(HBĐT) - Gắn bó với nghề giáo gần 30 năm cho đến lúc về nghỉ chế độ, bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh ở tiểu khu 6, thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn) tiếp tục đảm nhiệm công việc xã hội với vai trò Chủ tịch Hội Khuyến học thị trấn từ năm 2017. Về công tác Đảng, bà được tín nhiệm bầu làm Bí thư chi bộ tiểu khu.


"Mẹ đỡ đầu" Nguyễn Thị Hồng Hạnh chăm sóc, kèm cặp việc học hành của các trẻ mồ côi mẹ.

Tại tiểu khu 4, thị trấn Lương Sơn có trường hợp anh Ngô Quang Thuỷ (SN 1984) thuộc diện hộ nghèo. Năm 2021, vợ anh qua đời vì bạo bệnh, anh Thuỷ lại không có việc làm ổn định. Vợ mất để lại cho anh Thuỷ 5 con thơ nheo nhóc, đứa lớn nhất hiện học lớp 9, đứa nhỏ nhất mới đang độ tuổi mầm non.

Hoàn cảnh éo le của gia đình anh Ngô Quang Thuỷ khiến ai biết đều cảm thương, ái ngại. Là người làm công tác khuyến học, bà Hạnh không khỏi nhói lòng. Cuộc sống, rồi việc học tập của lũ trẻ sau này sẽ đi về đâu là câu hỏi bà luôn đau đáu. Bà thầm nghĩ, bằng sức mình chỉ có thể lo được chút ít nhưng để giúp lũ trẻ dài lâu thì cần kêu gọi sự hỗ trợ, đùm bọc của cộng đồng. Đem tâm tư chia sẻ và nhận được sự ủng hộ từ Hội LHPN thị trấn, bà đã trở thành cầu nối chương trình "Mẹ đỡ đầu”, đồng thời đứng ra làm người đỡ đầu của 5 đứa trẻ mồ côi mẹ.

Cáng đáng vai trò "mẹ đỡ đầu”, bà Hạnh mỗi ngày đều cố gắng thu xếp thời gian hợp lý quan tâm cuộc sống và bảo ban việc học hành của 5 đứa trẻ. Anh Ngô Quang Thuỷ xúc động bày tỏ: Trước đây, do gia đình đông miệng ăn, 2 bên nội ngoại đều nghèo buộc vợ chồng tôi phải bươn chải sinh kế, việc học hành của con cái bị bỏ bê, mấy đứa lớn mải chơi. Từ ngày vợ mất, tình cảnh "gà trống nuôi con”, tôi cố gắng xoay sở lúc thì đi phụ xây công trình, lúc làm sắt, mái tôn nhưng công việc bấp bênh, có tháng được 2-3 triệu đồng, có tháng lại chẳng ai thuê. May mắn có "mẹ” Hạnh cùng cấp uỷ, chính quyền, các hội, đoàn thể cùng chăm lo nên các con tôi đều được đến trường, được chăm sóc, dạy bảo nề nếp hơn, học hành đến nơi đến chốn.

Bên cạnh nguồn hỗ trợ từ chương trình "Mẹ đỡ đầu”, bà Hạnh tích cực kêu gọi, vận động bạn bè, các tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm chung tay giúp đỡ các con về vật chất cũng như tinh thần. Qua đó, bạn bè của bà sinh sống ở nước Đức và các học trò cũ đã tặng 3 triệu đồng và 1 tủ lạnh trị giá 5 triệu đồng. Hàng tháng, bà và các thành viên Câu lạc bộ "Kết nối trái tim” của thị trấn góp 500 nghìn đồng giúp các con mua nhu yếu phẩm. Nhóm bạn bên Đức của bà cũng thông tin sắp tới sẽ hỗ trợ cùng chăm lo cho 5 đứa trẻ với mức 1,5 triệu đồng/tháng.

Năm 2022, bà Hạnh được địa phương chọn là một trong những cá nhân điển hình trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Bà khiêm tốn chia sẻ: "Những việc làm của tôi chỉ góp một phần bé nhỏ. Để chăm lo cho 5 đứa trẻ có cuộc sống ổn định lâu dài, hướng đến tương lai tươi sáng, Đảng uỷ, UBND thị trấn Lương Sơn, chi bộ và chi hội phụ nữ tiểu khu 6 đã và đang tiếp tục quan tâm, giúp đỡ các con. Thông qua các bài viết tuyên truyền trên mạng xã hội, kênh báo chí, tôi mong muốn các cá nhân, tổ chức có tấm lòng hảo tâm biết đến và ủng hộ, giúp đỡ 5 đứa trẻ nhiều hơn”. Bà Hạnh còn tích cực trao đổi, đề xuất với trường PTDTNT huyện tạo điều kiện để bé Ngô Ngọc Anh (SN 2008) - con gái đầu của anh Thuỷ có thể được vào môi trường nội trú sau khi chuyển cấp; vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở giúp 5 trẻ có điều kiện về nơi ăn, chốn ở đảm bảo hơn.

Bùi Minh


Các tin khác


link

(HBĐT) - Nhắc đến xã Chiềng Châu (Mai Châu) nhiều người nghĩ ngay đến bản Lác, địa điểm thu hút du khách đến thăm quan, nghỉ dưỡng. Cùng với tình yêu quê hương và sự chăm chỉ học hỏi, sáng tạo, anh Hà Trọng Quyết đã xây dựng thành công mô hình homestay đem lại hiệu quả kinh tế, phục vụ nhu cầu du lịch, trải nghiệm văn hóa của du khách trong và ngoài nước.

Anh Hà Trọng Quyết khởi nghiệp sáng tạo

(HBĐT) - Nhắc đến xã Chiềng Châu (Mai Châu) nhiều người nghĩ ngay đến bản Lác, địa điểm thu hút du khách đến thăm quan, nghỉ dưỡng. Cùng với tình yêu quê hương và sự chăm chỉ học hỏi, sáng tạo, anh Hà Trọng Quyết đã xây dựng thành công mô hình homestay đem lại hiệu quả kinh tế, phục vụ nhu cầu du lịch, trải nghiệm văn hóa của du khách trong và ngoài nước.

Người nuôi con "khó"

(HBĐT) - Nuôi lươn cho giá trị kinh tế cao, chế biến nhiều món ăn đặc sản nhưng là giống khó nuôi ở miền Bắc. Nhờ sự kiên trì, mày mò học hỏi, anh Bùi Văn Công ở xóm Miền Liên Kết, xã Đoàn Kết (Yên Thủy) đã nuôi thành công. Anh làm giàu cho mình và chuyển giao kỹ thuật cho 19 hộ nuôi lươn ở địa phương và các tỉnh. Năm 2022, anh cùng các hộ nuôi đã xuất ra thị trường hơn 80 tấn lươn thương phẩm. Anh có dự định xây dựng xưởng chế biến lươn đông lạnh, súp lươn và miến lươn ăn liền. Lươn hứa hẹn là con làm giàu cho người nông dân.

“Bà giáo” trên đại ngàn

(HBĐT) - Bản Suối Rằm thuộc xã Cun Pheo, huyện Mai Châu nằm trên núi cao, là địa bàn giáp ranh của 3 tỉnh: Thanh Hóa, Hòa Bình, Sơn La. Bản có 24 hộ dân là người Mông di cư tự do ở các tỉnh Thanh Hóa, Hòa Bình, Sơn La, Yên Bái tụ hợp lại. Giao thông khó khăn nên trẻ em không thể đến trường. Nhưng rồi có một "bà giáo” tình nguyện lên đây dạy học để các em biết đến con chữ.

Nguyễn Thị Thương - người "truyền lửa" khởi nghiệp vì cộng đồng

(HBĐT) - Tuy mới thành lập và đi vào hoạt động được hơn 5 năm, nhưng Công ty TNHH thương mại và dịch vụ (TM&DV) phát triển cộng đồng Hòa Bình đã tạo việc làm cho số lượng khá lớn thanh niên, phụ nữ, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp cho người yếu thế.

Thủ lĩnh Đoàn tiêu biểu nhận giải thưởng Lý Tự Trọng

(HBĐT) - Nguyễn Thị Mai Linh, Bí thư Đoàn phường Thái Bình (TP Hòa Bình) là 1 trong 100 cán bộ Đoàn tiêu biểu được nhận giải thưởng Lý Tự Trọng - giải thưởng cao quý của T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trao tặng cán bộ Đoàn tiêu biểu xuất sắc thường niên hàng năm nhân kỷ niệm 92 năm ngày thành lập Đoàn 26/3.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục