(HBĐT) - Người dân xã Nam Phong ít ai không biết đến ông Bùi Văn Tới ở xóm Trẹo Ngoài 1. Ông là nông dân năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm trong phát triển kinh tế, góp sức cùng xã thực hiện thành công chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM).


Xuất phát từ gia đình thuần nông, cuộc sống gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn do chủ yếu trông chờ vào cây lúa, cây ngô và trồng rừng, cho thu nhập thấp, lại không thường xuyên. Nhìn đất đai rộng rãi, sức lao động có sẵn, ông Tới đau đáu suy nghĩ phải làm sao thay đổi cuộc sống ngay trên đồng đất quê hương. Ông tâm sự: Năm 2005, gia đình quyết định chuyển từ trồng lúa, sang trồng mía tím, mía trắng. Song, giai đoạn đầu chưa có kinh nghiệm, kỹ thuật nên năng suất, chất lượng cây trồng không cao, đồng nghĩa với thu nhập chẳng đáng là bao. Không nản chí, vợ chồng tôi chủ động tìm tòi, học hỏi trên sách, báo, tài liệu và tích cực tham gia các lớp chuyển giao KHKT về cách trồng, chăm sóc cây mía, cam do huyện, xã và một số dự án tổ chức. Gia đình cũng được tạo điều kiện vay vốn ngân hàng để đầu tư sản xuất. Từ đó, một lần nữa tôi vận động vợ con tiếp tục đầu tư trồng mía tím ở đất ruộng, trồng mía trắng trên đất vườn đồi, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế nâng lên rõ rệt.


Gia đình ông Bùi Văn Tới, xóm Trẹo Ngoài 1, xã Nam Phong đầu tư trồng mía, góp phần tăng thu nhập.

Đất không phụ công người, dần dần, ông Bùi Văn Tới đã mở rộng diện tích trồng mía tím lên khoảng 1 ha. Không dừng lại ở đó, năm 2014, ông thuyết phục gia đình chuyển đổi diện tích đất vườn, đồi khoảng 2 ha trước đây trồng keo, mía trắng sang trồng cam. Đồng thời, gia đình mạnh dạn mở thêm hướng làm kinh tế với việc tận dụng lợi thế giáp đường giao thông để đầu tư nhà hàng ăn uống.

Đặc biệt, qua phương tiện thông tin đại chúng, ông Tới nhận thấy mở mang sân bóng đá rất phù hợp với xu thế hiện nay, nhất là trong điều kiện địa phương chưa có nhiều điểm vui chơi cộng cộng. Do vậy, từ nguồn vốn tích cóp và vay mượn thêm, gia đình ông đã đầu tư xây dựng sân bóng đá cỏ nhân tạo với diện tích khoảng 1.200 m2. Từ đó giúp người dân, nhất là trẻ nhỏ trên địa bàn có điểm tập luyện thể thao lành mạnh, an toàn, gia đình ông có thêm nguồn thu.

Năng động phát triển kinh tế, cuộc sống gia đình ông Tới ngày một khá giả, có điều kiện giúp đỡ bà con cũng như góp công sức cùng xã về đích NTM. Năm 2016, gia đình ông tự nguyện hiến 50m2 đất cùng 50m tường bao, 70m đất ruộng với trị giá khoảng 150 triệu đồng giúp mở rộng con đường khu trung tâm xã.

Từ nông dân nghèo, với sự nỗ lực vượt khó của bản thân, đến nay, ông Tới đã trở thành tấm gương người dân tộc thiểu số tiêu biểu ở địa phương. Thu nhập năm sau cao hơn năm trước. Năm 2018, sau khi trừ chi phí, gia đình ông thu về 250 triệu đồng; năm 2019 dự kiến thu lãi khoảng 300 triệu đồng. Gia đình tạo việc làm cho 10 lao động với thu nhập từ 150.000 - 200.000 đồng/người/ngày.

Ghi nhận những đóng góp với sự phát triển KT - XH của địa phương, ông Bùi Văn Tới được Chủ tịch UBND huyện Cao Phong tặng giấy khen hộ gia đình có thành tích xuất sắc trong XDNTM xã Nam Phong giai đoạn 2011 - 2016. Tại Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Cao Phong lần thứ 3, ông vinh dự được Ủy ban Dân tộc tặng bằng khen.


Thu Hiền


Các tin khác


“Nói đi đôi với làm” – bài học thành công của người Bí thư “Dân vận khéo”

(HBĐT) - Trong 2 tháng, trên 40 ha đất sản xuất manh mún của xóm Tân Thành, xã Yên Trị (Yên Thủy) đã được tập trung, phân loại, dồn đổi, bàn giao đến từng hộ dân. Với cách làm sáng tạo, thấu tình, đạt lý, đồng chí Vũ Mạnh Hải, Bí thư Chi bộ xóm đã làm cho 133/133 hộ dân trong xóm "tâm phục, khẩu phục”. 

Nghị lực vượt khó, làm giàu của nữ cán bộ Đoàn

(HBĐT) - Theo giới thiệu của Đoàn Thanh niên phường Hữu Nghị (TP Hòa Bình), chúng tôi đến thăm cơ sở sản xuất nhôm kính Mạnh Tuân. Cơ sở này nằm sâu trong Tổ dân phố số 1, phường Hữu Nghị nhưng khá bề thế, mặt bằng rộng rãi. Chủ nhân của cơ sở là vợ chồng anh Hà Mạnh Tuân và chị Đặng Thị Thanh Nga. Nhìn vào cơ ngơi này, ít ai nghĩ rằng, xuất phát điểm của cặp vợ chồng trẻ gặp không ít khó khăn.

Điển hình học tập và làm theo lời Bác- truyền “lửa” cho người khuyết tật

(HBĐT) - Bị tai nạn, tàn phế, liệt nửa người, từng muốn quên sinh, tự giải thoát, anh Lê Huy Tích đã bền bỉ vượt lên những đau đớn về thể xác và tinh thần, trở thành chủ cơ sở sản xuất xe lăn đầu kéo điện, sản xuất ra những sản phẩm xe điện đầu kéo "hoàn thiện sự di chuyển cho người già và người khuyết tật” có uy tín khắp ba miền đất nước, giải quyết việc làm cho lao động địa phương. Nghị lực, việc làm của anh Tích đã truyền cảm hứng cho những người khuyết tật, không may mắn trên hành trình tái hòa nhập cộng đồng, sống có ích cho xã hội. Anh Lê Huy Tích được đề cử là điển hình học tập và làm theo tấm gương Bác Hồ của TP Hòa Bình.

Người đảng viên nói đi đôi với làm

(HBĐT) - Con đường vào xóm người Dao đặc biệt khó khăn Đậu Khụ giờ đây rộng mở, đời sống của bà con nhờ vậy mà đổi thay mỗi ngày. Chi trường mầm non xây dựng khang trang, giúp trẻ nhỏ được nuôi dạy chu đáo. Không chỉ làm đường trong xã, bà con còn tự nguyện đóng góp mở đường giao thông đến xã Tú Sơn (Kim Bôi) để thuận tiện giao thương hàng hóa... Có được những công trình quan trọng này, người dân xã Thống Nhất không thể không nhắc đến vai trò đầu tàu gương mẫu của người đảng viên già Triệu Văn Báo, xóm Đồng Chụa.

Người khởi xướng những việc làm theo gương Bác

(HBĐT) - Năm 2016, bà Đỗ Thị Nhung, Chi hội trưởng phụ nữ Khu 6, thị trấn Mường Khến (Tân Lạc) vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen đã có thành tích trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 - 2015, góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc. Từ đó đến nay, vẫn với vai trò là người khởi xướng, bà tiếp tục đi đầu trong thực hiện những việc làm theo gương Bác, tạo sức lan tỏa ở các khu dân cư không chỉ ở địa bàn thị trấn mà còn trên phạm vi toàn huyện.

Gương sáng trong công tác phòng - chống HIV/AIDS

(HBĐT) - "Cô ấy như người mẹ thứ hai của em, nhờ cô ấy em đã thoát được sự tự kỳ thị với bản thân khi mang trong mình vi rút HIV, em đã được uống thuốc ARV và có được sức khỏe, gia đình hạnh phúc như hôm nay…”- đó là lời tâm sự của bệnh nhân B.T.H về y sỹ Đinh Thị Phong, cán bộ chuyên trách HIV/AIDS huyện Tân Lạc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục