(HBĐT) - Những ngày đầu tháng 7, ở các tỉnh phía Nam, lượng bệnh nhân Covid-19 tăng chóng mặt. Hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế, gần 70 cán bộ, y, bác sỹ của tỉnh Hòa Bình đã chi viện cho các tỉnh miền Nam. Nhận lời kêu gọi tham gia vào lực lượng chi viện cho TP Hồ Chí Minh, điều dưỡng Đàm Thu Hà, Khoa Ngoại thần kinh - Ung bướu (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) là một trong những người xung phong tình nguyện đăng ký lên đường. 

 


Điều dưỡng Đàm Thu Hà chăm sóc bệnh nhân F0. (Ảnh NVCC)

Khi đó, một trong những việc khó khăn nhất là làm công tác tư tưởng cho con, giải thích với con về tình hình dịch bệnh cũng như trách nhiệm của mình. "Thật may mắn rằng bạn Bốp rất hiểu chuyện và đồng ý cho mẹ đi chống dịch” - chị Hà chia sẻ. Bên cạnh đó, chị cũng nhận được sự ủng hộ rất lớn từ gia đình nên cũng phần nào yên tâm.

Vào ngày 21/7, chị đã cùng với những đồng nghiệp lên đường vào TP Hồ Chí Minh tiếp sức với đội ngũ nhân viên y tế tại Trung tâm Y tế quận 5. Công việc của chị là lấy mẫu xét nghiệm cộng đồng, vận chuyển bệnh nhân Covid-19 nặng lên tuyến trên, thực hiện công việc chăm sóc như tiêm, truyền cho bệnh nhân. Thời điểm tháng 7 và tháng 8, số ca nhiễm Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh tăng đến mức báo động, hàng nghìn ca mỗi ngày. Chị Hà và những nhân viên y tế khác đã phải "chiến đấu” không ngừng nghỉ, cố gắng giành giật từng hơi thở cho bệnh nhân. Khi được hỏi lý do đi tình nguyện, chị tâm sự: "Mình muốn đóng góp một phần công sức nhỏ bé cho ngành y nói riêng và cho đất nước nói chung. Muốn cùng các nhân viên y tế đẩy lùi dịch bệnh để mọi hoạt động trở lại như trước. Bản thân mình luôn sẵn sàng và không ngại bất kỳ khó khăn, gian khổ nào”. Chị cũng đã xác định từ đầu, đi tình nguyện chắc chắn sẽ vất vả, nhưng vì sứ mệnh cao cả của người trong ngành y, đó là bảo đảm an toàn sức khoẻ cho người dân, nhanh chóng dập dịch nên dù khó khăn đến mấy, chị và các y, bác sỹ ở đây vẫn có thể khắc phục được. "Phương châm của mình đó là còn sức khỏe, còn tuổi trẻ, còn cống hiến” - chị Hà cho biết.

Chia sẻ về những kỷ niệm đáng nhớ nhất trong thời gian điều trị bệnh nhân, chị Hà kể lại: Đợt đó, mình vận chuyển 2 bệnh nhân nặng, phải thở oxy, từ khu cách ly chỗ mình lên bệnh viện dã chiến số 18 khoảng 15 km, nhưng có điều bất cập, người lái xe chỉ là tình nguyện, không phải là người bản địa. Cả mình và lái xe đều không biết đường và đã mất nhiều thời gian, đi lòng vòng mới có thể đến bệnh viện dã chiến số 18. Khi gần tới nơi rồi lại không biết vào cổng nào. Tuy mang 3 bình oxy nhưng mất thời gian di chuyển nên đã hết. Lúc đó, một bệnh nhân rất khó thở. Chỉ số SPO2 chỉ còn 80%. Mình rất sợ hãi và lo lắng nhưng cũng phải cố trấn an bệnh nhân, động viên họ cố hít sâu thở đều. Ngay khi tìm ra cổng vào mình đã chạy thật nhanh để tìm bình oxy cấp cứu cho bệnh nhân. Thật may là không có điều gì đáng tiếc xảy ra. Đây có lẽ là kỷ niệm đáng nhớ nhất và mình sẽ không bao giờ quên. Từ khi có dịch, các y, bác sỹ, điều dưỡng trong này không có ngày nào được nghỉ, chỗ nghỉ trưa là những chiếc bàn được ghép vào với nhau. Có khi không được nghỉ ngơi ăn uống vì phải vận chuyển bệnh nhân nặng lên tuyến trên.

Đối với chị Hà, việc cứu giúp thêm một bệnh nhân chính là thêm hy vọng cho đất nước chiến thắng đại dịch. Chị không hề tỏ ra sợ hãi khi phải thường xuyên tiếp xúc gần với những bệnh nhân F0. Những bệnh nhân tại đây đều là những ca bệnh nặng, phải truyền kháng sinh và thở máy. Tuy công việc vất vả hơn rất nhiều so với công việc điều dưỡng hàng ngày, nhưng chị vẫn cố gắng vì mục tiêu duy nhất là cùng bệnh nhân chiến thắng Covid-19. "Khi vào đây, mình không cảm thấy lo lắng sẽ nhiễm bệnh, vì trước khi đi đã được trang bị đầy đủ kiến thức cũng như tập huấn về cách phòng bệnh. Mỗi khi điều trị cho bệnh nhân khỏi bệnh, mình vui lắm. Vì bệnh nhân họ rất tin tưởng vào y tế. Họ luôn nói cảm ơn và xúc động khi được trở về nhà” - chị Hà chia sẻ. Chị gửi lời nhắn nhủ: "Mỗi cá nhân cần phải nâng cao tinh thần phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn cho bản thân. Nếu không may bị nhiễm Covid-19 cũng đừng quá lo lắng. Hãy trang bị kiến thức cho mình và mạnh mẽ để vượt qua. Chúng tôi sẽ không bỏ mặc bạn trong bất cứ hoàn cảnh nào. Mọi sự cố sự cố gắng của chúng ta sẽ được đền đáp xứng đáng. Tôi tin là như vậy”.

Không chỉ là một điều dưỡng tận tụy, chu đáo, chị Hà còn là Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Bệnh viện Đa khoa tỉnh, luôn hết mình với công việc. Từ những đợt cấp phát thuốc cho người dân khó khăn tại vùng sâu, vùng xa của tỉnh đến việc khám, chữa bệnh miễn phí cho bệnh nhân nghèo, hoạt động nào cũng có sự tham gia nhiệt tình của chị. Với trách nhiệm cao và tinh thần cống hiến cho cộng đồng, chị luôn nhận được sự tin tưởng, quý mến từ mọi người xung quanh.


Nguyễn Hương Giang
(Sinh viên Học viện Báo chí và tuyên truyền)

Các tin khác


Gặp thanh niên Mường Bi được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Cái tên Bùi Văn Tường giờ đây không còn xa lạ với nhiều thanh niên và người dân xã Thanh Hối (Tân Lạc). Lập nghiệp tại quê hương với mô hình "Vườn ươm giống cây trồng”, đến nay Bùi Văn Tường đã là Giám đốc của HTX Sản xuất và kinh doanh nông nghiệp 0789, xóm Sung, xã Thanh Hối. Thành công từ khát vọng khởi nghiệp tại mảnh đất quê hương, ý chí và nghị lực của anh đã góp phần lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong thế hệ trẻ tại địa phương.

Gặp gỡ những điển hình lao động sáng tạo

Tuy khác nhau về tuổi đời, tuổi nghề và trình độ học vấn… nhưng đội ngũ công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) tỉnh nhà đều có điểm chung là tinh thần hăng say thi đua lao động sản xuất. Những ý tưởng, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật đã được áp dụng hiệu quả vào thực tiễn. Qua đó góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đồng thời khẳng định CNVCLĐ là lực lượng tiên phong trong phát triển KT - XH địa phương.

Nữ đoàn viên công đoàn tâm huyết với nghề giáo

Giản dị, thân thiện và gần gũi… đó là cảm nhận đầu tiên khi trò chuyện với chị Bùi Thị Phương Thảo, giáo viên Trường liên cấp Dạ Hợp (TP Hòa Bình). Là giáo viên trẻ tràn đầy nhiệt huyết, chị Thảo được đồng nghiệp và học sinh yêu mến không chỉ bởi giỏi về chuyên môn mà còn là đoàn viên sôi nổi, nhiệt tình tham gia các hoạt động do tổ chức công đoàn phát động.

“Nuôi lợn đất” - mô hình ý nghĩa hỗ trợ hội viên khó khăn

Thời gian qua, mô hình "Nuôi lợn đất” được Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Yên Trị (Yên Thủy) triển khai thực hiện hiệu quả, có tính lan tỏa. Mô hình không chỉ tạo được ý thức tiết kiệm, quản lý chi tiêu gia đình trong hội viên phụ nữ mà qua đó khơi dậy tinh thần "tương thân tương ái”, giúp chị em khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Huyện Mai Châu lan tỏa những tấm gương điển hình học tập và làm theo Bác

Thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thời gian qua, trên địa bàn huyện Mai Châu đã có nhiều tấm gương điển hình, tiêu biểu về học tập và làm theo Bác trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH, đảm bảo an sinh xã hội, QP-AN ở địa phương.

Trưởng Công an xã học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

"Hưởng ứng phong trào thi đua "Vì an ninh Tổ quốc” do Bộ Công an, Công an tỉnh phát động, từ năm 2012 đến đầu năm 2024, với vai trò là Đội trưởng Đội Tổng hợp, tôi đã tham mưu Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác đảm bảo an ninh trật tự (ANTT). Tham mưu, phục vụ tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Chính phủ, Bộ Công an về công tác đảm bảo ANTT; các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm; nâng cao chất lượng công tác soạn thảo, thẩm định văn bản phục vụ chỉ đạo của Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện, Huyện uỷ, UBND huyện. Tháng 2/2024, tôi được điều động, bổ nhiệm làm Trưởng Công an xã Bảo Hiệu” - Trung tá Bùi Văn Tuần, Trưởng Công an xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy chia sẻ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục