Nghe tiếng kêu cứu đuối nước dưới sông Son, Trần Văn Nam (thôn Cù Lạc 1, xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) đã lao xuống lặn tìm cậu bé đã chìm sát đáy sông.


Trần Văn Nam, cậu học trò lớp 10 vừa có hành động cứu người dũng cảm - Ảnh: HOÀI THU

Người được cứu là bé Nguyễn Thái Hòa (sắp vào lớp 1, trú cùng thôn Cù Lạc 1). Chị Trần Thị Loan, mẹ cháu Hòa, cho biết vào chiều muộn 19-6, Hòa được anh trai lớn hơn 3 tuổi đưa ra bờ sông chơi và theo anh xuống nước để quen nước trước khi đi học bơi. Hai anh em cùng một số bạn khác tắm sát bờ sông, nhưng được một lúc thì Hòa bị nước kéo ra chỗ sâu. Chị Loan cũng ở gần đó không thấy con thì kêu cứu. 

"Ở đó có nhiều người nhưng không ai biết bơi nên không dám xuống tìm. May mắn đúng lúc nớ cháu Nam đi phụ hồ mới về. Nghe tui kêu cứu, cháu vứt đồ nghề bên bờ sông, nhảy xuống sông ngay. Nếu không có cháu Nam, có lẽ tui mất con rồi", chị Loan kể.

Chị cho biết đến trưa 20-6, bé Hòa đã có dấu hiệu tốt hơn, nhận biết được mọi người xung quanh. 

 Nguyễn Văn Nam vừa học xong lớp 10 Trường THPT Nguyễn Trãi, sắp lên lớp 11. Nam kể nhà ở sát bờ sông Son nên em biết bơi từ nhỏ. Nhà nghèo, ba em vừa bị tai nạn nặng, không lao động được nên vừa nghỉ hè, Nam đi phụ hồ kiếm tiền phụ giúp gia đình. 

"Lúc đó em cũng vừa đi phụ hồ, cũng có chút phân vân và lo lắng, nhưng việc cứu người quá gấp nên em nhảy liều xuống luôn. Lặn ra khoảng 3 mét sau vài hơi, em phát hiện em Hòa nằm sát đáy sông. Em lặn xuống và kéo nhanh vào bờ", Nam kể.

Cô Hoài Thu, giáo viên Trường tiểu học số 1 Sơn Trạch, kể nhà cô ngay chỗ em Hòa bị nạn, theo dõi sự việc từ đầu. Vừa kéo được Hòa lên bờ, Nam đã vác em lên vai và chạy. Nam nói đã học cách sơ cứu này trên truyền hình. Sau đó Nam đặt Hòa nằm xuống bãi cát, ép ngực cho tim đập trở lại. Nhiều người khác xúm lại cấp cứu cho Hòa, trong đó có hai khách du lịch người nước ngoài. 

Bác sĩ Trần Văn Huề nhà ở gần đó chạy xuống tiếp ứng. Bác sĩ kể gần như Hòa đã ở lằn ranh sinh tử vì ở dưới nước quá lâu. Bác sĩ phải dùng nhiều cách cấp cứu liên tục ngay bên bờ sông trong hơn một giờ đồng hồ em mới có dấu hiệu có hơi thở trở lại. Sau đó, gia đình đưa em Hòa vào bệnh viện tiếp tục điều trị. 

Cô Hoài Thu nói đến khi cứu lại được hơi thở cho em Hòa, quay qua tìm em Nam thì không thấy em đâu. Mọi người đến nhà Nam, thấy em ngồi ở góc sân nhà.

Bà Nguyễn Thị Khuyên, mẹ của Nam, nói khi trở về Nam mệt lả người và khá thất thần. Bà hỏi thì Nam mới kể việc vừa nhảy xuống sông lặn cứu người. Nam lên bờ rồi mới nghĩ tới những chuyện rủi ro. Bà Khuyên thương con nhưng cũng ủng hộ con về hành động dũng cảm.

Ông Trần Nam Trung, chủ tịch UBND xã Sơn Trạch, nói sự việc xảy ra vào chiều tối nên đến sáng 20-6, chính quyền địa phương mới biết. "Đây là một hành động dũng cảm, nhất là khi em Nam mới học xong lớp 10. Chính quyền xã sẽ cử các ban ngành mặt trận đến tuyên dương ngay trong buổi chiều", ông Trung nói.

Sau khi câu chuyện về hành động dũng cảm của Nam được đưa lên mạng xã hội, rất nhiều người đã chia sẻ và bày tỏ sự cảm phục đối với em. Một số người còn gửi tiền hỗ trợ, giúp em mua xe đạp đi học khi biết quãng đường từ nhà tới trường của em gần chục cây số. 

Một cán bộ Sở Giáo dục và đào tạo Quảng Bình còn hứa sẽ lo cho em toàn bộ sách vở đồ dùng học tập trong hai năm học tiếp theo.

 

         TheoTuoitre

Các tin khác


Chị Nguyễn Thị Gấm chuyển đổi mô hình kinh tế hiệu quả

(HBĐT) - Trước đây, gia đình chị Nguyễn Thị Gấm, hội viên chi hội phụ nữ xóm Sum, xã Liên Sơn (Lương Sơn) phát triển kinh tế chỉ với quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ. Nhận thấy với mô hình chỉ vài con gà, lợn không hiệu quả, trong khi vốn đất của gia đình có, vợ chồng lại còn trẻ, hai vợ chồng chị cùng nhau bàn bạc, thống nhất quyết định thay đổi quy mô sản xuất.

Bí thư Chi bộ xóm Đễnh được nhân dân tin yêu

(HBĐT) - Đồng chí Nguyễn Văn Mừng, Bí thư Chi bộ, Trưởng Ban công tác Mặt trận xóm Đễnh, xã Dân Hòa (Kỳ Sơn) là người có trách nhiệm, nhiệt huyết, tiên phong, gương mẫu trong nói và làm, được nhân dân trên địa bàn tin yêu.

Thiếu uý Bàn Thị Huệ - nữ cán bộ quản giáo tiêu biểu

(HBĐT) - Thiếu úy Bàn Thị Huệ sinh ra và lớn lên ở xóm Kim Bắc 1, xã Tú Sơn (Kim Bôi). Cô gái người dân tộc Dao nhỏ nhắn, xinh xắn có ước mơ làm chiến sỹ Công an để thức tỉnh những mảnh đời lầm lỗi. Ước mơ lớn dần và trở thành sự thật khi Huệ trúng tuyển vào trường trung cấp cảnh sát. Cô là nữ dân tộc Dao duy nhất ở bản vinh dự khoác lên mình bộ sắc phục Công an.

Vì Thị Hoa - điển hình phát triển kinh tế

(HBĐT) - Hưởng ứng phong trào phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, nhiều năm qua, huyện Mai Châu đã có nhiều tấm gương phụ nữ nông thôn làm kinh tế giỏi, vươn lên làm giàu chính đáng, trở thành những điển hình trong phát triển kinh tế. Trong đó, chị Vì Thị Hoa, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Tòng Đậu là một điển hình.

“Nói đi đôi với làm” – bài học thành công của người Bí thư “Dân vận khéo”

(HBĐT) - Trong 2 tháng, trên 40 ha đất sản xuất manh mún của xóm Tân Thành, xã Yên Trị (Yên Thủy) đã được tập trung, phân loại, dồn đổi, bàn giao đến từng hộ dân. Với cách làm sáng tạo, thấu tình, đạt lý, đồng chí Vũ Mạnh Hải, Bí thư Chi bộ xóm đã làm cho 133/133 hộ dân trong xóm "tâm phục, khẩu phục”. 

Nghị lực vượt khó, làm giàu của nữ cán bộ Đoàn

(HBĐT) - Theo giới thiệu của Đoàn Thanh niên phường Hữu Nghị (TP Hòa Bình), chúng tôi đến thăm cơ sở sản xuất nhôm kính Mạnh Tuân. Cơ sở này nằm sâu trong Tổ dân phố số 1, phường Hữu Nghị nhưng khá bề thế, mặt bằng rộng rãi. Chủ nhân của cơ sở là vợ chồng anh Hà Mạnh Tuân và chị Đặng Thị Thanh Nga. Nhìn vào cơ ngơi này, ít ai nghĩ rằng, xuất phát điểm của cặp vợ chồng trẻ gặp không ít khó khăn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục