Giải quyết việc làm tại chỗ cho phụ nữ nông thôn là nhiệm vụ quan trọng được Hội LHPN xã Lạc Thịnh (Yên Thủy) quan tâm triển khai. Chị Bùi Thị Tiền, sinh năm 1980, dân tộc Mường, hội viên chi hội phụ nữ xóm Sấu, xã Lạc Thịnh là hội viên tiêu biểu, người mạnh dạn tìm kiếm, tạo việc làm tại chỗ cho nhiều chị em lúc nông nhàn để tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình.


Chị Bùi Thị Tiền (bên phải) hội viên phụ nữ xóm Sấu, xã Lạc Thịnh (Yên Thủy) và chị Bùi Thị Vần với sản phẩm làm ra.

Nhận thấy hầu hết chị em trong xã ngoài làm ruộng chưa có việc làm thêm lúc nông nhàn để tăng thu nhập, với trải nghiệm thực tế của bản thân nhiều năm đi làm thêm tại các làng nghề ở Hà Nội phải xa gia đình, thu nhập có được cũng phải chi phí ăn ở, đi lại nhiều… vì vậy năm 2018, chị Tiền quyết định kết nối mang nghề đan lát thủ công về quê hương để phụ nữ trong và ngoài xã được học nghề, làm nghề lúc nông nhàn. Hiện nay có trên 40 hội viên, phụ nữ trong và ngoài xóm, xã nhận hàng về làm tại nhà, thu nhập trung bình từ 1,5 - 5 triệu đồng/ tháng tùy vào thời gian làm việc của mỗi người.

Chị Tiền chia sẻ: Công việc đan lát không vất vả nhưng đòi hỏi phải cẩn thận, tỉ mỉ, kiên trì và chăm chỉ. Lúc đầu mới tiếp cận công việc, tôi không chỉ hướng dẫn chị em làm nghề mà luôn động viên, chia sẻ để chị em yên tâm, hứng thú với công việc. Thực tế việc làm đem lại thu nhập không cao, nhưng là công việc làm thêm, chị em có thể tận dụng thời gian nhàn rỗi và làm tại nhà. Vừa chăm sóc gia đình       vừa có thể làm được việc, có thêm thu nhập.

Trong số các học viên, thành viên tham gia mô hình có chị Bùi Thị Vần, sinh năm 1990 tại xóm Lạng, xã Lạc Thịnh. Chị Vần bị khuyết tật câm, điếc bẩm sinh đã học và làm thêm từ năm 2019. Tuy khuyết tật nhưng chị Vần tiếp cận công việc rất tốt, gắn bó từ đó đến nay, thu nhập trung bình hàng tháng khoảng 4 triệu đồng, mặc dù không nhiều nhưng phần nào giúp chị tự lo cho bản thân cũng như phụ giúp gia đình. Có công việc chị tự tin hơn trong cuộc sống, đồng thời là người truyền cảm hứng cho nhiều chị em và nhân dân trên địa bàn về sự lạc quan, nghị lực vươn lên. 

Chủ tịch Hội LHPN xã Lạc Thịnh Nguyễn Thị Minh Huyền cho biết: Chuyển đổi nghề nghiệp, giải quyết việc làm theo mô hình "ly nông không ly hương” là cách làm hiệu quả trong tạo việc làm cho lao động nông thôn. Những năm qua, Hội LHPN xã luôn chú trọng, quan tâm công tác này. Trong đó, gương hội viên tiêu biểu Bùi Thị Tiền - người mạnh dạn tìm kiếm, tạo việc làm tại chỗ cho phụ nữ lúc nông nhàn để tăng thu thật đáng trân trọng, xứng đáng để các chị em  học tập, noi theo.



Hồng Duyên

Các tin khác


Người xây dựng thương hiệu rượu men lá xứ Mường

Bằng tình yêu và niềm đam mê với nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, anh Đỗ Hùng (phường Trung Minh - thành phố Hòa Bình), hiện công tác tại một cơ quan nhà nước của tỉnh đã nghiên cứu, tìm hiểu về công thức làm men độc đáo của người Mường xưa, từ đó khôi phục cách làm men lá cổ truyền, tạo nên những loại rượu mang hương vị thơm ngon, đậm bản sắc văn hóa ẩm thực của dân tộc Mường.

Anh Ngô Kim Quyền và sản phẩm đông trùng hạ thảo OCOP 3 sao

Tự mày mò học hỏi, anh Ngô Kim Quyền, phường Đồng Tiến, TP Hòa Bình đã nuôi cấy thành công đông trùng hạ thảo. Sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao, mang lại nguồn thu nhập ổn định.

Chàng thanh niên dân tộc thiểu số dám nghĩ, dám làm

Dám nghĩ, dám làm, quyết làm giàu trên mảnh đất quê hương, anh Xa Ngọc Hưng, thanh niên dân tộc Mường, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Đà Giang Eco tại xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc với khao khát phát triển mô hình HTX nuôi cá lồng trên sông Đà đã, đang mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng và hiệu quả về kinh tế.

Người phụ nữ dân tộc Mông tiên phong làm “du lịch xanh”

Những năm gần đây, xã Hang Kia (Mai Châu) dần trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút nhiều khách du lịch, đặc biệt là du khách nước ngoài. Có được thành quả này là nhờ sự đồng thuận, nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và người dân địa phương. Trong đó không thể không nhắc tới chị Sùng Y Múa, xóm Hang Kia - người phụ nữ Mông đầu tiên mạnh dạn làm du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc.

Nữ Chính trị viên “hai giỏi”

Là người vợ, người mẹ trong gia đình, lại là Bí thư Đảng ủy, Chính trị viên Ban Chỉ huy quân sự (CHQS) phường Hữu Nghị (TP Hòa Bình), công việc của chị Nguyễn Thị Ngọc Vân rất bận rộn. Tuy nhiên, ở cương vị nào người nữ cán bộ cũng dành trọn tâm huyết để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Gương sáng phong trào thanh niên khởi nghiệp

Với tinh thần tiên phong, dám nghĩ, dám làm của tuổi trẻ, anh Bùi Hải Nguyên ở thôn Liên Hồng 1, xã Khoan Dụ (Lạc Thủy) đã trở thành tấm gương sáng trong phong trào thanh niên khởi nghiệp, phát triển kinh tế, làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục