(HBĐT) - Bằng lòng chân thành, nhiệt huyết, yêu thương con trẻ, suốt 17 năm ròng rã, cô giáo Quách Thị Bích Nụ vẫn bền bỉ chèo đò, đưa đón học sinh đến các chi trường xã vùng hồ Đồng Ruộng, huyện vùng cao Đà Bắc. Qua đó thắp lên tình yêu thương, nhân ái cho các em bước vào tương lai.


Cô Quách Thị Bích Nụ, giáo viên trường Mầm non Đồng Ruộng, xã Đồng Ruộng (Đà Bắc) trên chuyến đò đưa học sinh tới trường.

Đồng Ruộng là xã khó khăn bậc nhất của huyện Đà Bắc, địa hình núi cao, chia cắt, các xóm, bản nằm rải rác ở triền đồi ven sông Đà, tỷ lệ hộ nghèo cao, việc vận động học sinh ra lớp, đến trường vất vả, tỷ lệ học sinh chuyên cần còn thấp. Sinh ra và lớn lên ở vùng khó khăn Đồng Ruộng, cô Quách Thị Bích Nụ thấu hiểu nỗi nhọc nhằn, vất vả của người dân và trẻ em. Năm 2005, cô viết đơn xin làm hợp đồng tại chi xóm Nhạp - vùng khó khăn nhất của xã. Trường mầm non Đồng Ruộng có 1 điểm chính và 3 điểm lẻ đặt tại các bản: Hày, Hồm và Nhạp. Chi trường xóm Nhạp hồi ấy cơ sở vật chất chẳng có gì, trường được dựng tạm trên nền đất san, còn gồ ghề sỏi đá, thiếu mọi thứ để phục vụ giảng dạy. Xóm Nhạp có dòng suối Nhạp bình thường hiền hoà trong xanh, nhưng vô cùng trắc trở, hiểm nguy vào mùa mưa lũ. Muốn đến chi xóm Nhạp bắt buộc phải chèo thuyền vượt sông. Khi ấy, giáo viên hợp đồng lương chỉ có 50.000 đồng/tháng. Chứng kiến nỗi nhọc nhằn, vất vả của người dân, thấy nguy hiểm luôn rình rập mỗi khi học sinh qua suối đến trường, cô Nụ đã có ý kiến với các hộ gia đình tình nguyện đưa đón các cháu đến trường để phụ huynh yên tâm. "Bắt đầu từ những mong muốn giản đơn như vậy, lặng lẽ ngày qua ngày, sáng sớm và chiều tối, tôi đã chở những chuyến đò đưa đón học sinh vùng hồ Đồng Ruộng đến trường” - cô Nụ tâm sự.  

Năm 2007, cô Nụ lập gia đình, đây cũng là thời gian khó khăn  khi cô cùng lúc vừa theo học các khóa nâng cao để hoàn thiện chuyên môn, nghiệp vụ vừa lo cuộc sống, vừa đi làm, tranh thủ dạy bù và trông trẻ cả ngày. Sau thời gian dài đưa đón các cháu, chiếc thuyền nhỏ xuống cấp, không đảm bảo an toàn, năm 2011,  khi bàn bạc và được sự ủng hộ của gia đình, cô Nụ bán cặp bò để đóng 1 chiếc thuyền bằng sắt và sử dụng đến nay. Trận mưa lũ kinh hoàng năm 2017 gây trượt sạt, lở đất, san phẳng toàn bộ hạ tầng, cuốn trôi trường học, nhà cửa, tài sản, người dân phải di cư đến nơi ở mới; trường học chưa kịp xây dựng; điểm trường của xóm phải chuyển đến học tạm tại một điểm xa hơn. Vì vậy, 17 cháu lớp mầm non và tiểu học tại chi trường xóm Nhạp phải đi học xa hơn; phụ huynh học sinh không thể đưa đón các cháu hàng ngày, nguy cơ các cháu phải bỏ học giữa chừng. Để giúp trẻ đến trường, cô Nụ tiếp tục huy động và tình nguyện đưa đón các cháu hàng ngày đến hết năm học, cũng là khi điểm trường ở nơi định cư mới được xây dựng xong.

Đến nay, được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, nhà hảo tâm, các cháu độ tuổi mầm non và tiểu học của điểm trường xóm Nhạp đã có lớp học khang trang, ở gần khu tái định cư mới. Các cháu không phải vượt sông đến trường. Nhưng học sinh THCS vẫn hàng ngày phải vượt sông đến trường, đoạn đường từ xóm đến trường mất 30 phút đi thuyền trên sông và 30 phút đi xe gắn máy. Để bảo đảm an toàn cho các cháu, cô Nụ tình nguyện đưa đón học sinh THCS đến trường hàng ngày. Từ năm 2005 đến nay, cô Nụ luôn duy trì công việc đưa đón các cháu đi học hoàn toàn tự nguyện, không yêu cầu gia đình đóng góp bất cứ thứ gì. "Trong suốt 17 năm qua, tôi không thống kê được mình đã đưa đón được bao nhiêu cháu, bao nhiêu chuyến đò, chỉ nhớ năm học ít nhất đưa đón 2 cháu, năm nhiều nhất 17 cháu. Việc đưa đón các cháu luôn diễn ra an toàn, đảm bảo các cháu đến lớp kịp giờ. Hạnh phúc nhất đối với tôi là mỗi ngày, mỗi sáng nhìn thấy những ánh mắt, gương mặt hân hoan, tiếng cười vui tươi tới lớp của các cháu, mong muốn các cháu học được nhiều kiến thức hơn để bước vào tương lai” - cô Nụ chia sẻ.

Trong quá trình công tác, cô Nụ đã cùng tập thể nhà trường nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ nuôi dạy trẻ, xây dựng nhà trường ngày một phát triển. Năm học 2020 - 2021, trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ I. Cô Quách Thị Bích Nụ là một trong những cá nhân tiêu biểu được BTV Tỉnh uỷ đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen là cá nhân xuất sắc trong học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2022.

Lê Chung


Các tin khác


Chi hội trưởng phụ nữ học tập và làm theo Bác Hồ

(HBĐT)- Học tập và làm theo gương Bác Hồ, mỗi ngày, bà Đỗ Thị Nhung, chi hội trưởng chi hội phụ nữ khu 6, thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc) luôn cần mẫn, trách nhiệm trong từng lời nói, việc làm.

Cựu chiến binh Nguyễn Thị Phương - người đưa hai hài cốt liệt sỹ Trạm A69 về quê nhà

(HBĐT) - Ngày 2/7/2022, tròn 50 năm ngày hy sinh của 13 chiến sỹ Trạm Thông tin A69 tại hang Lèn Hà, xã Thanh Hóa, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình), trong đó có binh nhất Bùi Thị Lung (SN 1954), quê xã Kim Lập (Kim Bôi). Đã 50 năm qua đi, nhưng Đại úy Nguyễn Thị Phương, cựu chiến binh, cựu chiến sỹ Trạm Thông tin A73, Trưởng Ban liên lạc Bạn chiến đấu E134 - Binh chủng Thông tin liên lạc tỉnh vẫn không thể quên phút giây nhận tin "sét đánh” từ đầu dây Trạm A69: "A69 bị đánh bom. 13 chiến sỹ đã hy sinh”.

Cựu chiến binh Hà Văn Hỉn làm giàu từ mô hình phát triển kinh tế tổng hợp

(HBĐT) - Trong những năm qua, trên địa bàn xã Bao La (Mai Châu) xuất hiện nhiều tấm gương cựu chiến binh (CCB) làm kinh tế giỏi. Trong đó, CCB Hà Văn Hỉn ở xóm Báo là tấm gương điển hình tiên tiến với mô hình phát triển kinh tế tổng hợp, đem lại hiệu quả cao.

Nguyễn Văn Mạnh - người “thắp lửa” phong trào học sinh nghèo vượt khó ở trường THPT Kim Bôi

(HBĐT) - Sinh ra, lớn lên trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn, cậu học trò Nguyễn Văn Mạnh, học sinh lớp 12A2, trường THPT Kim Bôi (Kim Bôi) sớm rèn cho mình tinh thần tự lập và ý chí quyết tâm cao. Với thành tích 12 năm đạt học sinh giỏi, năm học 2021 - 2022 đạt giải nhất thi học sinh giỏi môn Vật lý cấp tỉnh, em được biết đến là người "thắp lửa” phong trào học sinh nghèo vượt khó ở cả nơi sinh sống và mái trường em học tập.

Thanh niên 9X đam mê nghề “Múa bút”

(HBĐT) - Tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm nghệ thuật T.Ư, chuyên ngành sư phạm mỹ thuật, chị Nguyễn Thị Nông, tổ 11, phường Thịnh Lang (TP Hòa Bình) đã nuôi dưỡng ý tưởng khởi nghiệp từ niềm đam mê, năng khiếu hội họa.

Trung đội trưởng Dân quân cơ động gương mẫu, tận tụy

(HBĐT) - Người chúng tôi nhắc đến là đồng chí Nguyễn Văn Thiên, Trung đội trưởng Dân quân cơ động xã Quang Tiến (TP Hòa Bình). Anh được biết đến là người trách nhiệm, gương mẫu, tận tụy với công việc, luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, đồng đội yêu mến, cấp trên đánh giá cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục