(HBĐT) - Bị tai nạn giao thông, liệt nửa người, anh Lê Huy Tích, phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình) không cam chịu số phận, bền bỉ phấn đấu trở người có ích cho xã hội. Anh là chủ cơ sở sản xuất xe lăn đầu kéo điện dành cho người khuyết tật và người già, truyền cảm hứng cho những người không may mắn trên hành trình tái hòa nhập cộng đồng, sống có ích cho xã hội.



Anh Lê Huy Tích, phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình) làm xe lăn cho người khuyết tật. 

Trung tuần tháng 4, chúng tôi đến thăm cơ sở xe điện người khuyết tật (NTK) Hòa Bình của anh Lê Huy Tích tại ngã ba chợ Vồ, TP Hòa Bình. Anh Tích cho biết, đây là lần thứ 4 cơ sở phải di chuyển, lần đầu tại đường Trương Hán Siêu, đầu cầu Hòa Bình, tiếp đến ở cầu Hòa Bình 3 rồi đến đây, hy vọng sẽ ổn định để sản xuất. Cơ sở thực hiện các công đoạn lắp ráp sản xuất xe điện và các loại xe theo đơn đặt hàng của khách. Anh Tích phụ trách phần điện điều khiển xe. Vẫn như thời gian trước đây, cơ sở làm không hết việc, tuy nhiên chỉ dám nhận những đơn hàng trong khả năng.

Anh Lê Văn Tích sinh năm 1978, là con cả trong một gia đình công chức nghèo ở phường Tân Thịnh, từng làm việc trong cơ quan nhà nước khá ổn định. Năm 2007, anh bị tai nạn trên đường đi công tác dẫn đến chấn thương cột sống, gãy xương quai xanh, trật khớp vai trái, liệt hai chi dưới, hoàn toàn sống phụ thuộc vào xe lăn, nhiều lúc từng muốn buông xuôi.

Sau nhiều lần trăn trở suy nghĩ, anh quyết không đầu hàng số phận, cố gắng nén nỗi đau thể xác tự tìm kiếm công việc bằng nghề sửa chữa điện thoại, rồi nghiên cứu mày mò thiết kế xe lăn gắn vào đầu kéo điện với mong muốn để bản thân có phương tiện di chuyển. Năm 2016, anh Tích họp bàn với gia đình, vay thêm tiền ngân hàng mở cửa hàng sửa chữa, sản xuất xe lăn đầu kéo điện. Nhiều khách hàng đến cơ sở của anh thấy toàn người học việc, chủ cơ sở lại ngồi xe lăn cũng nghi ngờ, ái ngại. Nhưng sau khi nhận sản phẩm, hầu hết ai cũng hài lòng vì giá cả hợp lý lại bảo đảm chất lượng.
Để sản xuất ra sản phẩm xe lăn đầu kéo điện, anh Tích phải lên ý tưởng và chuyển tải đến những người thợ, dù mất nhiều thời gian nhưng mọi cố gắng sẽ có được kết quả tốt. Vì cũng là NKT nên sản phẩm phẩm xe lăn đầu kéo điện của anh Tích có sự tâm huyết và đầu tư, bảo đảm kết cấu vững chắc, độ tiện ích cho người sử dụng. Giữa năm 2016, anh thế chấp vay ngân hàng để đầu tư vào mua bán xe điện và mua sắm phụ tùng. Cửa hàng sửa chữa, bảo dưỡng thay thế phụ tùng và mua bán trao đổi xe điện, gia công chế tạo xe cho người già, NKT hình thành, từng bước khẳng định cho sự thành công bằng việc nhu cầu của người sử dụng dần mở rộng. Cơ sở của anh tạo việc làm cho nhiều người, trong đó có 3 NKT trên địa bàn. Hiện nay, khi chuyển đến cơ sở mới luôn duy trì 3 người làm việc. Năm 2018, anh tham gia cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo tỉnh Hòa Bình lần thứ I với dự án "Xe lăn đầu kéo điện” đoạt giải ba.
Anh Lê Huy Tích là tấm gương về nghị lực vượt lên khó khăn trong cuộc sống, truyền cảm hứng khởi nghiệp cho mọi người nói chung và NKT nói riêng. Anh Tích tâm sự: Mỗi khi thời tiết thay đổi, thân thể đau ê ẩm nhưng phải cố gắng không chỉ vì việc làm, thu nhập mà còn bởi trong lao động đem lại hạnh phúc cho bản thân và là niềm hạnh phúc khi cung cấp được các sản phẩm vừa ý khách hàng là NKT, không may mắn. Anh Lê Huy Tích vinh dự là điển hình học tập và làm theo tấm gương, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh của tỉnh. Năm 2022 được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen về thành tích xuất sắc trong sản xuất, kinh doanh giai đoạn 2019 - 2021. 

Hương Lan

Các tin khác


Cô giáo trẻ với khát vọng ứng dụng chuyển đổi số trong phát triển thể chất

(HBĐT) - Dự án "Trung tâm phát triển thể chất dành cho thanh thiếu niên (TTN) Healthy Teenager với ứng dụng công nghệ số tại huyện Lương Sơn” của Phan Thị Thanh Mai đã xuất sắc giành giải nhất tại Chung kết cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo thanh niên tỉnh lần thứ IV, năm 2022. Đây là ý tưởng mới mẻ, thiết thực; mang lại những trải nghiệm mới cho TTN trong quá trình rèn luyện thể chất.

Cô chủ 9X thành công nhờ kinh doanh nông sản

(HBĐT) - Xóm Dương 1 là nơi có truyền thống nông nghiệp lâu đời của xã Ngọc Lương (Yên Thuỷ). Nắm bắt và tận dụng lợi thế đó, chị Nguyễn Thị Thơ (SN 1992) đã mạnh dạn khởi nghiệp và thành công với nghề kinh doanh nông sản.

Phó trưởng Công an xã được Nhân dân tin yêu

(HBĐT) - Gần 15 năm gắn bó với lực lượng Công an cơ sở, anh Quách Văn Tuân, Phó Trưởng Công an xã bán chuyên trách xã Phú Thành (Lạc Thủy) luôn trăn trở để người dân có cuộc sống bình an, ấm no, hạnh phúc. Trách nhiệm, tâm huyết với công việc, anh nắm chắc tình hình, nắm chắc địa bàn, từ đó tham mưu các giải pháp đảm bảo an ninh, trật tự (ANTT) phù hợp với thực tiễn cơ sở, được cấp ủy, chính quyền và Nhân dân tin yêu, quý mến.

link

(HBĐT) - Nhắc đến xã Chiềng Châu (Mai Châu) nhiều người nghĩ ngay đến bản Lác, địa điểm thu hút du khách đến thăm quan, nghỉ dưỡng. Cùng với tình yêu quê hương và sự chăm chỉ học hỏi, sáng tạo, anh Hà Trọng Quyết đã xây dựng thành công mô hình homestay đem lại hiệu quả kinh tế, phục vụ nhu cầu du lịch, trải nghiệm văn hóa của du khách trong và ngoài nước.

Anh Hà Trọng Quyết khởi nghiệp sáng tạo

(HBĐT) - Nhắc đến xã Chiềng Châu (Mai Châu) nhiều người nghĩ ngay đến bản Lác, địa điểm thu hút du khách đến thăm quan, nghỉ dưỡng. Cùng với tình yêu quê hương và sự chăm chỉ học hỏi, sáng tạo, anh Hà Trọng Quyết đã xây dựng thành công mô hình homestay đem lại hiệu quả kinh tế, phục vụ nhu cầu du lịch, trải nghiệm văn hóa của du khách trong và ngoài nước.

Người nuôi con "khó"

(HBĐT) - Nuôi lươn cho giá trị kinh tế cao, chế biến nhiều món ăn đặc sản nhưng là giống khó nuôi ở miền Bắc. Nhờ sự kiên trì, mày mò học hỏi, anh Bùi Văn Công ở xóm Miền Liên Kết, xã Đoàn Kết (Yên Thủy) đã nuôi thành công. Anh làm giàu cho mình và chuyển giao kỹ thuật cho 19 hộ nuôi lươn ở địa phương và các tỉnh. Năm 2022, anh cùng các hộ nuôi đã xuất ra thị trường hơn 80 tấn lươn thương phẩm. Anh có dự định xây dựng xưởng chế biến lươn đông lạnh, súp lươn và miến lươn ăn liền. Lươn hứa hẹn là con làm giàu cho người nông dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục