Mô hình trồng Su su lấy ngọn ở xã Ba Khan huyện Mai Châu của ông Hòa đã đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Mô hình trồng Su su lấy ngọn ở xã Ba Khan huyện Mai Châu của ông Hòa đã đem lại hiệu quả kinh tế cao.

(HBĐT) - Bao đời nay, người dân ở hai huyện vùng cao Mai Châu và Đà Bắc bỏ hoang những cây chè cổ thụ. Với họ, đây chỉ là cây rừng và hái về để uống. Thế nhưng, sau 5 năm được Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh giống cây trồng Phương Huyền đầu tư, cây chè ở 2 huyện này đã trở thành hàng hóa và từng bước khẳng định thương hiệu trên thị trường.

 

Người có công đưa những cây chè ở vùng cao huyện Mai Châu và Đà Bắc thành hàng hóa là ông Đỗ Mạnh Hòa, Giám đốc Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh giống cây trồng Phương Huyền.

 

Năm 1986 sau khi rời quân ngũ trở về ông Hòa cùng vợ sản xuất các loại cây giống tại gia đình. Cơ sở của ông chuyên cung cấp các giống cây chè, cam, đỗ trọng, mận hậu… cho Ban ĐC-ĐC trồng ở vùng cao của tỉnh. Năm 1999, Ban ĐC-ĐC triển khai dự án khôi phục vùng chè Shan tuyết cổ thụ và trồng mới. Dự án đã triển khai trồng chè nguyên liệu ở xã Pà Cò huyện Mai Châu và xã Yên Hòa huyện Đà Bắc. Nguồn giống cây đều do cơ sở của ông Hòa cung cấp. Bằng nguồn vốn của dự án Ban ĐC-ĐC đã xây dựng một xưởng chế biến chè tại xã Yên Hòa, huyện Đà Bắc. Sau 5 năm triển khai, do dân trí thấp việc đầu tư không hiệu quả. Người dân không chăm sóc được chè, chất lượng chế biến kém không bán ra được thị trường. Người dân bỏ mặc cây chè không đầu tư chăm sóc.

 

Nhận thấy vùng cao là vùng có tiềm năng với chất đất tốt, khí hậu trong lành, con người hiền hòa, bỏ vùng nguyên liệu có cây chè cổ thụ hàng trăm năm thì thật lãng phí. Nhiều người khuyên ông không nên đầu tư vì sẽ mạo hiểm. Nhưng với quyết tâm cao, ông Hòa xin phép UBND tỉnh lập dự án “đầu tư trồng chè Shan tuyết chè nhập nội tập chung quy mô công nghiệp và chế biến chè chất lượng cao”. Sau khi được phê duyệt, ông bỏ vốn đầu tư cho bà con vay để chăm sóc chè ở Pà Cò. Để vận động được bà con trồng chè ông phải lặn lội đến từng hộ cho vay vốn rồi thu mua chè tươi ngay tại địa phương. Vừa chăm sóc, vừa thu hoạch, bà con thấy nguồn thu nên dần nhận thức được hiệu quả kinh tế của cây chè. Sau bao năm cây chè bị bỏ hoang, nay được phát dọn cỏ, bón phân dần dần phục hồi. Ngoài chăm sóc diện tích chè cũ ông đầu tư cho bà con tiếp tục trồng mới với mật độ 12 nghìn cây/ha (trước đây chỉ trồng 6.000 cây/ha hiệu quả kinh tế không cao). Vừa đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu ông xây dựng thương hiệu chè Shan tuyết cổ thụ Pà Cò - Mai Châu.

 

Sau một năm triển khai ở huyện Mai Châu thấy bước đầu có hiệu quả, Ban ĐC-ĐC tiếp tục phối hợp với ông Hòa khảo sát xây dựng vùng chè nguyên liệu và xưởng chế biến tại 4 xã Trung Thành, Đoàn Kết, Yên Hòa và Đồng Ruộng của huyện Đà Bắc. Ban giao lại xưởng chế biến chè tại xã Yên Hòa huyện Đà Bắc cho công ty. Khi được giao lại vùng nguyên liệu và xưởng chế biến chỉ còn lại đống hoang tàn. Vùng nguyên liệu bao năm bị bỏ quên. Ông Hòa tiếp tục cho các hộ vay tiền, phân bón để chăm sóc và trồng mới cây chè. Những hộ khó khăn ông cho vay gạo để họ trồng chè. Để nhân rộng vùng nguyên liệu ông phải ăn ở cùng bà con vùng cao hàng tháng để nguồn vốn của mình đầu tư đúng hướng có hiệu quả. Ông vận động các hộ đầu tư theo hướng sản xuất hàng hóa.

 

Sau 5 năm, vùng nguyên liệu của ông đã có trên 500 ha ở Mai Châu, Đà Bắc và Tân Lạc. Ông Hòa tâm sự: Điều đáng mừng là trong những năm qua, Đảng ủy các cấp nhận thấy cây chè là cây xóa đói, giảm nghèo đối với vùng cao. Năm 2008, 2009, Đảng ủy xã Pà Cò của huyện Mai Châu, xã Ngổ Luông của huyện Tân Lạc ra Nghị Quyết chuyên đề về phát triển trồng cây chè, xã Trung Thành của huyện Đà Bắc xác định cây chè là cây chiến lược xóa đói giảm nghèo.

 

Hiện tại, Công ty đã xây dựng được 3 xưởng chế biến chè ở ngay tại vùng nguyên liệu tạo việc làm ổn định cho 20 công nhân địa phương. Thương hiệu chè Pà Cò và Núi Biều của Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh giống cây trồng Phương Huyền đã được Cục Sở hữu trí tuệ bảo bộ. Năm 2008, ông xây dựng các mô hình trồng Su su lấy ngọn tại các xã Nam Sơn, Bắc Sơn và Ngổ Luông của huyện Tân Lạc. Những mô hình này được nhân rộng và trở thành cây xóa đói giảm nghèo ở địa phương. 

 

Với những đóng góp cho nhân dân các xã vùng cao của tỉnh, ngày 14/8/2010 vừa qua, công ty Phương Huyền đã được nhận được giải thưởng vì sự phát triển cộng đồng các dân tộc thiểu số Việt Nam do Ủy Ban Dân tộc trao tặng.

 

 

                                                                                             Việt Lâm    

 

Các tin khác

Theo quan hướng dẫn của Chi cục BVTV, nông dân xã Yên Nghiệp (huyện Lạc Sơn) đã chủ động sản xuất giống lúa để sản xuất
CCB Vũ Xuân Hoằng, tiểu khu 3 thị trấn Chi Nê, huyện Lạc Thủy ngoài sản xuất kinh doanh giỏi, còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội.
CBCS Phòng PA61 - Công an tỉnh họp bàn triển khai nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị cho Đại hội Đảng bộ tỉnh.
Chăm lo cho sự phát triển của trẻ là mong ước lớn của tôi trong nghề sư phạm – cô giáo Quản Mai Thanh tâm sự.

“Giúp cho Đảng trong sạch, đồng chí mình tiến bộ là hạnh phúc”

(HBĐT) - Chị Bùi Thị Xiềm, UV BTV, Chủ nhiệm UBKT Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh, là người có nhiều tâm huyết, trách nhiệm trước công việc, chân thành và tình cảm.

Nữ cán bộ thuế hết lòng vì công việc

(HBĐT) - Nhanh nhẹn và cởi mở là những cảm nhận đầu tiên của tôi về chị Lê Thị Hoà, Đội trưởng Đội kiểm tra thuế, Chi cục thuế huyện Kim Bôi.

Ban Tổ chức Huyện ủy Mai Châu: 2 năm liền là Đơn vị xuất sắc dẫn đầu phong trào thi đua của tỉnh 

(HBĐT) - Năm 2010 chưa kết thúc, nhưng đội ngũ cán bộ Ban Tổ chức Huyện ủy Mai Châu có thể hài lòng về những phần công việc đã hoàn thành vừa qua.

“Cô tiên” ở bản Lác

(HBĐT) - Đó là một cách gọi thân thiện mà những du khách trong và ngoài nước đã dành cho chị khi đến thăm mái ấm Thuận Hòa do chị làm chủ ở Bản Lác xã Chiềng Châu (Mai Châu). Chị là Vì Thị Thuận - người phụ nữ Thái đã tự nguyện chia sẻ một phần khó khăn cho những mảnh đời bất hạnh bằng cách nuôi dạy, truyền nghề và tạo việc làm cho các em nhỏ tật nguyền tại các xã vùng cao của huyện Mai Châu

Sở Nội vụ: Phát huy sáng kiến, cải tiến phương pháp làm việc khoa học

HBĐT) - Xác định phong trào thi đua yêu nước là động lực quan trọng thúc đẩy CB, CC, VC học tập nâng cao trình độ LLCT, chuyên môn nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ, kiến thức QLNN, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, Sở Nội vụ đã tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua do tỉnh và các Bộ, ngành T.Ư phát động.

Ngành hậu cần LLVT tỉnh thi đua làm theo lời Bác Hồ dạy

(HBĐT) - Trong những năm qua, phong trào thi đua “Ngành Hậu cần LLVT tỉnh thi đua làm theo lời Bác Hồ dạy” đã được các đơn vị trong ngành Hậu cần LLVT tỉnh thực hiện hiệu quả, góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ QP-QS địa phương của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục