(HBĐT) - Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất làng nghề chế tác gỗ lũa, đá cảnh xã Lâm Sơn (Lương Sơn), chàng thanh niên trẻ Nguyễn Bá Cường ở xóm Kẽm đã nung nấu ý tưởng khởi nghiệp với đôi bàn tay tài hoa, khéo léo trên những khúc gỗ vô tri, vô giác. Từ đó quyết tâm giữ gìn và quảng bá, phát huy truyền thống làng nghề, đưa các sản phẩm gỗ lũa độc đáo đến tay khách hàng.
Anh Nguyễn Bá Cường ở xóm Kẽm, xã Lâm Sơn (Lương Sơn) khởi nghiệp từ nghề chế tác gỗ lũa góp phần nâng cao thu nhập gia đình, đồng thời quảng bá, gìn giữ và phát triển làng nghề địa phương.
Trong không gian xưởng chế tác gỗ lũa khoảng 300 m2, chúng tôi chứng kiến đôi tay khéo léo và con mắt nghệ thuật của anh Cường khi biến những gốc gỗ, thân gỗ xù xì trở thành những tác phẩm có tính thẩm mỹ và giá trị nghệ thuật cao. Anh Cường chia sẻ: "Sau khi tốt nghiệp THPT, tôi lựa chọn làm nghề theo các chú, các bác trong làng nghề. Một phần vì đam mê, một phần vì mong muốn làm kinh tế trên mảnh đất quê hương. Sau hơn 1 năm học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, tôi quyết định đầu tư, mở xưởng chế tác gỗ lũa với hy vọng khởi nghiệp ở tuổi 21. Tuy nhiên, tại thời điểm đó, nguồn vốn và thị trường tiêu thụ là những vấn đề thách thức, khó khăn đối với những người chưa có nhiều kinh nghiệm. Không nản chí trước những khó khăn, xưởng chế tác gỗ lũa của tôi hoạt động dần ổn định, tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường”.
Sau 7 năm khởi nghiệp từ niềm đam mê chế tác gỗ lũa, đến nay, toàn bộ diện tích không gian trưng bày và xưởng chế tác của gia đình anh Cường được mở rộng khoảng 600 m2. Với con mắt nghệ thuật và sự sáng tạo, gian trưng bày nổi bật với những tác phẩm nghệ thuật có giá trị cao như tượng Phật, tượng Tam đa, 12 con giáp, bàn ghế lũa… Mỗi sản phẩm là một tác phẩm nghệ thuật công phu, cầu kỳ, chất chứa cái hồn của người nghệ sỹ. Trong đó, sản phẩm tượng Phật được khách hàng ưa chuộng và đánh giá cao bởi sự dày công nghiên cứu với những đường nét tinh tế, tỉ mỉ.
Tùy loại gỗ, kích thước và nhu cầu của khách hàng, giá thành sản phẩm dao động từ vài triệu cho đến hàng trăm triệu đồng. Có thời điểm, các sản phẩm tượng Phật có giá trên 100 triệu đồng. Trung bình mỗi năm, sau khi trừ chi phí, gia đình anh thu lợi nhuận trên 120 triệu đồng. Ngoài ra, xưởng nhận đào tạo nghề và giải quyết việc làm ổn định cho người lao động với mức thu nhập bình quân từ 7 - 9 triệu đồng/tháng. Thị trường tiêu thụ chính hiện được mở rộng ở các tỉnh và thành phố lớn trong cả nước.
Anh Cường chia sẻ thêm: Để nâng cao tay nghề, tính thẩm mỹ, tôi tích cực tham gia hoạt động Hội sinh vật cảnh, đá cảnh…, không ngừng học hỏi, tích lũy kinh nghiệm từ những người đi trước. Đồng thời tăng cường giao lưu, mở rộng mối quan hệ để liên kết tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ.
Đồng chí Bùi Anh Xứng, Bí thư Huyện Đoàn Lương Sơn cho biết: "Năm 2021, mô hình chế tác gỗ lũa của anh Nguyễn Bá Cường đã đại diện cho lực lượng đoàn viên thanh niên (ĐVTN) huyện tham dự cuộc thi "Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo thanh niên tỉnh Hòa Bình” lần thứ III. Mô hình được đánh giá không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cho gia đình và cộng đồng xã hội, mà còn góp phần quảng bá, xây dựng, phát triển làng nghề chế tác gỗ lũa, đá cảnh xã Lâm Sơn. Từ đó, Huyện Đoàn tiếp tục khuyến khích ĐVTN không ngừng học tập, sáng tạo, nung nấu ý tưởng khởi nghiệp để làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. Qua đó, khẳng định vai trò của tuổi trẻ trong xây dựng và phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh”.
(HBĐT) - Những ngày đầu tháng 7, ở các tỉnh phía Nam, lượng bệnh nhân Covid-19 tăng chóng mặt. Hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế, gần 70 cán bộ, y, bác sỹ của tỉnh Hòa Bình đã chi viện cho các tỉnh miền Nam. Nhận lời kêu gọi tham gia vào lực lượng chi viện cho TP Hồ Chí Minh, điều dưỡng Đàm Thu Hà, Khoa Ngoại thần kinh - Ung bướu (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) là một trong những người xung phong tình nguyện đăng ký lên đường.
(HBĐT) - Xen giữa màu xanh của vườn cây ăn quả có múi, ngô là cánh đồng măng tây trải dài ngút tầm mắt của HTX nông nghiệp sạch Anh Tuấn, phố Lâm Hóa 2, xã Vũ Bình (Lạc Sơn). Những búp măng tây đua nhau mọc là thành quả của những tháng ngày lao động cần cù, vất vả và tinh thần dám nghĩ, dám làm của anh Lương Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc HTX nông nghiệp sạch Anh Tuấn.
(HBĐT) - Chị Vi Thị Hiền sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân tại mảnh đất xứ Nghệ. Năm 2001, chị xây dựng gia đình, về làm dâu tại xã Hữu Lợi (Yên Thủy). Những năm đầu, gia đình chị gặp rất nhiều khó khăn bởi kinh tế quanh năm chỉ trông chờ vào mảnh ruộng, nương ngô cằn cỗi và 1 con bò, 5 sào đất bố mẹ cho. Chị luôn trăn trở suy nghĩ phải làm thế nào để phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống lâu dài.
(HBĐT) - Cùng chung tay với các hoạt động chống dịch của tỉnh nói riêng và cả nước nói chung, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã 5 lần tổ chức xuất quân chi viện cho các tỉnh, thành phố. Mỗi đợt ra quân là một lần tập thể Bệnh viện Đa khoa tỉnh thêm tự hào về những người đồng nghiệp, bố mẹ thêm tự hào về những người con, người dân tự hào vì được chứng kiến những hành động đầy tình người. Và hình ảnh về một lớp thế hệ những y, bác sĩ thời chống dịch Covid-19 hiện lên trong mỗi người dân thân thương đúng như tên gọi "chiến sĩ áo trắng”.
(HBĐT) - Với đôi bàn tay tài hoa, khéo léo cùng đức tính kiên trì, tỉ mỉ, đầu óc sáng tạo, giàu trí tưởng tượng, anh Nguyễn Quang Tuấn (SN 1992), thôn Tân Tiến, xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) lựa chọn con đường khởi nghiệp bằng công việc tạo ra những cây bonsai sinh động, hấp dẫn. Đến nay, mô hình phát triển kinh tế của anh đã đem lại thu nhập ổn định cho gia đình.
(HBĐT) - Phát huy ý chí, phẩm chất của bộ đội Cụ Hồ, không cam chịu đói nghèo và không ngại gian khổ, ông Nguyễn Văn Thức, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh (CCB) phường Dân Chủ (TP Hòa Bình) đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cần cù lao động, làm giàu chính đáng, trở thành thành tấm gương sáng trong phong trào CCB thi đua làm kinh tế giỏi tại địa phương.