mời thầy giáo từ Hà Nội về tỉnh dạy Thái cực quyền. Khi mở lớp có 55 người, ban đầu ai cũng bỡ ngỡ, không biết thế nào là dưỡng sinh, thế nào là thái cực quyền. Được thầy giáo hướng dẫn và tập luyện 11 ngày, mọi người lúc đó mới bắt đầu hình dung ra các động tác của bộ môn này. Sau khi thầy trở về Hà Nội, ông Quách Xuân Tốn quyết định cho thành lập CLB vào ngày 1/3/1999. Lúc mới đi vào hoạt động, CLB chỉ có 1 bài Thái cực quyền giản hóa 24 thế.

CLB gặp rất nhiều khó khăn từ những ngày đầu thành lập. Khi bắt đầu tập luyện, cứ đến lớp là có thầy tận tình chỉ bảo, hướng dẫn. Sau khi thầy về, đây chính là khoảng thời gian thử thách các thành viên. Lúc này không còn ai chỉ bảo, cả hội như rắn mất đầu, bà liền gọi điện cho thầy giáo, xin băng hình để mọi người tự học và tập luyện với nhau. Mừng như vớ được vàng, mọi người ai cũng phấn khởi nhưng không ai ngờ, khi mở băng hình lên, các động tác khác hẳn với những bài mà thầy đã dạy. Những ngày tháng sau đó, bà cố gắng tự tập, có những khi thức trắng đêm chỉ để xem băng và tập luyện. Đến khi thành thạo, bà bắt đầu đi hướng dẫn mọi người.

Đến nay bà Vân đã biên soạn, biên tập được 19 bài Thái cực quyền. Có những đêm nằm thao thức, chợt nghĩ ra một động tác mới, bà vội vàng vùng dậy tập. Gọi là tự học trên mạng nhưng phải có kiến thức cơ bản. Những bài học mà người thầy từ Hà Nội dạy chỉ là những động tác cơ bản ban đầu khá đơn giản. Để hiểu rõ hơn, bà phải tự tìm tòi qua băng hình, qua những cuốn sách rồi sau đó học thuộc các thế.

Những bài dạy của bà đều được quay lại và đăng tải trên kênh YouTube. Các video thu hút được rất nhiều người theo dõi, video ít nhất có hơn 3500 lượt xem. Bà Vân cho biết: "tôi muốn chia sẻ cho mọi người cách tập luyện, các động tác tay, chân, di chuyển sao cho thật đúng và trông đẹp mắt. Việc đăng tải bài tập lên mạng rất hữu ích, bà nhận được nhiều những lời khen và cả góp ý, từ đó mình hoàn thiện bản thân và các bài tập cho thật tốt. Mặt khác, giúp cho chị em ở khắp các tỉnh thành có thêm bài tập mới, sáng tạo”.

Bà từng đi huấn luyện ở hầu hết các phường, xã trên địa bàn thành phố. Lớp học buổi sáng bắt đầu lúc 5h - 6h30 và buổi tối bắt đầu từ 20h kéo dài đến 21h30. Sáng hôm nào bà cũng thức dậy từ lúc 4h để chuẩn bị loa đài, dụng cụ tập và di chuyển đến lớp học là gần 5h. Ngay cả những hôm trời oi bức hay rét buốt cũng không thể ngăn nổi lòng đam mê và yêu nghề của bà. Các con, cháu thấy mẹ đã có tuổi mà vẫn phải đi sớm về khuya, rất lo lắng cho sức khỏe và sự an toàn của bà. Nhưng bà luôn tự nhủ: mình vẫn còn sức khỏe, mình vẫn đi.

CLB dưỡng sinh hiện tại có 300 hội viên chính thức. Bà Lê Vân chia sẻ: "Đối với tôi con số này quá lớn. Lúc nào mình cũng canh cánh trong lòng sợ không thể đảm đương nổi, không thể theo sát và quản lý chặt chẽ được. Nhưng rất may là chị em trong CLB rất đoàn kết và đồng lòng nên những việc tưởng chừng như không thể đối với bà lại hóa ra rất dễ dàng”.

Để có được 1 bài trình diễn mượt mà, đẹp mắt cần tập luyện từ 2 – 3 tháng. Vì các thành viên trong CLB ai cũng có tuổi nên việc ghi nhớ và tập 1 số động tác khó phản cần có một khoảng thời gian mới thành thạo được. CLB dưỡng sinh của bà Lê Vân từng tham gia rất nhiều buổi giao lưu văn nghệ của phường, thành phố và tỉnh Hòa Bình. Một số tiết mục được trình diễn ở nhiều nơi như: : thái cực quyền giản hóa 24 thế, thái cực đơn phiến 42 thế, thái cực song phiến 48 thế, thái cực công phu phiến 52 thế, thái cực quạt 18 thế, thái cực kiếm 32 thế,vũ điệu thể thao zumba...

Bác Nguyễn Thị Việt (thành viên CLB) nhận xét: "Cô Vân là người đã khơi dậy trong tôi tình yêu với bộ môn dưỡng sinh. Không chỉ là một người thầy yêu nghề, cô còn như một người bạn luôn đồng hành với các thành viên, cùng nhau chia sẻ những khó khăn, vui buồn, bệnh tật của tuổi già”.

Linh Nhật (Lớp Báo in K34A2 – Học viện Báo chí và Tuyên truyền)

Các tin khác


Gặp thanh niên Mường Bi được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Cái tên Bùi Văn Tường giờ đây không còn xa lạ với nhiều thanh niên và người dân xã Thanh Hối (Tân Lạc). Lập nghiệp tại quê hương với mô hình "Vườn ươm giống cây trồng”, đến nay Bùi Văn Tường đã là Giám đốc của HTX Sản xuất và kinh doanh nông nghiệp 0789, xóm Sung, xã Thanh Hối. Thành công từ khát vọng khởi nghiệp tại mảnh đất quê hương, ý chí và nghị lực của anh đã góp phần lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong thế hệ trẻ tại địa phương.

Gặp gỡ những điển hình lao động sáng tạo

Tuy khác nhau về tuổi đời, tuổi nghề và trình độ học vấn… nhưng đội ngũ công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) tỉnh nhà đều có điểm chung là tinh thần hăng say thi đua lao động sản xuất. Những ý tưởng, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật đã được áp dụng hiệu quả vào thực tiễn. Qua đó góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đồng thời khẳng định CNVCLĐ là lực lượng tiên phong trong phát triển KT - XH địa phương.

Nữ đoàn viên công đoàn tâm huyết với nghề giáo

Giản dị, thân thiện và gần gũi… đó là cảm nhận đầu tiên khi trò chuyện với chị Bùi Thị Phương Thảo, giáo viên Trường liên cấp Dạ Hợp (TP Hòa Bình). Là giáo viên trẻ tràn đầy nhiệt huyết, chị Thảo được đồng nghiệp và học sinh yêu mến không chỉ bởi giỏi về chuyên môn mà còn là đoàn viên sôi nổi, nhiệt tình tham gia các hoạt động do tổ chức công đoàn phát động.

“Nuôi lợn đất” - mô hình ý nghĩa hỗ trợ hội viên khó khăn

Thời gian qua, mô hình "Nuôi lợn đất” được Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Yên Trị (Yên Thủy) triển khai thực hiện hiệu quả, có tính lan tỏa. Mô hình không chỉ tạo được ý thức tiết kiệm, quản lý chi tiêu gia đình trong hội viên phụ nữ mà qua đó khơi dậy tinh thần "tương thân tương ái”, giúp chị em khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Huyện Mai Châu lan tỏa những tấm gương điển hình học tập và làm theo Bác

Thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thời gian qua, trên địa bàn huyện Mai Châu đã có nhiều tấm gương điển hình, tiêu biểu về học tập và làm theo Bác trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH, đảm bảo an sinh xã hội, QP-AN ở địa phương.

Trưởng Công an xã học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

"Hưởng ứng phong trào thi đua "Vì an ninh Tổ quốc” do Bộ Công an, Công an tỉnh phát động, từ năm 2012 đến đầu năm 2024, với vai trò là Đội trưởng Đội Tổng hợp, tôi đã tham mưu Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác đảm bảo an ninh trật tự (ANTT). Tham mưu, phục vụ tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Chính phủ, Bộ Công an về công tác đảm bảo ANTT; các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm; nâng cao chất lượng công tác soạn thảo, thẩm định văn bản phục vụ chỉ đạo của Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện, Huyện uỷ, UBND huyện. Tháng 2/2024, tôi được điều động, bổ nhiệm làm Trưởng Công an xã Bảo Hiệu” - Trung tá Bùi Văn Tuần, Trưởng Công an xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy chia sẻ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục