(HBĐT) - Sinh ra, lớn lên trong một gia đình nông dân, cha mất sớm, Đinh Đức Cường, xóm Đại Đồng, xã Ngọc Lương (Yên Thủy) sớm có ý thức, quyết tâm vươn lên trong cuộc sống. Với ý chí, nghị lực của bản thân, giờ đây chàng thanh niên 9X đã có việc làm ổn định, kinh tế phát triển, làm giàu trên chính quê hương.


Đinh Đức Cường, xóm Đại Đồng, xã Ngọc Lương (Yên Thủy) thành công với mô hình trồng bưởi Diễn.

Sinh năm 1994, trong gia đình có 3 anh chị em, là con thứ trong nhà, cha mất sớm. Sau khi học xong THPT năm 2011, thời điểm đó phong trào trồng bưởi Diễn trên đất Đại Đồng bắt đầu phát triển, Cường cũng trồng thử nghiệm vườn bưởi Diễn đầu tiên. Khi ấy bưởi chưa cho thu hoạch nên Cường quyết định sang Lào làm ăn để tích lũy vốn. 

Đầu năm 2012, Cường trồng khoảng 240 gốc bưởi. Sau 2 năm đi làm ăn, năm 2016, Cường trở về quê, vườn bưởi bắt đầu cho thu hoạch. Với quyết tâm làm giàu trên quê hương. Cường dồn hết công sức cho việc chăm sóc vườn và mở rộng diện tích. Đinh Đức Cường chia sẻ: "Khi mới làm, do kinh nghiệm chăm sóc cây trồng hạn chế, chưa biết tỉa cây, tạo tán, chế độ chăm sóc cho cây dẫn đến sản lượng bưởi chưa cao". Để khắc phục những khó khăn, Cường không ngừng tìm tòi, học hỏi, đi theo các bác, các chú trong xóm cũng như trong HTX nông nghiệp Đại Đồng, đồng thời lên mạng internet để tìm hiểu kinh nghiệm. 

Người có công cây trồng không phụ, sau những ngày tháng gian nan, vất vả, với ý chí vượt khó vươn lên, giờ đây Đinh Đức Cường đã có 1.000 gốc bưởi Diễn, với diện tích khoảng hơn 2 ha. Trong đó có 0,6 ha bưởi Diễn đạt tiêu chuẩn VietGAP. Hàng năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng đã trừ chi phí. Đồng thời tạo việc làm cho 3 - 4 lao động thời vụ. Thời gian lao động khoảng từ tháng 10 - tháng 1 hàng năm, mức lương từ 200 - 300 nghìn đồng/ngày.

"Trước khi trồng bưởi gia đình tôi cũng như người dân xóm Đại Đồng chủ yếu canh tác bằng cây sắn, mía. Khi chuyển đổi sang cây bưởi hiệu quả kinh tế mang lại cao hơn rất nhiều. Bình quân mỗi năm, gia đình thu nhập từ 300 - 400 triệu đồng” - Đinh Đức Cường chia sẻ thêm. 

Không chỉ chú tâm làm kinh tế, năm 2016, sau khi về quê lập nghiệp, Cường tham gia hoạt động Đoàn của xóm, được bầu làm bí thư chi đoàn. Năm 2017, anh tham gia chính quyền xóm, giữ chức phó xóm Đại Đồng, kiêm công an viên. Trên cương vị nào anh cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được các cấp ghi nhận và khen thưởng, như Chủ tịch UBND huyện Yên Thủy tặng giấy khen đạt thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ làm kinh tế giỏi năm 2020; Chủ tịch UBND xã Ngọc Lương, Ban Thường vụ Huyện Đoàn tặng giấy khen… Đồng chí Lê Xuân Phương, Chủ tịch UBND xã Ngọc Lương cho biết: "Đinh Đức Cường là thanh niên trẻ, có nghị lực, tâm huyết với nghề trồng bưởi. Không chỉ phát triển kinh tế gia đình, Cường luôn tích cực tham gia công tác xã hội, có nhiều đóng góp cho xóm, xã, là tấm gương sáng cho tuổi trẻ trong xã học tập”.

Với những thành quả từ ý chí, nghị lực của bản thân, Đinh Đức Cường - chàng thanh niên 9X năng động, mạnh mẽ xứng đáng là tấm gương sáng cho thanh niên trong và ngoài xã học tập, noi theo.

Xuân Thiên (Trung tâm VH-TT&TT huyện Yên Thủy)

Các tin khác


Trung tá Hoàng Ngọc Tú - cán bộ Công an tiêu biểu làm theo lời Bác

(HBĐT) - Nhiều năm qua, huyện Mai Châu được xem là địa bàn trọng điểm phức tạp về tội phạm ma túy với 60% án trong năm liên quan đến ma túy. Do đó, lực lượng Công an huyện đã tích cực vào cuộc triển khai các phương án nhằm ngăn chặn, đẩy lùi ma túy. Trong đó, người được xem là "khắc tinh” của tội phạm ma túy trên địa bàn, Trung tá Hoàng Ngọc Tú, Đội trưởng Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và ma túy (Công an huyện) đã lập không ít chiến công trong suốt 12 năm đấu tranh với loại tội phạm này.

Vươn lên từ vùng đất khó

(HBĐT) - Vân Sơn là xã vùng cao của huyện Tân Lạc, cuộc sống của người dân còn nhiều khó khăn. Phát huy tinh thần xung kích của thanh niên trong phong trào thanh niên lập thân, lập nghiệp, anh Hà Văn Khánh, Bí thư chi đoàn xóm Chiến từng bước khẳng định quyết tâm vượt khó vươn lên thoát nghèo, làm giàu trên mảnh đất quê hương với mô hình trồng cây quýt Vân Sơn.

Bí thư chi đoàn làm giàu từ nuôi lợn bản địa    

(HBĐT) - Sau nhiều năm bôn ba xứ người để kiếm kế sinh nhai, chàng thanh niên trẻ Đinh Văn Sơn quyết định trở về quê nhà lập nghiệp. Nhờ chịu khó, ham học hỏi, Sơn đã tìm được hướng đi để phát triển kinh tế lâu dài với mô hình chăn nuôi lợn bản địa.

Bùi Quốc Đạt với đam mê chế biến nông sản

 (HBĐT) - Giữa năm 2021, anh Bùi Quốc Đạt (sinh năm 1990), thôn Rị, xã Phú Thành (Lạc Thủy) quyết tâm vượt qua những khó khăn của đại dịch Covid-19 để thành lập HTX dịch vụ thương mại sản xuất nông sản Phú Thành. Từ khi thành lập đến nay, HTX chế biến và tiêu thụ được hơn 200 tấn thành phẩm; chủ yếu là chuối sấy khô và chuối sấy dẻo. HTX tạo việc làm ổn định cho khoảng 11 lao động địa phương với mức thu nhập từ 5 - 6 triệu đồng/người/tháng.

Phạm Văn Toàn - đảng viên mẫu mực làm theo gương Bác Hồ

(HBĐT) - Về xã Hưng Thi (Lạc Thủy), hỏi ai trong xã chắc hẳn đều biết đến anh Phạm Văn Toàn, Phó Bí thư chi bộ, Trưởng thôn Thung Trâm, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX dịch vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp Phạm An. Mang trong mình nhiệt huyết của tuổi trẻ, trách nhiệm với công việc, lại có phẩm chất đạo đức tốt, giỏi giang trong làm kinh tế là những yếu tố hội tụ ở người đảng viên mẫu mực, tiêu biểu trong học tập và làm theo lời Bác của huyện Lạc Thủy.

Gương sáng trong tuyến đầu phòng, chống dịch Covid-19

(HBĐT) - Bác sỹ đa khoa Bùi Thị Thắm công tác tại Khoa Nội nhi - truyền nhiễm (Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Yên Thủy). Thời điểm tháng 6/2021, dịch Covid-19 diễn ra phức tạp, đặc biệt là tâm dịch TP Hồ Chí Minh. Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ, của tỉnh và Sở Y tế, bác sỹ Thắm quyết định đăng ký, xung phong lên đường vào quận 5, TP Hồ Chí Minh làm nhiệm vụ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục