(HBĐT) - Cùng chung tay với các hoạt động chống dịch của tỉnh nói riêng và cả nước nói chung, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã 5 lần tổ chức xuất quân chi viện cho các tỉnh, thành phố. Mỗi đợt ra quân là một lần tập thể Bệnh viện Đa khoa tỉnh thêm tự hào về những người đồng nghiệp, bố mẹ thêm tự hào về những người con, người dân tự hào vì được chứng kiến những hành động đầy tình người. Và hình ảnh về một lớp thế hệ những y, bác sĩ thời chống dịch Covid-19 hiện lên trong mỗi người dân thân thương đúng như tên gọi "chiến sĩ áo trắng”.

Nỗ lực hơn 100% sức lực trong hoạt động chống dịch

Từ tháng 7/2021, trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng, dịch bệnh diễn biến rất phức tạp tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, theo lời hiệu triệu của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, lời kêu gọi và phát động của ngành y tế tỉnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh ngay lập tức huy động đoàn cán bộ tham gia chống dịch tại thành phố mang tên Bác. Đây là đoàn cán bộ đầu tiên của bệnh viện tỉnh ra quân chống dịch ngoại tỉnh. Sự chi viện này là một đóng góp rất nhỏ của Bệnh viện Đa khoa tỉnh trong kế hoạch chung của ngành Y tế. Song mang theo lòng quyết tâm cao độ, tinh thần tình nguyện, xung kích, hy sinh, sẵn sàng vì lợi ích chung, lợi ích to lớn của đất nước.




Cán bộ Bệnh viện Đa khoa tỉnh thực hiện nhiệm vụ tại Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.

"Điều đầu tiên chúng tôi nghĩ đến khi tình nguyện tham gia hoạt động chống dịch là mong đóng góp một phần sức lực nhỏ bé của mình, giúp giảm tải cho đội ngũ tuyến đầu của TP Hồ Chí Minh. Cũng là cán bộ y tế, người làm chuyên môn trong ngành y, chúng tôi hiểu rất rõ áp lực đè nặng lên đồng nghiệp tại TP Hồ Chí Minh lớn như thế nào. Trong hoàn cảnh dịch bệnh như vừa qua, áp lực đó còn lớn hơn gấp nhiều lần: Về sức khoẻ, về tinh thần, áp lực chuyên môn… Mong rằng với sự góp sức nhỏ bé của đoàn Hoà Bình, TP Hồ Chí Minh sẽ từng bước đẩy lùi dịch bệnh” - điều dưỡng Đàm Thu Hà, Bệnh viện Đa khoa tỉnh chia sẻ.

Tại TP Hồ Chí Minh, đoàn công tác làm việc theo nhóm gồm 5 - 6 người, với nhiệm vụ hàng ngày đến các điểm xét nghiệm Covid-19 tại các phường, khách sạn, hộ gia đình để lấy mẫu xét nghiệm thuộc Quận 5. Một số cán bộ được phân công thực hiện điều trị F0 tại Trung tâm Y tế quận, tại trụ sở Thực nghiệm Sài Gòn, tư vấn điều trị F0, cấp cứu vận chuyển F0 từ nhà đến bệnh viện hoặc hỗ trợ trạm y tế phường. Ban đầu, thời gian thực hiện nhiệm vụ dự kiến khoảng 2 tháng. Nhưng đến thời điểm hết thời gian công tác dự kiến, nhóm công tác Bệnh viện Đa khoa tỉnh theo tiếng gọi của lý trí, tình cảm, trách nhiệm tiếp tục viết đơn tình nguyện ở lại TP Hồ Chí Minh chống dịch.

Tại Bình Dương, Đồng Nai, đây cũng là 2 trong 5 tỉnh có ca bệnh Covid-19 nhiều nhất cả nước, Bệnh viện Đa khoa tỉnh cũng cử 7 cán bộ tham gia chống dịch. Cùng với những khó khăn như các đồng nghiệp khác còn là nỗi nhớ nhà, nhớ gia đình, người thân.

Tại Hà Nội, cộng dồn cả hai đợt xuất quân, ngành Y tế tỉnh cử tổng cộng 500 cán bộ, nhân viên tham gia chống dịch. Trong đó, Bệnh viện Đa khoa tỉnh có 32 cán bộ, với 11 bác sỹ và 21 điều dưỡng, kỹ thuật viên, nhân viên. Nhiệm vụ của đoàn là tham gia hỗ trợ việc xét nghiệm, tiêm vắc xin phòng Covid-19 và các nhiệm vụ phòng, chống dịch khác tại huyện Mỹ Đức, Phú Xuyên, Chương Mỹ.

Với phương châm thần tốc, xét nghiệm diện rộng nhằm phân loại vùng an toàn với vùng nguy cơ cao, dưới sự chỉ đạo của Sở Y tế Hà Nội, đoàn đã chia thành các nhóm làm việc cả ngày và tối tại các địa phương. Tại đây, để đảm bảo sự thành công của kế hoạch chống dịch toàn thành phố, các chiến sỹ áo trắng đã không quản ngại thời gian làm việc, với tinh thần quyết chiến quyết thắng, 7 ngày đêm nỗ lực và động viên tinh thần lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ.

Niềm vui thầm lặng vì những cống hiến

Mặc dù có những khó khăn, áp lực, có những lúc mệt mỏi kéo dài nhưng với lòng quyết tâm, ý chí không chùn bước, sờn lòng, cán bộ Bệnh viện Đa khoa tỉnh tại các tỉnh vẫn đang từng ngày miệt mài với nhiệm vụ được giao: "Mỗi cán bộ, y, bác sỹ, mỗi chiến sỹ áo trắng xuất quân hỗ trợ chống dịch đã xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong cuộc chiến chống "giặc” Covid-19, sẵn sàng tâm thế để lên đường hỗ trợ cho TP Hồ Chí Minh cùng các địa phương. Chúng tôi xin hứa sẽ mang hết khả năng, tâm huyết và kinh nghiệm để hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được lãnh đạo bệnh viện, ngành y tế, lãnh đạo tỉnh nhà tin tưởng giao phó”. Lời hứa đó của các cán bộ trước khi tham gia xuất quân vào TP Hồ Chí Minh nói riêng và các tỉnh nói chung luôn như ngọn đuốc rọi sáng con đường phía trước còn nhiều gian nan, vất vả mà các chiến sĩ áo trắng đang đi. Và từ ngọn đuốc ấy cũng thắp lên niềm tin, niềm hy vọng vào một ngày mai chiến thắng trở về.

Kết quả chống dịch tại TP Hồ Chí Minh là nhóm cán bộ y tế Bệnh viện Đa khoa tỉnh cùng với các đồng nghiệp đã giúp Quận 5 thu dung, cách ly tập trung nhiều hơn các F0; số bệnh nhân chuyển biến nặng tại khu thu dung giảm hơn; số bệnh nhân cần giúp đỡ, gọi điện thoại đến đội cấp cứu F0 tại nhà giảm hẳn, xét nghiệm test nhanh Covid-19 cho F0 cách ly, điều trị tại nhà hoặc điều trị tại cơ sở điều trị hiện đang cách ly tiếp tục tại nhà có kết quả hầu hết là âm tính.

Tại Hà Nội, Huyện uỷ Mỹ Đức đã gửi tới cán bộ, y, bác sỹ đoàn công tác ngành Y tế Hoà Bình Thư cảm ơn. Nội dung thư viết: "Với tinh thần làm việc 3 ca/ngày "vượt nắng, thắng mưa” cùng lực lượng của huyện hoàn thành tốt nhất công việc được giao, 200 cán bộ, y, bác sỹ trong đoàn công tác tỉnh Hòa Bình đã để lại nhiều tình cảm, sự yêu quý của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân huyện Mỹ Đức”. Lời tâm huyết trong Thư cảm ơn của Huyện ủy Mỹ Đức cũng là lời cảm ơn mà Nhân dân, người dân tại các tỉnh chống dịch gửi tới những cán bộ y tế tuyến đầu chống dịch.

Động viên cán bộ bệnh viện trước ngày xuất quân, TS.BS Nguyễn Hoàng Diệu, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh đánh giá cao tinh thần sẵn sàng vì Nhân dân phục vụ của đoàn công tác bệnh viện tham gia chống dịch. Các đoàn công tác tham gia chống dịch không chỉ mang theo tinh thần nhiệt huyết, lòng dũng cảm, sự hy sinh mà còn mang theo trách nhiệm, tình cảm của cả tập thể cán bộ Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Bệnh viện hoàn toàn ủng hộ và luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất để cán bộ bệnh viện tham gia chống dịch tại các tỉnh, thành phố. Tập thể bệnh viện mong ngày các bạn khải hoàn, trở về cùng vinh quang!

Tính trong cả 5 đợt chống dịch, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã chi viện cho đoàn y tế tỉnh tổng cộng 45 cán bộ y tế. Trong đó, có 13 bác sỹ, 32 điều dưỡng và kỹ thuật viên. Đây đều là những cán bộ cốt cán, có tay nghề, trình độ chuyên môn cao, được tập huấn đầy đủ kỹ năng phòng, chống dịch. Đồng thời, được tiêm đủ 2 mũi vaccine và lấy mẫu xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2. Với sự đóng góp của cán bộ y tế Bệnh viện Đa khoa tỉnh và ngành Y tế tỉnh Hoà Bình, TP Hà Nội đã dần trở lại với nhiều "vùng xanh”. Các tỉnh phía Nam, tình hình dịch cũng đang dần được kiểm soát.

 


Nguyễn Tuyết
(Bệnh viện Đa khoa tỉnh)

Các tin khác


Những tấm gương “Tuổi cao - gương sáng”

(HBĐT) - Ông Bạch Đức Dục, Chủ tịch Hội Người cao tuổi (NCT) xã Tú Sơn (Kim Bôi) là người nhiệt huyết, tận tâm trong công việc. Ông luôn phát huy vai trò đảng viên gương mẫu, miệt mài cống hiến, góp sức xây dựng tổ chức Hội trong sạch, vững mạnh.

Chàng trai xây dựng thương hiệu dầu lạc Yên Thủy

(HBĐT) - Chàng trai thế hệ 8x Đinh Đức Chiến, ở khu phố Lạc Vượng, thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy) chọn khởi nghiệp bằng cách xây dựng thành công thương hiệu dầu lạc Yên Thủy. Sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao cấp tỉnh năm 2020, với khát vọng giúp người nông dân trồng lạc Yên Thủy thoát khỏi tình trạng "được mùa mất giá, được giá mất mùa”.

Cựu chiến binh Bùi Văn An thu tiền tỷ trên đất “Chưa mưa đã úng, chưa nắng đã hạn”

(HBĐT) - Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất "chưa mưa đã úng, chưa nắng đã hạn” thuộc xóm Rò, xã Phú Lai (Yên Thuỷ) - nơi có điều kiện tự nhiên không mấy thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đất đai chủ yếu là gò đồi, ruộng canh tác chủ yếu là ruộng bậc thang. Hàng năm, xóm thường xuyên thiếu nước tưới cộng với thói quen canh tác nhỏ, lẻ trồng các loại cây thuần túy như cây ngô, lạc, lúa… nên năng suất và hiệu quả kinh tế không cao.

Chuyện tất bật của người thủ lĩnh áo trắng

Đã một tháng qua, với BS-CKII Trần Văn Khanh, thời gian dường như được chắt chiu từng phút. Vừa tham gia tổ chức xây dựng gấp rút bệnh viện và trực tiếp điều trị bệnh nhân tại Bệnh viện Dã chiến thu dung điều trị Covid-19 số 3 (phường An Khánh, TP Thủ Đức, TPHCM), ông vừa chỉ đạo trực tiếp công việc ở Bệnh viện Lê Văn Thịnh.

Chuyện về một gia đình nhà báo cách mạng

Cả cuộc đời hoạt động cách mạng của ông Đặng Minh Phương gắn với sự nghiệp báo chí và văn thơ. Khi nghỉ hưu ông vẫn không ngơi nghỉ. Ở vào lứa tuổi 90, ông vẫn thông tuệ, minh mẫn lựa chọn và sáng tác. Ông anh như vậy, còn ông em Hà Đăng cũng "mười phân vẹn mười”, nhưng xem bề "chính luận”, "quản lý” thì có phần "chuyên hơn”.

Trung tá Bùi Văn Dựng - điển hình học tập và làm theo Bác

(HBĐT) - Là người năng động, nhiệt tình, trách nhiệm cao trong công việc, Trung tá Bùi Văn Dựng, Phó đội trưởng đội Cảnh sát điều tra tội phạm về hình sự - kinh tế - ma túy (Công an huyện Cao Phong) được chỉ huy, cấp trên đánh giá cao. Ngoài việc luôn hoàn thành tốt, xuất sắc nhiều nhiệm vụ được giao, Trung tá Bùi Văn Dựng còn là tấm gương sáng trong học tập và làm theo tấm gương Bác Hồ ở lối sống giản dị, khiêm tốn, hòa đồng, được đồng nghiệp tin tưởng, quý mến.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục