Chị Bùi Thị Lý, xóm Rộc, xã Nật Sơn (Kim Bôi) phát triển mô hình nuôi lợn thịt mang lại hiệu quả kinh tế cao.
(HBĐT) - Về xóm Rộc, xã Nật Sơn (Kim Bôi) ai cũng biết gia đình chị Bùi Thị Lý, hội viên chi hội phụ nữ xóm Rộc mạnh dạn áp dụng KH -KT vào sản xuất vươn lên làm giàu chính đáng.
Xuất thân từ gia đình thuần nông, chị Lý xác định, để ổn định cuộc sống cần dựa vào thế mạnh là sản xuất nông nghiệp. Sau nhiều lần được tập huấn, giới thiệu những mô hình phát triển kinh tế hay, chị Lý nhận thấy mô hình chăn nuôi lợn tuy vất vả nhưng có thể phát triển bền vững và phù hợp với điều kiện gia đình. Năm 2010, chị vay 20 triệu đồng từ ngân hàng CSXH huyện, đầu tư mua 20 con lợn giống về nuôi. Năm đầu tiên, trừ các khoản chi phí, gia đình chị đã thu lãi gần 20 triệu đồng. Thấy chăn nuôi lợn hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế của gia đình, chị đầu tư mở rộng thêm diện tích chuồng trại, đồng thời nuôi tăng số lượng đàn lợn. Hiện nay, mỗi năm gia đình chị nuôi 3 lứa, mỗi lứa từ 100 - 120 con lợn thịt. Ngoài ra, chị còn nuôi thêm 8 con lợn nái nhằm chủ động về giống và cung cấp giống các hộ xung quanh. Nhờ chịu khó và chủ động tìm hiểu thông tin về phòng, chống dịch bệnh, đến nay, trung bình mỗi năm gia đình chị Lý xuất trên 20 tấn lợn hơi. Trừ chi phí, mỗi năm, gia đình chị thu lợi trên 100 triệu đồng.
Cùng với chăn nuôi lợn, chị Lý mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Từ mảnh vườn trước đây chỉ trồng cây tạp, không mang lại giá trị kinh tế, chị cùng chồng nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm cải tạo toàn bộ khu vườn để trồng thanh long ruột đỏ và đu đủ. Đây là hai giống cây mới mà ở xã rất ít hộ đầu tư trồng, vì vậy, chị học tập kinh nghiệm ở huyện Kỳ Sơn và mua giống trồng thử nghiệm. Không nản trí với những khó khăn ban đầu, chị tích cực áp dụng KH -KT đã học được trong quá trình đi tập huấn kiến thức, trao đổi kinh nghiệm vào sản xuất. Sau vụ đầu tiên thử nghiệm đạt kết quả tốt, đến nay, gia đình chị phát triển lên hơn 100 gốc thanh long và đu đủ dưới chân các gốc thanh long, chị tận dụng trồng gừng tươi nhằm tăng thêm thu nhập.
Kinh tế ổn định, chị có điều kiện chăm lo cho các con và ổn định cuộc sống. Từ một hộ nghèo trước đây, gia đình chị đã vươn lên trở thành một trong những hộ tiêu biểu trong phát triển kinh tế, xóa đói - giảm nghèo ở xã. Không chỉ làm kinh tế giỏi, nuôi dạy các con tốt, chị còn tích cực tham gia các phong trào thi đua do Hội Phụ nữ phát động. Tích cực vận động và cùng tham gia xây dựng NTM, thực hiện tốt phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở KDC và xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc.
Phương Linh
(HBĐT) - Ngày 18/7 vừa qua, trong dịp kỷ niệm 67 năm ngày TB-LS 27/7, tại Hội An (Quảng Nam), 184 đại biểu khắp mọi miền đã có mặt tam dự Hội nghị người có công tiêu biểu toàn quốc năm 2014. Tỉnh ta có 2 đại biểu là anh Bùi Văn Nhung, thương binh hạng ¼ ở xóm Trớ, (xã Quy Hậu - Tân Lạc) và ông Nguyễn Như Khoa (Nạn nhân chất độc da cam/Dioxin, thị trấn Hàng Trạm, Yên Thuỷ). Đây là những CCB, những thương binh luôn làm theo lời Bác Hồ “Thương binh tàn nhưng không phế”, “Không có việc gì khó/ Chỉ sợ lòng không bền…”.
(HBĐT) - Tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế nông nghiệp, anh Nguyễn Văn Phúc về công tác tại Công ty Rau quả huyện Cao Phong. Năm 2005, anh chuyển công tác và được phân công giữ chức Phó Chủ tịch MTTQ huyện Cao Phong. Thời điểm này, thường xuyên được tiếp xúc với người dân, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của họ, anh nhận ra rằng, thực tế Cao Phong đã tìm được thế mạnh trong phát triển kinh tế nông nghiệp đó là cây cam, mía. Đất đã có, tuy nhiên, thứ mà người nông dân thiếu đó chính là vốn đầu tư và KH-KT để có thể sản xuất ra những mặt hàng có chất lượng cao, có giá trị trên thị trường.
(HBĐT) - Đó là cách gọi trìu mến của không ít bạn trẻ trên địa bàn thành phố dành cho thủ lĩnh thanh niên Hoàng Châu Khôi, Bí thư Thành đoàn Hòa Bình.
(HBĐT) - Hơn 10 năm công tác tại Công ty Thủy điện Hòa Bình, anh Nguyễn Đức Trang công nhân Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật (Công ty Thủy điện Hòa Bình) với tinh thần của tuổi trẻ đầy nhiệt huyết, luôn nỗ lực, sáng tạo trong hoạt động chuyên môn, hoàn thành mọi nhiệm vụ mà đơn vị, Công ty giao. Nhiều năm liền, anh cùng các đồng nghiệp có nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật xây dựng các hoạt động ứng dụng thiết thực trong sản xuất của Công ty. Năm 2013, anh được T.Ư Đoàn tặng bằng khen và năm 2014 tiếp tục nhận bằng khen “Người thợ trẻ giỏi” toàn quốc năm 2014.
(HBĐT) - Vừa thấy cô Phan Thị Nhật Lệ, cán bộ TTHTCĐ phường Thái Bình (thành phố Hoà Bình) ở đầu dốc, chuẩn bị rẽ vào ngõ, ông Phùng Dũng Hoà (trên 75 tuổi), ở tổ 13, xóm Khuôi đã vồn vã, thăm hỏi như người thân lâu ngày trở về: “Lên à, khoẻ cả chứ”. Hôm nay, vợ chồng con trai đi làm sả trên đồi, chỉ có ông, bà và cô cháu gái Phùng Thị Thiết ở nhà. Thấy cô giáo lên chơi, cô học sinh người Dao này có vẻ vẫn ngập ngừng, dù muốn sà đến bên cô như hôm nào…
(HBĐT) - Ở thị trấn Mường Khến (Tân Lạc), nhắc đến ông Nguyễn Tri Phức, NCT, hội viên CCB tiêu biểu trong phát triển kinh tế, xóa đói - giảm nghèo có lẽ ai cũng biết. Bởi không chỉ nêu gương sáng trong lao động sản xuất, ông còn là một hội viên NCT tiên phong xây dựng thương hiệu “rau sạch” cung cấp ra thị trường được nhiều thương lái tin tưởng, góp phần tạo việc làm cho hàng chục lao động.