(HBĐT) - Bắt đầu làm công tác DS-KHHGĐ tại xã Dân Hạ từ năm 2008, những ngày đầu công tác, chị Vui gặp không ít khó khăn. Phần vì nhiều hộ trong xã là người dân tộc thiểu số, nhận thức về công tác DS-KHHGĐ còn nhiều hạn chế. Phần vì nhiều hộ vẫn còn tâm lý thích sinh nhiều con, nặng tư tưởng "trọng nam, khinh nữ”. Thực tế địa phương khiến chị Vui luôn trăn trở phải làm thế nào để người dân thay đổi nhận thức, thực hiện nghiêm các chính sách DS-KHHGĐ, góp phần thúc đẩy sự phát triển về mọi mặt của địa phương.
Chị Nguyễn Thị Vui, cán bộ Trạm y tế xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) tuyên truyền về chính sách DS - KHHGĐ đến các đối tượng.
Với quyết tâm cao và niềm say mê công việc, cùng sự chia sẻ, động viên của gia đình, hàng ngày, tranh thủ thời gian rảnh rỗi, chị đến từng gia đình để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, phân tích cho từng đối tượng hiểu rõ tác dụng của việc sinh đẻ có kế hoạch. Đồng thời, động viên họ thực hiện tốt chính sách DS-KHHGĐ. Đối tượng chị quan tâm nhiều hơn là những hộ nghèo, đông con; gia đình sinh con một bề; gia đình kinh tế khá giả có nguy cơ sinh con thứ ba. Đồng thời, chị luôn chủ động tham mưu với BCĐ công tác dân số xã để tuyên truyền, phối hợp lồng ghép tuyên truyền với các ban, ngành, đoàn thể xã để truyền thông, vận động đến các hội viên, đoàn viên thực hiện tốt chính sách DS - KHHGĐ. Nhờ sự nhiệt tình, kiên trì trong công tác tuyên truyền, người dân các xóm trong xã dần nâng cao được nhận thức. Từ đó, thực hiện tốt công tác DS-KHHGĐ, biết sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại, quan tâm và chăm lo hơn cho sức khỏe sinh sản.
Chị Vui chia sẻ: Với phương châm "mưa dầm thấm lâu”, tôi gõ cửa từng nhà, rà từng đối tượng ở cả những xóm khó khăn thuộc vùng 135 để động viên, chia sẻ. Qua đó, giúp bà con nhận thức được, làm thay đổi suy nghĩ của một bộ phận không nhỏ người dân về công tác DS - KHHGĐ tại địa phương.
Đồng chí Nguyễn Thị Thoa, Trưởng Phòng Dân số (Trung tâm Y tế huyện Kỳ Sơn) cho biết: Chị Nguyễn Thị Vui vừa là viên chức dân số xã, đồng thời cũng là một đảng viên gương mẫu, luôn tiên phong, đi đầu trong mọi hoạt động tại địa phương. Chị luôn xác định vai trò, trách nhiệm của mình, đi sâu đi sát tới từng xóm để tuyên truyền hội viên thực hiện tốt công tác dân số và giúp nhau phát triển kinh tế. Nếu như trước đây, tình trạng tảo hôn, sinh con thứ ba diễn ra khá phổ biến thì đến thời điểm này, toàn xã không xảy ra trường hợp nào. Xã Dân Hạ được Sở Y tế khen tặng với thành thích nhiều năm liền không có người sinh con thứ 3. Trạm y tế xã cũng được tỉnh và huyện khen tặng vì có thành tích xuất sắc trong công tác DS-KHHGĐ. Có được kết quả này phải kể đến công sức đóng góp không nhỏ của chị Vui. Bản thân chị được huyện, xã tặng nhiều giấy khen, danh hiệu với những đóng góp tích cực trong công tác tại địa phương.
Thu Hằng
(HBĐT) - Đến khu 7, thị trấn Mường Khến (Tân Lạc) hỏi thăm về ông Bùi Thanh Ưởm không ai là không biết. 27 năm làm trưởng khu, hiện đang là Phó Bí thư chi bộ khu 7, tuy đã có tuổi nhưng ông vẫn luôn nhiệt huyết, năng nổ, trách nhiệm với mọi công việc của cộng đồng, xã hội. Ông Ưởm được nhân dân bầu là người có uy tín tiêu biểu của khu dân cư và thị trấn. Khi nhắc đến ông, mọi người hết lòng khen ngợi, quý mến, kính trọng.
(HBĐT) - Đảng viên, Giám đốc HTX Dịch vụ tổng hợp Huy Chỉ Bùi Văn Hiệp, xã Hùng Tiến (Kim Bôi) được cán bộ, đảng viên và người dân trên địa bàn đánh giá cao về tinh thần năng động, mạnh dạn, sáng tạo, đi đầu trong phong trào cải tạo vườn tạp, đa dạng hóa ngành nghề để tạo việc làm, thu nhập cho xã viên và lao động địa phương. Những năm gần đây, cây sả được xã xác định là nông sản mũi nhọn, hướng tới xây dựng sả thương phẩm và tinh dầu sả thành sản phẩm của Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2018 - 2020, trong đó, HTX giữ vai trò nòng cốt trong sản xuất, chế biến.
(HBĐT) - Theo giới thiệu của người quen, chúng tôi đến vườn dổi giống của chàng trai trẻ Bùi Văn Nhung, xóm Be, xã Chí Đạo (Lạc Sơn) khi Nhung đang chuẩn bị cho chuyến chở cây dổi giống vào Tây Nguyên. Sau chuyến xuất bán giống dổi này, Nhung tiếp tục đầu tư, chăm sóc cho vườn dổi thứ 3 rộng trên 2.000 m2 mà Nhung và gia đình vừa mạnh dạn đầu tư thuê đất để ươm, ghép dổi giống.
(HBĐT) - Là cơ sở tiên phong đưa túi giấy sinh học đựng thực phẩm vào thị trường người tiêu dùng của Hòa Bình, anh Vũ Đăng Biên, phường Hữu Nghị (TP Hòa Bình) đã mạnh dạn đưa ý tưởng "Phát triển công nghệ túi giấy sinh học đựng thực phẩm vì sức khỏe người tiêu dùng và bảo vệ môi trường sống” tham dự cuộc thi "Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo thanh niên tỉnh Hòa Bình lần thứ II, năm 2019”. Ý tưởng của anh Biên đã đoạt giải nhì tại cuộc thi.
(HBĐT) - Đầu năm 2018, cô Hà Thị Hằng, Hiệu trưởng trường THCS Bao La (Mai Châu) luân chuyển về trường TH&THCS Hang Kia B. Đây là vùng đặc biệt khó khăn, cách xa trung tâm huyện. Trên địa bàn xã tình trạng học sinh bỏ học cao (bậc tiểu học có 87/232 em, chiếm 37,5%; bậc THCS có 66/100 em, chiếm 66%). Qua tìm hiểu cô được biết, nhiều cha mẹ học sinh không biết chữ dẫn đến không quan tâm đến giáo dục; quan niệm còn lạc hậu, học sinh nữ thường chỉ học đến lớp 6 là nghỉ học; phong tục tập quán người Mông sống du canh, du cư nên học sinh thường bỏ trường, bỏ lớp.
(HBĐT) - Bùi Văn Cương, sinh năm 1986, đoàn viên thanh niên xóm Chằng Ngoài, xã Đông Phong (Cao Phong) được biết đến là thanh niên năng động, mạnh dạn trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tích cực tham gia các phong trào của địa phương. Cương luôn gần gũi, chia sẻ với các đoàn viên thanh niên và bà con kinh nghiệm sản xuất, phát triển kinh tế hiệu quả của gia đình.