(HBĐT) -Đã từng thất bại, thua lỗ hơn 300 triệu đồng do giá lợn "lao dốc” vào năm 2016, kinh tế gia đình kiệt quệ, gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với ý bản lĩnh, ý chí quyết tâm cao, ông Bùi Mạnh Xuyến, Trưởng thôn Đồng Sắn, xã Cố Nghĩa (Lạc Thủy) đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển hiệu quả mô hình trồng trọt kết hợp chăn nuôi. Qua đó từng bước cải thiện chất lượng cuộc sống, làm giàu chính đáng. Đồng thời là người "dẫn lối” giúp nhiều hộ dân trên địa bàn nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững.


Năm 2018, mô hình chăn nuôi kết hợp trồng trọt của gia đình ông Bùi Mạnh Xuyến, thôn Đồng Sắn, xã Cố Nghĩa (Lạc Thủy) cho lợi nhuận trên 400 triệu đồng. 

Dẫn chúng tôi thăm quan vườn cây có múi, ông Xuyến bộc bạch: "Giai đoạn 2005 - 2015, kinh tế của gia đình tôi chủ yếu dựa vào dịch vụ khoan giếng. Tuy nhiên, nhận thấy không thể làm lâu dài, tôi quyết định chuyển hướng phát triển trang trại trồng trọt kết hợp chăn nuôi. Trong đó, chủ yếu trồng cam Vinh và chăn nuôi lợn thương phẩm. Do giá cả thị trường sụt giảm, năm 2016, đàn lợn của gia đình tôi xuất bán với giá thấp, kinh tế thiệt hại nặng nề. Năm 2017, tôi sử dụng nguồn vốn còn lại và vay mượn thêm anh em, bạn bè để phát triển mô hình chăn nuôi gà Lạc Thủy. Nhờ tìm tòi, học hỏi và rút kinh nghiệm sau lần thất bại, các mô hình kinh tế phát triển hiệu quả và thu nhập khá. Hiện nay, trang trại trồng trọt kết hợp chăn nuôi của gia đình tôi được chia thành 2 khu vực với tổng diện tích 2,5 ha".
 
Năm 2018, gia đình ông Xuyến cung cấp cho thị trường 12 tấn gà thương phẩm với giá bán từ 80 - 85.000 đồng/kg, tổng thu đạt khoảng 800 triệu đồng. Thương lái thu mua chủ yếu từ Hà Nội, Hà Nam… Bên cạnh đó, vườn cây có múi bước vào giai đoạn thu bói với sản lượng 4 tấn quả, giá thành ổn định 15.000 đồng/kg. Lợi nhuận sau khi trừ chi phí từ các mô hình trồng trọt và chăn nuôi của gia đình ông Xuyến đạt trên 400 triệu đồng.
 
Chia sẻ về bí quyết dẫn đến thành công, ông Xuyến cho biết thêm: "Mỗi một loại cây trồng, vật nuôi đều có đặc tính riêng. Chính vì vậy, bản thân tôi phải tìm hiểu thật kỹ về quá trình sinh trưởng để áp dụng KHKT vào sản xuất. Ngoài ra, cần chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh, giảm thiểu tối đa thiệt hại về kinh tế. Chất lượng sản phẩm được nâng cao tạo sự tin cậy của các thương lái trong và ngoài tỉnh”.
 
Nhận thấy hiệu quả kinh tế trang trại tổng hợp của gia đình ông Xuyến, một số hộ dân trên địa bàn xã đã học tập cách làm và từng bước đem lại hiệu quả tích cực. Nhằm hỗ trợ, giúp đỡ các hộ dân, ông Xuyến thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm, tận tình hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi. Hỗ trợ đăng ký mua giống và liên kết tiêu thụ sản phẩm cho các hộ dân. Bên cạnh đó, trong vai trò là trưởng thôn, ông Xuyến tích cực tuyên truyền, vận động người dân chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Thực hiện hiệu quả phong trào phát triển kinh tế, hoạt động an sinh xã hội trên địa bàn. Năm 2018, thôn Đồng Sắn không có người vi phạm pháp luật, không có trường hợp sinh con thứ 3, tỷ lệ hộ gia đình văn hóa đạt trên 85%, được công nhận "làng văn hóa”.
 
Đồng chí Dương Xuân Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Cố Nghĩa cho biết: "Đồng chí Bùi Mạnh Xuyến, Trưởng thôn Đồng Sắn là một trong những đảng viên gương mẫu, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong phát triển kinh tế, đồng chí Xuyến là người tiên phong đưa giống cam Vinh, gà Lạc Thủy về với thôn Đồng Sắn. Qua đó tạo tiền đề hỗ trợ, giúp đỡ người dân cùng phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống, góp phần tích cực phát triển KT-XH địa phương".


 
                                                                                           Đức Anh

Các tin khác


Lan tỏa những tấm lòng thiện nguyện

(HBĐT) - Chị Đặng Thị Bảy, Bí thư Chi bộ, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ TP Hòa Bình là nhân tố điển hình truyền lửa và duy trì hoạt động của các câu lạc bộ thầy thuốc vì sức khỏe cộng đồng, hiến máu tình nguyện, đội khám bệnh lưu động chữ thập đỏ, mô hình gia đình hiến máu tình nguyện, ngân hàng máu sống, ngân hàng bò. Chị là cầu nối trợ giúp giữa các nhà hảo tâm với những gia đình chính sách, gia đình khó khăn để họ sớm ổn định cuộc sống.

Nữ nông dân làm giàu từ mô hình phát triển kinh tế tổng hợp

(HBĐT) - Bằng ý chí, nghị lực vượt khó vươn lên làm giàu, nhiều nông dân huyện Đà Bắc đã mạnh dạn học hỏi, tìm tòi, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để phát triển kinh tế gia đình. Bà Vũ Thị Hoa, xóm Bình Lý, xã Tu Lý (Đà Bắc) là một trong những điển hình như vậy.

Người nông dân năng động, dám nghĩ, dám làm

(HBĐT) - Người dân xã Nam Phong ít ai không biết đến ông Bùi Văn Tới ở xóm Trẹo Ngoài 1. Ông là nông dân năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm trong phát triển kinh tế, góp sức cùng xã thực hiện thành công chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM).

Chị Nguyễn Thị Gấm chuyển đổi mô hình kinh tế hiệu quả

(HBĐT) - Trước đây, gia đình chị Nguyễn Thị Gấm, hội viên chi hội phụ nữ xóm Sum, xã Liên Sơn (Lương Sơn) phát triển kinh tế chỉ với quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ. Nhận thấy với mô hình chỉ vài con gà, lợn không hiệu quả, trong khi vốn đất của gia đình có, vợ chồng lại còn trẻ, hai vợ chồng chị cùng nhau bàn bạc, thống nhất quyết định thay đổi quy mô sản xuất.

Bí thư Chi bộ xóm Đễnh được nhân dân tin yêu

(HBĐT) - Đồng chí Nguyễn Văn Mừng, Bí thư Chi bộ, Trưởng Ban công tác Mặt trận xóm Đễnh, xã Dân Hòa (Kỳ Sơn) là người có trách nhiệm, nhiệt huyết, tiên phong, gương mẫu trong nói và làm, được nhân dân trên địa bàn tin yêu.

Thiếu uý Bàn Thị Huệ - nữ cán bộ quản giáo tiêu biểu

(HBĐT) - Thiếu úy Bàn Thị Huệ sinh ra và lớn lên ở xóm Kim Bắc 1, xã Tú Sơn (Kim Bôi). Cô gái người dân tộc Dao nhỏ nhắn, xinh xắn có ước mơ làm chiến sỹ Công an để thức tỉnh những mảnh đời lầm lỗi. Ước mơ lớn dần và trở thành sự thật khi Huệ trúng tuyển vào trường trung cấp cảnh sát. Cô là nữ dân tộc Dao duy nhất ở bản vinh dự khoác lên mình bộ sắc phục Công an.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục