Dù đã gần 15 năm dạy chữ Nôm Dao cho bà con vùng lòng hồ Hòa Bình, tuổi cũng đã 80 nhưng ông Bàn Văn Thân, xóm Dướng, xã Vầy Nưa (Đà Bắc) vẫn kiên trì "lên lớp”, góp phần gìn giữ chữ viết, bản sắc văn hóa của đồng bào Dao Tiền.



Dù đã 80 tuổi, ông Bàn Văn Thân, xóm Dướng, xã Vầy Nưa (Đà Bắc) vẫn kiên trì dạy chữ Nôm Dao cho người dân tộc Dao Tiền ở xã.

Từ TP Hòa Bình, vượt con đường quanh co gần 30 km đến xóm Dướng, chúng tôi may mắn được trải nghiệm buổi học chữ của bà con nơi đây. Người đang cặm cụi hướng dẫn học sinh viết chữ Dao là ông Bàn Văn Thân - "thầy giáo U80” của bà con dân tộc Dao địa phương. Nói về nhân duyên với lớp dạy chữ Dao, ông Thân chia sẻ, từ nhỏ, ông đã được bố truyền dạy chữ viết, văn hóa, những tập tục truyền thống của dân tộc Dao Tiền. Khi trưởng thành và công tác ở xã, ông đã thông thạo chữ viết, các làn điệu dân ca, các câu thành ngữ, tục ngữ của dân tộc. Sau khi nghỉ hưu, ông cùng các cao niên trong xóm sưu tầm, biên soạn và phổ biến các cuốn sách dạy chữ viết Nôm Dao, sách về tập tục của người Dao Tiền để truyền dạy cho thế hệ con cháu.

Xóm Dướng, xã Vầy Nưa có 79 hộ với 333 nhân khẩu, 100% là người dân tộc Dao Tiền. Tuy nhiên, số người biết đọc, viết chữ Nôm Dao rất ít, nhất là thế hệ trẻ. Nhận thấy điều đó, từ năm 2009, ông Thân đã nhờ sự trợ giúp của những thành viên mạng lưới bảo tồn tri thức bản địa dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh, lập tờ trình đề nghị UBND xã Vầy Nưa cho dạy phổ biến chữ Nôm Dao cho cán bộ và người dân địa phương. Từ đó đến nay, vào thứ Bảy hàng tuần, ông Thân lại vượt quãng đường dài đến các điểm lớp dạy chữ Nôm Dao ở các xóm: Dướng, Lau Bai (xã Vầy Nưa); xóm Ngù (xã Hiền Lương) để "gieo chữ” cho bà con người Dao. Phương tiện gắn bó với ông bao năm vẫn là chiếc xe máy cũ. Mỗi lớp học có từ 25 - 30 học viên, ai cũng tích cực đến lớp và chăm chỉ học chữ. Dự kiến học khoảng 1-2 năm sẽ biết đọc, biết viết.

Trong bộ sách dạy chữ Nôm Dao, mỗi cuốn sách lại chứa đựng những câu chuyện về ý nghĩa lịch sử, văn hóa của người Dao Tiền từ thuở du canh, du cư đi tìm vùng đất tốt để sinh sống. Những con chữ Nôm Dao như sợi dây gắn kết cộng đồng, tình làng nghĩa xóm, kết nối tâm linh của người Dao. Anh Đặng Văn Bình, lớp trưởng lớp học chữ Nôm Dao ở xóm Dướng chia sẻ: Tôi tham gia lớp học chữ Nôm Dao của thầy Thân từ năm 2015, lớp có 30 người ở độ tuổi từ 15 - 50. Ban đầu học chữ còn khá nhiều bỡ ngỡ, nhưng nhờ sự tận tâm của thầy Thân mà mọi người trong lớp cơ bản đã "đọc thông, viết thạo” chữ Nôm Dao. Hiện dù lớp học chỉ còn 28 người nhưng mọi người đều cố gắng tiếp tục theo học để truyền lại kiến thức cho con cháu sau này.

Không chỉ mang giá trị văn hóa, chữ Nôm Dao còn giáo dục con người về đạo đức, nhân nghĩa, sự hướng thiện, cách đối nhân xử thế, cách làm ăn và sự đoàn kết... Đến nay, hầu hết bà con người Dao Tiền ở Vầy Nưa đều am hiểu về ngôn ngữ, chữ viết, tập tục dân tộc mình. Họ đã có thể truyền dạy lại các tri thức văn hóa của người Dao cho con cháu và những người xung quanh. Đồng chí Xa Văn Si, Chủ tịch UBND xã Vầy Nưa cho biết: Xã có hơn 50% dân số là người Dao Tiền, tập trung chủ yếu ở các xóm: Dướng, Thín, Mó Nẻ, Lau Bai. Kể từ khi có lớp dạy chữ Nôm Dao của thầy Thân, số người biết chữ dân tộc mình tăng qua từng năm. Việc mở lớp dạy chữ Dao đã giúp ngôn ngữ, chữ viết, văn hóa của dân tộc được phổ biến rộng rãi. Qua đó góp phần giữ gìn, bảo tồn nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc. Thời gian tới, xã tiếp tục tạo điều kiện hỗ trợ thầy Thân và các lớp học của thầy được mở rộng, phát triển.

T.H


Các tin khác


Thầy giáo Trường THPT Chuyên Hoàng Văn Thụ vinh dự nhận Giải thưởng Công chúa Thái Lan 

Theo Sở GD&ĐT tỉnh, thầy giáo Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Hoàng Văn Thụ, tỉnh Hoà Bình tháng 10 vừa qua đã vinh dự được nhận giải thưởng của Công chúa Thái Lan năm 2023.

Đề xuất tặng Huân chương Dũng cảm cho nhân viên bảo vệ tử vong khi bắt cướp

Theo Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Lê Trung Chinh, chính quyền thành phố đang đề xuất Trung ương xét tặng Huân chương Dũng cảm cho nhân viên bảo vệ Trần Minh Thành. Ông Thành đã dũng cảm tham gia bắt cướp, bị đối tượng đâm tử vong trong vụ cướp ngân hàng xảy ra chiều 22/11 tại Phòng giao dịch Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, trên đường Ngũ Hành Sơn (quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng).

Bình yên tuổi xế chiều

Bước sang tuổi thất thập cổ lai hy, ông Nguyễn Văn Châu (SN 1954) ở xóm Trúc Sơn, xã Toàn Sơn (Đà Bắc) có cuộc sống yên vui với nguồn thu nhập ổn định.

Trưởng Ban công tác mặt trận nhiệt tình với công việc

Luôn nhiệt tình, tâm huyết trong công việc; gần gũi, khéo léo trong công tác vận động quần chúng; gương mẫu trong các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước ở địa phương; quan tâm chăm lo, giúp đỡ đời sống người nghèo là những đức tính nổi bật của ông Hà Văn Inh, Trưởng Ban công tác mặt trận xóm Nà Mo, xã Nà Phòn (Mai Châu).

Người dân thôn Đồng Sẽ: Tiên phong hiến đất xây dựng nông thôn mới

Đến thôn Đồng Sẽ, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) ai cũng biết gia đình các ông: Bùi Văn Nhị, Hoàng Hải Hợi là những điển hình tiêu biểu trong hiến đất làm đường xây dựng nông thôn mới (NTM). Con đường thôn Đồng Sẽ được mở rộng, thảm bê tông sạch đẹp tạo nên bức tranh nông thôn khởi sắc, thuận lợi trong giao lưu hàng hóa, phát triển KT-XH trên địa bàn.

Chiến sỹ công an trẻ mưu trí, dũng cảm

(HBĐT) - Nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc, đầu năm 2023, Trần Đức Mạnh xung phong thực hiện nghĩa vụ trong Công an nhân dân. Trong môi trường quân ngũ nhiều áp lực, trách nhiệm nặng nề, binh nhất Trần Đức Mạnh luôn thể hiện sự cầu thị, tu dưỡng, rèn luyện, tích cực nghiên cứu, học hỏi đồng đội, bước đầu có những đóng góp quan trọng vào công việc chung của đơn vị. Đặc biệt, trong cuộc chiến chống "giặc lửa” mới đây, anh không quản ngại nguy hiểm, dũng cảm lao vào đám cháy giải cứu người dân bị mắc kẹt, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng Nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục